Chương I
SÂN BÃI DỤNG CỤ THI ĐẤU

Điều 1. SÂN BÃI

1.1. Sân thi đấu đơn


1.2. Sân thi đấu đôi


1.3. Sân thi đấu 3 người


 

1.4. Sân thi đấu hỗn hợp


 

Điều 2: CÁC ĐƯỜNG GIỚI HẠN


2.1. Các đường giới hạn sân:

- Đường biên dọc dài 13,40 mét
- Đường biên ngang:
Sân đơn: 5,18 mét
Sân đôi và sân 3 người: 6,10 mét

2.2. Đường phân đôi sân:

Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành hai phần bằng nhau.

2.3. Đường giới hạn phát cầu hợp lệ: Là đường cách 1,98 mét song song với đường phân đôi sân (mỗi bên sân có một đường) hợp với các đường biên và đường dọc giữa sân tạo thành khu vực phát cầu.

2.4. Đường dọc giữa sân: Được kẻ từ đường giới hạn phát cầu đến đường biên ngang, song song với đường biên dọc, chia đều mỗi bên thành hai khu vực: Bên phải là số 1, bên trái là số 2.

2.5.1. Đường giới hạn quy định khu vực đứng phát cầu trong thi đấu 3 người là các đường kéo dài 0,2 mét về phía sau theo đường biên dọc (có đứt quãng 0,04 mét với đường biên ngang) 2.5.2. Đường giới hạn quy định khu vực đứng phát cầu trong thi đấu đơn và đôi là các đường kéo dài 0,2 mét về phía sau và theo đường biên dọc và đường dọc giữa sân (có đứt quãng 0,04 mét với đường biên ngang)

2.6. Những đường giới hạn có màu trắng, vàng hoặc các màu khác phân biệt với nền sân, rộng 0,04 mét và nằm trong phạm vi của sân.

2.7. Thi đấu 3 người chỉ áp dụng các điều 2.1; 2.2; 2.5.1; 2.6.

Điều 3: NƠI TỔ CHỨC THI ĐẤU

3.1. Nhà tổ chức thi đấu đá cầu phải có độ cao tối thiểu là 7 mét (tính từ mặt sân đến trần nhà). Sàn nhà phải bằng phẳng, khô ráo, không có vật cản trong phạm vi của sân (nếu có vật cản thì phải cách đường biên tối thiểu 2 mét)

3.2. Nếu tổ chức thi đấu trên nhiều sân thì giữa các sân phải cách nhau tối thiểu 2 mét (so với đường biên ngang và đường biên dọc).

3.3. Mặt nền xung quanh sân thi đấu (cách mỗi đường biên là 2 mét) phải bằng phẳng như mặt sân thi đấu.

3.4. Độ sáng tối thiểu là 200 Lux. Ánh sáng khuếch tán đều, không gây chói mắt.

3.5. Nơi thi đấu phải lặng gió, không bị gió tạt, gió lùa làm sai lệch đường bay của quả cầu.


Điều 4: LƯỚI VÀ CỘT CĂNG LƯỚI

4.1. Lưới:

- Lưới đá cầu không quy định màu sắc, dài 7 mét, rộng 0,75 mét. Các mắt lưới có diện tích là 1,9 cm x 1,9 cm. Mép trên của lưới có viền vải rộng từ 4 cm đến 5cm. Bên trong lớp vải luồn dây có đường kính từ 4mm - 5mm để buộc lưới vào hai cột.

- Chiều cao của lưới (tính từ mặt sân đến mép trên của lưới):

+ Giải vô địch và giải trẻ áp dụng mức lưới: Cao 1,60 mét cho vận động viên nam Cao 1.50 mét cho vận động viên nữ và đá đôi nam, nữ.

+ Giải thiếu niên áp dụng chung mức lưới : 1,40 mét.

- Độ cao của lưới tính từ mặt sân đến mép trên giữa lưới không được võng quá 2cm.

4.2. Cột căng lưới:

- Cột để căng lưới bằng gỗ hoặc kim loại có chiều cao tính từ mặt sân là 1,70 mét.

- Cột có thể dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0,50 mét.

Điều 5: QUẢ CẦU THI ĐẤU

Theo mẫu do Uỷ ban Thể dục thể thao xác định.

Điều 6: GHẾ TRỌNG TÀI

6.1. Ghế trọng tài chính: Có bề mặt 40cm x 60cm, cao 1,30 mét đặt cách cột lưới 0,5 mét về phía bên ngoài.

6.2. Ghế trọng tài phụ: Có bề mặt 20cm x 30cm, cao 0,5 mét, đặt cách các góc của đường giới hạn tối thiểu là 1 mét.

Điều 7: BẢNG BÁO ĐIỂM

Bảng báo điểm có màu sắc phân biệt cho hai bên sân, kích thước tối thiểu 20cm x 15cm chữ số có chiều cao 12cm, nét đậm 1cm. Bảng báo điểm có hai mặt đều in số, đặt ở bên ngoài sân, đối diện với ghế trọng tài chính, cách đường biên dọc tối thiểu là 0,5 mét.

