LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của đất nước; Điền kinh Việt Nam đã có bước phát triển mạnh cả về chất và lượng. Các vận động viên Việt Nam đã có mặt trên nhiều đấu trường quốc tế, châu lục và Đông Nam Á, đồng thời Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức nhiều cuộc thi điền kinh quốc tế.

Để thiết thực giúp các cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài Việt Nam có hiểu biết toàn diện về các điều luật của Hiệp hội quốc tế các liên đoàn Điền kinh (viết tắt là IAAF) nhằm tạo thuận lợi khi tiếp cận với hoạt động điền kinh ngày càng mở rộng trên phạm vi thế giới, Luật Điền kinh xuất bản lần này được biên soạn sát với Luật Điền kinh 2002-2003 của IAAF và có bổ sung thêm một số thay đổi năm 2004 - 2005.

Các điểm mới bổ sung của IAAF  trong năm 2004 – 2005 được đánh dấu bằng 2 vạch dọc bên trái trang sách để giúp bạn đọc dễ đối chiếu, so sánh khi sử dụng.

Trong quá trình biên tập, mặc dù rất cố gắng và thận trọng song vì có nhiều vấn đề mới được đưa vào nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau Luật Điền kinh ngày càng được hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG I

HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC LIÊN ĐOÀN ĐIỀN KINH

Điều 1

CÁC KHÁI NIỆM

Điền kinh: Bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném được tiến hành trong sân vận động và các nội dụng chạy, đi bộ thể thao ngoài đường, chạy trên địa hình tự nhiên.

IAAF – tên viết tắt của Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn Điền Kinh (International Association of Athteties Federations).

Hiệp hội khu vực: Hiệp hội khu vực của IAAF chịu trách nhiệm phát triển điền kinh ở một trong 6 khu vực được phân chia theo vị trí địa lý.

Thành viên:

Gồm tất cả các tổ chức điều hành hoạt động trong lĩch vực điền kinh của các quốc gia đã gia nhập IAAF.

CAS: Toà án phân xử tranh chấp về thể thao ở Lausanne.

Câu lạc bộ:

Một câu lạc bộ hoặc hiệp hội điền kinh nghiệp dư được Liên đoàn thành viên công nhận theo đúng luật lệ của IAAF.

Uỷ ban: uỷ ban của IAAF được hội đồng chỉ định theo phạm vi của thể chế.

"Nước hay Quốc gia": chỉ khu vực địa lý có chủ quyền, thể chế cai trị được công nhận theo luật quốc tế và các tổ chức điều hành mang tính quốc tế.

WADA: cơ quan chống Doping thế giới

"Khu vực lãnh thổ": là những vùng hoặc khu vực địa lý không phải là một nước, song có một số mặt nhất định là tự trị, ít nhất là việc tự trị về việc điều hành các hoạt động thể thao của khu vực đó và được IAAF công nhận.

Hệ thống thi đấu quốc tế các môn điền kinh của IAAF

Các cuộc thi đấu theo chương trình chính thức 4 năm một lần của IAAF.

IOC - Ủy ban Olympic quốc tế (International Olympic Commitee).

Các cuộc thi đấu điền kinh quốc tế:

a) Đại hội Olympic, các giải vô địch thế giới và các Cúp thế giới.

b) Các giải vô địch khu vực, vùng và châu lục mở rộng cho tất cả các nước thành viên của IAAF trong vùng, khu vực đó (nghĩa là các giải vô địch do IAAF độc quyền kiểm soát, chỉ bao gồm các nội dung điền kinh).

c) Các đại hội thể thao trong một nhóm nước (nghĩa là những đại hội thể thao mà ở đó có một số môn thể thao được tổ chức thi đấu và do đó IAAF không được độc quyền kiểm soát)

d) Các giải tranh Cúp khu vực, vùng, châu lục và nội dung dành cho các nhóm tuổi.

e) Các cuộc đấu giữa hai hoặc nhiều thành viên (nước) hoặc các Cúp câu lạc bộ kết hợp nhiều nước thành viên.

f) Các cuộc thi đấu quốc tế theo lời mời riêng được IAAF chấp nhận. Xem điều 13.3 (b)

g) Các cuộc thi đấu quốc tế theo lời mời riêng được một nhóm Liên đoàn khu vực chấp nhận.

g) Các cuộc thi đấu khác do một nước thành viên tổ chức và chấp nhận cho các vận động viên nước ngoài có thể tham gia.

