/


LUẬT THỂ DỤC THỂ THAO



/

/







 LUẬT CỜ VUA FIDE
Luật Cờ Vua FIDE áp dụng cho mọi cuộc đấu trên bàn cờ.
Văn bản bằng tiếng Anh là văn bản gốc của Luật Cờ Vua, được thông qua tại Hội nghị FIDE lần thứ 71 tại Itanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 11 năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.
MỞ ĐẦU
Luật cờ Vua không bao quát tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình ván cờ. Nếu có một tình huống xảy ra, nhưng không được điều nào trong Luật quy định rõ ràng, thì có thể nghiên cứu những tình huống tương tự được đề cập trong Luật để tìm ra một giải pháp thoả đáng. Luật Cờ Vua được xây dựng trên quan điểm cho rằng các trọng tài đều có đủ trình độ cần thiết, khả năng xét đoán lành mạnh và tinh thần khách quan tuyệt đối. Một luật lệ quá chi tiết sẽ tước mất quyền xét đoán của trọng tài, làm hạn chế sự sáng tạo của trọng tài trong khi tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý, công bằng và sát với thực tế. FIDE mong rằng tất cả các kỳ thủ và các Liên đoàn thừa nhận quan điểm này.
Mỗi Liên đoàn thành viên được áp dụng những điều luật chi tiết hơn với những điều kiện sau đây:
(a) Luật riêng của từng Liên đoàn không được có điều nào trái với Luật chính thức của FIDE.
(b) Luật riêng của Liên đoàn chỉ áp dụng trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý Liên đoàn.
(c) Luật riêng của Liên đoàn không có giá trị cho bất kỳ trận đấu nào của FIDE; giải vô địch thế giới, đấu để phong cấp hoặc đấu để giành một danh hiệu hoặc đấu để tính hệ số (Râytinh).
LUẬT CHƠI
Điều 1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ
1.1. Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên nhau di chuyển các quân cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là “bàn cờ”. Đấu thủ cầm quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu thủ được quyền “có lượt đi”, khi đấu thủ kia đã thực hiện xong nước đi của mình.
1.2. Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao cho đối phương không có nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt ở nước đi tiếp theo. Đấu thủ đạt được điều đó được gọi là đã “chiếu hết” Vua đối phương và thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván cờ.
1.3. Nếu xuất hiện thế cờ mà không một đấu thủ nào có thể chiếu hết được thì ván cờ kết thúc hoà.
Điều 2. VỊ TRÍ BAN ĐẦU CỦA CÁC QUÂN TRÊN BÀN CỜ
2.1. Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng màu (các ô trắng) và các ô sẫm màu (các ô đen). Bàn cờ được đặt giữa đấu thủ sao cho ô góc bên phải của đấu thủ có màu trắng.
2.2. Khi bắt đầu ván cờ, một đấu thủ có 16 quân màu sáng (các quân trắng), đấu thủ kia có 16 quân màu sẫm (các quân đen): Các quân cờ đó thường được ký hiệu bằng những biểu tượng như sau:
 Bêntrắng:
 
 
 
 
 
 
Một Vua trắng
Một Hoàng Hậu trắng (gọi tắt là Hậu)
Hai Xe trắng,
Hai Tượng trắng,
Hai Mã trắng,
Tám Tốt trắng,
Bên đen:
 
 
 
 
 
 
Một Vua đen,
Một Hoàng Hậu đen,
Hai Xe đen,
Hai Tượng đen,
Hai Mã đen,
Tám Tốt đen,
Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ như sau:
 
 
 
 
 
 
Tám dãy ô theo chiều dọc bàn cờ được gọi là “các cột dọc”. Tám dãy ô theo chiều ngang bàn cờ được gọi là “các hàng ngang”. Đường nối các ô cùng màu đính vào nhau ở góc được gọi là “đường chéo”.
Điều 3: NƯỚC ĐI CỦA CÁC QUÂN
3.1. Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng. Nếu một quân đi tới một ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân của đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và tính là một phần của nước đi đó. Một quân được cho là đang tấn công một quân của đối phương n?u quân đó có thể thực hiện bước bắt quân tại ô cờ nêu trên theo các điều 3.2 đến 3.8.
3.2. Quân Tượng có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng đường chéo mà nó đang đứng
nguon VI OLET