Điều 8: THƯỚC ĐO LƯỚI

Làm bằng kim loại cứng hoặc bằng gỗ, có chiều cao tối thiểu là 1,80 mét. Từ độ cao 1 mét trở lên, thước được chia theo các vạch cách nhau 1cm.


CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT THI ĐẤU

Điều 9: NỘI DUNG THI ĐẤU

Thi đấu cá nhân được tổ chức theo các nội dung sau: Đơn nam Đơn nữ Đôi nam Đôi nữ Đôi nam nữ Thi đấu 3 vận động viên

Điều 10: TÍNH CHẤT THI ĐẤU

Thi đấu cá nhân và thi đấu đồng đội.

CHƯƠNG III
VẬN ĐỘNG VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN

Điều 11: NHÓM TUỔI

11.1. Vận động viên tham gia thi đấu được chia theo các nhóm tuổi sau: - Thiếu niên từ 15 tuổi trở xuống - Thanh niên từ 16 tuổi trở lên

11.2. Những vận động viên ở lứa tuổi dưới có thể thi đấu ở lứa tuổi trên, nhưng phải được sự đồng ý của bác sỹ và huấn luyện viên. Vận động viên ở lứa tuổi trên không được thi đấu ở lứa tuổi dưới.

Điều 12: CẤP BẬC VẬN ĐỘNG VIÊN

Những vận động viên tham gia thi đấu đá cầu tại các giải có quy mô toàn quốc được phong cấp bậc vận động viên theo quy định của điều lệ hàng năm.

Điều 13: TRANG PHỤC THI ĐẤU

13.1. Vận động viên tham gia thi đấu phải đi giầy, mặc quần ngắn, áo bỏ trong quần.

13.2. Trong thi đấu đôi và thi đấu 3 người, các vận động viên cùng đội phải mặc quần áo có cùng màu sắc.

13.3. Trong thi đấu 3 người phải mặc áo có đánh số.

13.3.1. Số áo phải ở giữa ngực và giữa lưng. Màu sắc và độ sáng của số phải tương phản với màu sắc và độ sáng của áo.

13.3.2. Số trước ngực cao ít nhất 10cm, số sau lưng 15cm. Nét số rộng ít nhất 2cm.

13.4. Giầy đá cầu là các loại giầy thể thao đế bằng hoặc giầy chuyên dùng.


13.5. Giầy chuyên dùng được làm bằng da lộn, mềm, có dây buộc. Phần mu giầy phẳng, gắn liền với mũi giầy. Phần cổ giầy không cao quá mắt cá chân. Phần đề giầy được dán một lớp mỏng (thông thường là 3mm, riêng ở gót giầy 5mm)

Điều 14: QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

14.1. Vận động viên phải chấp hành luật thi đấu và điều lệ giải. Phải tuân thủ quyết định của trọng tài.

14.2. Trong thi đấu, vận động viên có quyền đề nghị trọng tài chính giải thích những vấn đề chưa rõ hoặc xin tạm dừng trận đấu khi có hoàn cảnh cần thiết ngoài ý muốn. Xin tạm dừng sau khi kết thúc một đường cầu, vận động viên hướng mặt về phía trọng tài chính, mũi bàn tay này hướng vào lòng bàn tay kia ở phía trước mặt để ra ký hiệu xin phép.

14.3. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vận động viên cũng không được ngừng trận đấu để lấy lại sức hoặc để nghe lời chỉ dẫn.

14.4. Vận động viên phải có mặt không được dừng trận đấu hoặc ra khỏi sân khi chưa được trọng tài chính cho phép.

14.5. Vận động viên phải có mặt trên sân theo lịch thi đấu. Sau 5 phút thông báo thi đấu mà vận động viên không có mặt bị coi như tự bỏ cuộc.

14.6. Khi vận động viên bị chấn thương sau khi trọng tài y tế xác định không tiếp tục thi đấu được sẽ bị xử thua vì lý do sức khoẻ.

14.7. Đối với những vận động viên phạm luật, hoặc có những lời nói, hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức thì tuỳ theo mức độ sẽ xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến truất quyền thi đấu.

Điều 15: QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA HUẤN LUYỆN VIÊN CHỈ ĐẠO (CHỈ ĐẠO VIÊN, LÃNH ĐỘI)

15.1. Huấn luyện viên phải ngồi đúng vị trí mà Ban tổ chức quy định. Húan luyện viên chỉ được vào khu vực thi đấu để chỉ đạo vận động viên của mình trong thời gian nghỉ giữa các hiệp.