Nguyên tắc đa số:

Đa số thuần túy (quá bán) là có hơn một nửa số phiếu tán thành.

Đa số riêng phần là giành được số phiếu tán thành cao nhất đối với một vấn đề riêng, trong một cuộc bỏ phiếu riêng biệt.

Đa số tuyệt đối là được 2/3 số phiếu tán thành của những đại biểu bầu cử có mặt tại Hội nghị; 2/3 số phiếu này phải là đại diện cho ít nhất một nửa của tất cả các nước thành viên IAAF.

Điều 2

HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC LIÊN ĐOÀN ĐIỀN KINH

IAAF bao gồm các tổ chức điều hành quốc gia về điền kinh được bầu chọn theo đúng luật lệ và chấp thuận tuân thủ các điều lệ, các quy tắc hoạt động của IAAF.

Các điều luật và các quy định của các tổ chức điều hành quốc gia ban hành phải tuân thủ theo đúng và không được vượt quá giới hạn các điều luật của IAAF.

Trụ sở Hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh ở Monaco điều hành về mặt hành chính của IAAF theo đúng các Nghị quyết của Hội nghị và Hội đồng IAAF. Việc thay đổi địa điểm đóng trụ sở chỉ được tiến hành khi có sự phê chuẩn của Hội nghị.

Điều 3

CÁC MỤC TIÊU CỦA LIÊN ĐOÀN

1. Xây dựng sự hợp tác hữu nghị và tin cậy giữa tất cả các thành viên, vì lợi ích của các môn thể thao điền kinh, vì hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.

2. Phấn đấu nhằm đảm bảo trong lĩnh vực hoạt động điền kinh không xảy ra sự kỳ thị về chủng tộc, tôn giáo, chính trị và những biểu hiện kỳ thị khác; đồng thời áp dụng tất cả các biện pháp thực tế để ngăn chặn ngay những biểu hiện kỳ thị đó.

3. Phấn đấu nhằm đảm bảo để bất kỳ một nước nào, một cá nhân nào cũng đều được tham gia các cuộc thi đấu điền kinh quốc tế mà không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào; cũng như đảm bảo sẽ không có trở ngại nào cho họ trong việc tham gia các cuộc thi đấu quốc tế do IAAF tổ chức.

4. Biên soạn các luật và điều lệ điều hành các cuộc thi đấu quốc tế cho nam và nữ vận động viên điền kinh ở tất cả các độ tuổi. Phấn đấu nhằm đảm bảo không có sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị, tuổi tác hoặc giới tính trong việc bình chọn vào các chức vụ của IAAF, kể cả Hội đồng và các Ủy ban của tổ chức này.

5. Đảm bảo để các cuộc so tài giữa các thành viên, kể cả các giải vô địch hay các đại hội của nhóm, khu vực được tổ chức theo đúng luật pháp và các điều luật của IAAF.

6. Kết nạp các tổ chức điều hành hoạt động điền kinh quốc gia được Ủy ban Olympic quốc gia của các nước đó công nhận (ở những nước có Ủy ban này).

7. Giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên nếu được các bên yêu cầu.

8. Phối hợp với các ban tổ chức đại hội Olympic trong việc tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh và giám sát, điều hành tất cả các khâu chuẩn bị về kỹ thuật theo sự ủy quyền của IOC.

9. Xây dựng các quy định về việc lập kỷ lục thế giới và kỷ lục Olympic, cũng như các kỷ lục về điền kinh khác mà hội nghị nhất trí là có thể công nhận được.

10. Hỗ trợ sự phát triển rộng khắp môn điền kinh trên toàn thế giới và cung cấp những thông tin về kỹ thuận và các lĩnh vực khác cho các thành viên

Điều 4

THÀNH VIÊN

1. Tất cả các tổ chức tiến hành hoạt động trong lĩnh vực điền kinh của các quốc gia hoặc lãnh thổ đều có thể trở thành thành viên hợp lệ. Mỗi nước, hoặc khu vực lãnh thổ chỉ có thể là một thành viên và thành viên đó phải được IAAF công nhận là tổ chức duy nhất điều hành toàn bộ các hoạt động thể thao điền kinh ở nước đó, hoặc khu vực lãnh thổ đó.

Giới hạn quyền lực của các thành viên được xác định theo các đường biên giới chính trị của nước hoặc khu vực, lãnh thổ mà nó đại diện.

2. Một tổ chức điều hành ở quốc gia muốn trở thành thành viên phải nộp đơn xin gia nhập cùng với bản sao các văn bản pháp quy và các luật lệ hiện hành đối với tổ chức mình lên Hội đồng; Hội đồng có quyền lựa chọn thành viên tạm thời (quan sát viên).

Thành viên tạm thời đã được Hội đồng chọn lựa phải được Hội nghị kế đó phê chuẩn và phải đạt được đa số đặc biệt phê chuẩn (xem Điều 1"các khái niệm").

3. Phải có một bản danh sách ghi tên tất cả các thành viên có quyền bình đẳng về bầu cử tại đại hội.

4. Mỗi thành viên, hàng năm phải đóng lệ phí là 200 USD và phải nộp trước ngày 1 tháng Giêng.

5. Các Liên đoàn thành viên phải đệ trình văn bản báo cáo hàng năm vào quý 1 mỗi năm. Văn bản báo cáo hàng năm phải có đủ các thông tin sau:

- Tên, địa chỉ của Liên đoàn, số điện thoại, email,v.v…

- Danh sách các quan chức Liên đoàn.

- Bản sao về các văn bản pháp quy hiện hành của nước sở tại có liên quan đến hoạt động của Liên đoàn.

- Số hội viên của Liên đoàn (các câu lạc bộ, vận động viên, huấn luyện viên, các quan chức …)

- Các giải vô địch và các cuộc thi lớn được tổ chức trong năm (người lớn, trẻ, nam, nữ v.v…).

- Các kỷ lục quốc gia được lập tính đến hết năm.

- Báo cáo về việc kiểm tra doping ngoài thời gian thi đấu.

Khi cần thiết IAAF có thể hỗ trợ các Liên đoàn thành viên để đáp ứng các điều kiện cần thiết đối với kiểm tra doping.

Cùng trong thời gian này, các thành viên cũng phải đệ trình những tài liệu như đã nói trên lên Liên đoàn nhóm, khu vực riêng của mình.

Những thành viên không báo cáo đầy đủ và kịp thời những vấn đề trên sẽ phải chịu hình phạt thích đáng..

6. Để việc bầu cử Hội đồng IAAF đúng với điều luật 5.1 cũng như các Ủy ban của các khu vực, việc phân bố các thành viên sẽ theo các khu vực sau đây:

Châu phi gồm 53 nước

AFRICA

Algerria      Cape Verde (Capve)

Angola     Cameroon (Camơrun)

Benin      Central African Rep.

Botswana (Botxoana)    (Cộng hoà Trung Phi)

Burkina Faso (Bukina Phaxô)   Chad (Sát)  

Burundi     Comoros

Congo      Mali

Congo (Dem.Rep)    Mauritania (Môritani)

Cộng hoà dân chủ nhân dân Công Gô Sao Tome (Sao-tôm ê)

Djibouti (Zibuti)    Senegal

Egypt (Ai Cập)     Seychelles (Xây sen)

Eritrea     Sierraleone (Xeraleôn)

Ethiopia (Etiopi)     Somalia (Xômali)

Equatorial Guinea     South Africa (Nam Phi)

(Ghine Xích đạo)                                   Sudan (Xu Đăng)  

Gabon Mauritius (Moriti)

Gambia      Morocco (Ma Rốc)

Ghana      Mozambique (Modămbich)

Guinea     Namibia

Guinea-bissau (Ghine-bitxô)   Niger

Nigeria     Swariland (Xoadilan)

Rwanda (Ruanđa)     Tanzania

lvory Coast (Bờ biển Ngà)    Togo

Kenya      Tunisia

Lesotho      Uganda

Liberia      Zambia

Libya      Zimbabue (Dimbabuê)

Madagascar

Malawi (Malauy)

Châu Á gồm 44 nước

ASIA 

Afghanistan      Lebanon (Libăng) Bahrain   

Myanmar     Macao

Bangladesh      Malaysia Yemen

Bbutan (Butan)                                      Maldives (Manđivơ) 

Brunei                   Mongolia (Mông Cổ)

Cambodia (Campuchia)  Myanmar

PR China (Trung Quốc)          Nepal

Hong Kong (Hồng Kông)          Oman

lndia (ấn Độ)  Pakistan 

lndonesia   Palestine  

lran    Philippines

lraq (lrăc) Quatar

Japan (Nhật Bản)                         Saudi Arabia (ảrập-xêut)

Jordan (Gioócđani)  Singapore

Kazakstan  Sri Lanca 

Kyrghizstan                                          Syria 

Korea (Hàn Quốc)    Chinesetaipei (Đàì Loan)