15.2. Huấn luyện viên không được có những lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến các vận động viên khi thi đấu; gây cản trở trọng tài, Ban tổ chức trong khi làm nhiệm vụ. Đối với những huấn luyện viên phạm luật tuỳ theo mức độ xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến truất quyền chỉ đạo.

CHƯƠNG IV
TIẾN TRÌNH THI ĐẤU


Điều 16: THỜI GIAN CHO CUỘC THI

16.1. Thời gian khởi động chuyên môn trước thi đấu không quá 3 phút.

16.2. Thời gian nghỉ trước khi vào hiệp thứ 2 không quá 2 phút

16.3. Thời gian nghỉ trước khi vào hiệp thứ 3 không quá 5 phút.

16.4. Thời gian nghỉ giữa hai trận đấu không dưới 15 phút

16.5. Trọng tài là người quyết định về bất kỳ một sự tạm dừng thi đấu.

16.6. Quyết định dừng từng trận đấu hoặc cả cuộc thi vì những lý do cấp thiết do Ban tổ chức quyết định

16.7. Nếu xảy ra tình huống vì lý do khách quan phải dừng trận đấu thì:

16.7.1. Nếu chưa được phép của trọng tàu các vận động viên không được ra khỏi sân.

16.7.2. Nếu khắc phục được sự cố trong vòng 6 giờ đồng hồ kể từ khi phải tạm dừng thì trận đấu tiếp tục với kết quả đã có

16.7.3. Nếu sau 6 giờ đồng hồ mới khắc phục được sự cố thì huỷ bỏ kết quả trận đấu đã có để thi đấu lại.

Điều 17: SỐ TRẬN ĐẤU, HIỆP ĐẤU

17.1. Mỗi trận thi đấu đá cầu gồm 3 hiệp. Bên nào thắng hai hiệp là bên đó thắng

17.2. Mỗi vận động viên chỉ được tham gia một trận đơn và không quá hai trận đôi trong một buổi thi đấu (không áp dụng trong thi đấu giải đồng đội)

CHƯƠNG V
LUẬT THI ĐẤU

Điều 18: ĐĂNG KÝ THI ĐẤU

Đăng ký nội dung thi đấu và số lượng vận động viên theo điều lệ thi đấu từng năm quy định

Điều 19: BỐC THĂM

19.1. Tiến hành chọn hạt giống của giải do điều lệ từng năm quy định

19.2. Trước khi bắt đầu trận đấu và trước khi bắt đầu hiệp thứ ba, hai bên sẽ bốc thăm. Bên nào bốc được thăm ưu tiên sẽ được quyền chọn sân hoặc phát cầu trước.


Điều 20: ĐỔI BÊN

Trọng tài cho vận động viên đổi bên trong các trường hợp sau:

20.1. Khi bắt đầu hiệp thứ hai

20.2. Khi đạt điểm số 11 ở hiệp thứ ba

20.3. Nếu phát hiện việc đổi sân không đúng như quy định ở điều 20.1 và 20.2 thì trọng tài phải cho đổi sân ngay và giữ nguyên điểm số hiện tại.

Điều 21: PHÁT CẦU ĐÚNG

21.1. Khi được quyền phát cầu, mỗi vận động viên được phát 5 quả liên tục. Sau đó chuyển quyền phát cầu cho đội bạn.

21.2. Trong thi đấu đơn và đôi, mỗi lần phát cầu đều được bắt đầu ở khu vực phía sau ô số 1. Cầu phát chéo sang khu vực đỡ phát cầu của đội bạn (ô số 1). Lần phát cầu tiếp theo đổi vị trí sang nửa sân bên kia (ô số 2) và lặp lại.

21.3. Trong đá đôi: (thí dụ bên A phát cầu trước)

- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ nhất: A1 phát, B1 đỡ.

- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ hai: B1 phát, A1 đỡ.

- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ ba: A2 phát, B2 đỡ.

- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ tư: B2 phát, A2 đỡ. Sau đó lặp lại

21.4. Trong thi đấu 3 người: Vận động viên phát cầu được đứng ở mọi vị trí trong giới hạn sau đường biên ngang phát cầu sang sân đội bạn. Vận động viên phát cầu theo thứ tự đã đăng ký.

21.5. Chỉ được phát cầu khi đã có hiệu lệnh của trọng tài (không quá 5 giây)

21.6. Cầu phát đi, chạm mép trên của lưới nhưng rơi vào khu vực đỡ phát cầu của đội bạn.

21.7. Cầu đá sang sân đội bạn phải đi trên lưới và nằm trong khu vực giữa hai cột.

21.8. Để cầu rơi vào khu vực đỡ phát cầu của đội bạn (kể cả đế cầu chạm vào các đường giới hạn của ô đó)

21.9. Trong thi đấu đôi, vận động viên cùng đội bên phát cầu phải đứng trong khu vực ô còn lại, chân không được chạm vào các đường giới hạn ô đó.

nguon VI OLET