DPR Korea (CHDCNDTT)   Tajikistan (Tatglkixtan)   

Kuwait (Co-oet) Thailand 

Laos (Lào)     Uzbekistan (Udơbêkixtan)

Turkmenistan (Tuốcmênlxtan)   Vietnam

 United Arab Emirates    Yemen 

(Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất)

 

Châu Âu gồm 49 nước

EUROPE 

Albania      ltaly (ý)

Andorra      Latvia

Armenia      Liechtenstein

Austria (Áo)     Lithuania (Litva)

Azerbaijan     Luxembourg (Luych xăm bua)

Belarus      Former Yugoslav

Belgium (Bỉ)     Republĩc of Macedonia

Bosnia & Herzegovina    (Maxedonhia thuộc Nam Tư cũ)

Bulgana      Malta

Croatia      Moldova

Cyprus (Sip)     Monaco

Czech Republic (C.hoà Séc)   Netheđands (Hà Lan)

Denmark (Đan Mạch)    Norway (Na Uy)

Estonia      Poland (Ba Lan)

Finland (Phần Lan)     Poltugal (Bồ Đào Nha)

France (Pháp)     Romania

Georgia      Russia (Nga)

Germany     San Mariuo

Gibraltar      Slovak Republíc (Cộng hoà Xlovakia)

GB & Nl (Vương quốc Anh & Bắc Ai Len)  Slovenia

Greece (Hy Lạp)     Spain (Tây Ban Nha)

Hungari      Sweden (Thuỵ Điển)

lceland (Aixơlen)     Switzerland (Thuỵ S)

lreland (Ailen)     Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ)

Israel      Ukraine (Ucơraina)

Yugoslavia (Nam Tư)

Bắc Mỹ và Trung Mỹ gồm 32 nước

NORTH AND CENTRE AMERICA

Anguilla      Haiti

Antigua      Honduras

Aruba      Jamaica

Bahamas     Mexico

Barbados     Montserrat

Belize     Netherlands Antilles

Bermuda      Nicaragua

British Virgin Is     Puerto Rico

(Đảo Vơgin thuộc Anh)    El Salvador

Canada      Saint Kitts & Nevis

Cayman Islands    Saint Lucia

Costa Rica      Saint Vincent

Cuba      Trinidad a Tobago

Dominica      Turks & Caicos

Dominican Republic    USA (Mỹ)

(Cộng hoà Đôminich)    US Virgin lslands

Grenada      (Quần đảo Virgin thuộc Mỹ)

Guatemala 

Châu Đại Dương gồm 18 nước

OCEANIA 

American Samoa     Norfolk lsland

Australia (úc)     Nolthem Mananas

Cook lslands     Palau

Fiji       Papua New Guinea

Kiribati     Samoa

Guam      Solomon lslands

Marshall lslands     (Quần đảo Xôlômông)

Micronesia (Federated States of)   Tahiti

Nauru      Tonga

New Zealand     Vanuatu

     Nam Mỹ gồm 13 nước

Argentina      Panama

Bolivia      Paraguay

Brazil      Peru

Chile      Surinam

Colombia      Uruguay

Ecuador      Venezuela

Guyana

 

7. Hội nghị sẽ quyết định đưa vào danh sách tên mà một thành viên sẽ mang trong các cuộc thi đấu.

8. Trong tất cả các hình thức thông tin, bản tin, biên bản thi đấu … và trong những trường hợp chính thức, tên các thành viên tham gia theo ngôn ngữ của nước thành viên đăng cai tổ chức phải được dịch thuật theo đúng danh sách các thành viên nêu trong mục 6 của điều luật này. Tất cả các dạng viết tắt tên các thành viên tham gia phải đúng với quy ước viết tắt được Hội đồng IAAF công nhận (xem danh sách các thành viên).

Điều 5

HỘI ĐỒNG

1. Hội đồng phải có đủ 27 thành viên dưới đây:

a) 1 Chủ tịch

b) 4 Phó chủ tịch

c) 1 Ủy viên phụ trách tài chính

d) 6 Ủy viên đại diện cho 6 nhóm khu vực sau (mỗi nhóm khu vực có 1 đại diện).

- Châu Phi    - Bắc Mỹ và Trung Mỹ

- Châu Á  - Châu Đại Dương

- Châu Âu  - Nam Mỹ

e) 15 thành viên được bầu chọn với tư cách cá nhân. Một nước hoặc một khu vực lãnh thổ chỉ có thể được 1 người là thành viên Hội đồng .

Hội đồng phải có ít nhất 2 thành viên là phụ nữ.

2. Các thành viên của Hội đồng được bầu chọn theo nhiệm kỳ 4 năm 1 lần, phù hợp với các khoản quy định của điều luật 7 về hội nghị. Nếu trong vòng 2 năm đầu của nhiệm kỳ công tác mà nảy sinh sự khuyết thiếu trong Hội đồng vì lý do bất thường thì phải tiến hành bầu cử người thay thế tại phiên Hội nghị sau đó để có đủ số thành viên cho phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.

3. Hội đồng phải nhóm họp ít nhất mỗi năm 1 lần. Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch thường trực (nếu vắng mặt Chủ tịch) sẽ chủ trì tất cả các buổi họp của Hội đồng.

4. Trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì tại buổi họp đầu tiên, Hội đồng phải đề cử một trong các Phó Chủ tịch làm Phó chủ tịch thường trực để chủ trì Hội đồng.

Các Phó Chủ tịch còn lại ngồi ở vị trí danh dự và có quyền lực bình đẳng với các thành viên khác của Hội đồng (trừ vị Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực đã đề cập ở trên).

5. Chủ tịch và mỗi thành viên khác của Hội đồng được lựa chọn thông qua bầu cử. Trong trường hợp có số phiếu bầu ngang nhau thì phải được bầu hoặc bỏ phiếu lại.

Quyền hạn của Chủ tịch:

a) Chủ trì tất cả các buổi họp của Hội nghị và của Hội đồng.

b) Thay mặt IAAF giải quyết mọi vấn đề với Uỷ ban Olympic quốc tế và với các Liên đoàn quốc tế các môn thi đấu Olympic mùa hè.

c) Nhân danh IAAF đàm phán hoặc giám sát quá trình đàm phán của tất cả các cuộc tiếp xúc chính.

d) Đánh giá các mặt hoạt động của Tổng thư ký và báo cáo hàng năm trước Hội đồng về mặt này.

e) Mặc nhiên sẽ là thành viên chính thức của tất cả các Uỷ ban, và ban chuyên môn của IAAF.

f) Khi thấy cần thiết, có thể lập ra một lực lượng thực thi nhiệm vụ hoặc nhóm công tác để giải quyết những tình huống khấn cấp.

g) Với tư cách là quan chức được bầu chọn chính thức của IAAF, Chủ tịch phải có trách nhiệm trước sự sơ suất và các mặt hoạt động của các cơ quan đầu não thuộc IAAF và phải áp dụng các biện pháp thích hợp để điều hành hoạt động của Hiệp hội một cách hiệu quả; phải báo cáo định kỳ lên hội đồng về mặt này. Phải hợp tác chặt chẽ với Tổng thư ký để giải quyết những sơ suất nảy sinh như đã nói ở trên.

h) Có thể tuyển dụng những nhân sự mà bản thân thấy là cần thiết hoặc thích hợp cho việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ Chủ tịch của mình.

i) Có thể chọn người để uỷ thác một trong nhưng chức trách của mình khi thấy cần thiết.

6. Quyền hạn của Hội đồng gồm:

a) Quyết định lựa chọn thành viên tạm thời sẽ kết nạp theo đúng các khoản quy định ở điều luật 4.2.

b) Tạm đình chỉ hoặc xử phạt thành viên theo đúng các khoản qui định của điều luật 20.

c) Ra các quyết định trong những trường hợp khẩn cấp có liên quan tới tất cả các điều luật. Tất cả các quyết định này phải được báo cáo trước Hội nghị được tổ chức sau đó.

d) Triệu tập Hội nghị bất thường để giải quyết những vụ việc đặc biệt cần thiết phải có những quyết định kịp thời (khẩn cấp).

e) Phê chuẩn, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc chỉ đạo về thủ tục đã ban hành theo qui định ở các điều luật 55 đến 61.

7. Trách nhiệm của Hội đồng.

a) Cai quản các công việc của IAAF.

b) Trình báo cáo lên Hội nghị theo định kỳ 2 năm, cùng với các văn bản quyết toán tài chính đã được thẩm định (kiểm toán) trong 2 năm trước đó và dự báo ngân sách cho 2 năm tiếp theo.

c) Kiểm tra tất cả các dự án, đề xuất của các Thành viên hoặc của các Ủy ban sẽ được thảo luận tại Hội nghị và làm báo cáo về các đề xuất đó nếu thấy phù hợp và trình lên Hội nghị bất kỳ dự án đề xuất nào khác mà Hội đồng thấy là cần thiết.

d) Thông báo cho các thành viên biết về tất cả các vụ việc phải áp đặt các hình phạt đã được Hội nghị hoặc Hội đồng quyết định.

e) Lưu giữ danh sách các kỷ lục thế giới, kỷ lục Olympic và tất cả các kỷ lục khác được Hội nghị ra quyết định công nhận.

f) Kiểm tra và giám sát công tác tổ chức kỹ thuật về thi đấu điền kinh tại các Đại hội Olympic.

g) Chỉ định các đại diện (quan chức) kỹ thuật cho Đại hội Olympic và các Giải trong hệ thống thi đấu Điền kinh Quốc tế. Chỉ định đại diện của IAAF tại các Đại hội, các giải vô địch nhóm hoặc khu vực, hoặc các cuộc thi đấu liên lục địa. Các đại diện này trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải là thành viên Hội đồng và phải hoàn toàn tôn trọng các luật lệ của IAAF.

h) Chỉ định Tổng thư ký, người này phải có mặt tham dự tất cả các cuộc họp của Hội đồng và của các Ủy ban trực thuộc IAAF.

Tổng thư ký mặc nhiên sẽ là thành viên của Hội đồng, được trả lương, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền bầu cử. Tổng thư ký chịu trách nhiệm tuyển chọn các nhân viên làm việc cho văn phòng Tổng thư ký và việc tuyển chọn này phải được Chủ tịch và Ủy ban phụ trách tài chính phê duyệt.

Hội đồng sẽ chỉ định những vị Tổng thư ký danh dự nếu thấy việc đó là cần thiết cho việc điều hành các công việc của IAAF.

i) Xúc tiến chương trình phát triển vì lợi ích của các thành viên đang cần sự giúp đỡ trong công tác đào tạo huấn luyện và trọng tài …

j) Chỉ định 1 hoặc vài phó chủ tịch hay những ủy viên Hội đồng chuyên trách việc giám sát chương trình phát triển nói trên hoặc thực thi bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào theo sự điều khiển toàn diện của Hội đồng.

k) Chỉ định các thành viên của Ủy ban y tế, theo sự tiến cử của các thành viên đang làm việc trong Ủy ban này.

l) Quyết định thời gian, địa điểm các cuộc thi đấu do IAAF trực tiếp tổ chức và các cuộc thi đấu được xác định ở điều luật 12.1.

m) Chỉ định đại diện của IAAF tại các Liên đoàn Y học thể thao Quốc tế, Hiệp hội thể thao 5 môn phối hợp và các tổ chức khác tương tự.

8. Tài chính

a) Các vấn đề tài chính của Liên đoàn được quản lý chặt chẽ để đảm bảo duy trì thường xuyên, liên tục các hoạt động và các chương trình của Liên đoàn.

b) Trong điều hành các nghiệp vụ của IAAF, trong những trường hợp đột xuất Hội đồng có thể ủy quyền cho Chủ tịch và Ủy viên phụ trách tài chính giải quyết những "vấn đề" tài chính, nếu thấy hợp lý. Trong trường hợp đó Hội đồng phải được thông báo rõ vào một dịp sớm nhất về tất cả những việc đã được thực hiện. Chủ tịch và Ủy viên phụ trách tài chính có quyền dùng quỹ của Liên đoàn để bồi thường cho bản thân họ đối với những thiệt hại đã xảy ra.

c) Ủy ban tài chính do Hội đồng bổ nhiệm, bao gồm Ủy viên phụ trách tài chính và những Ủy viên khác mà Hội đồng nhận thấy thích hợp nhất để giúp họ kiểm soát các vấn đề tài chính của Liên đoàn dựa trên sự đào tạo, kinh nghiệm và khả năng của họ.

Chỉ có Hội đồng có quyền phân phối tất cả các khoản lợi tức thu được của IAAF trong thời gian 4 năm đương quyền của Hội đồng đó.

Hội đồng phải đảm bảo phân chia các khoản lợi tức đầy đủ và hợp lý để đảm bảo:

- Tổ chức các sự kiện hoạt động của IAAF.

- Việc tham gia thi đấu của các vận động viên và các đội trong các cuộc thi của IAAF.

- Các công việc hành chính của các Văn phòng IAAF.

- Chương trình chống doping.

- Phát triển mạnh mẽ các môn điền kinh trên khắp thế giới.

- Trợ giúp và phân phát cho các Hiệp hội khu vực và các thành viên theo chương trình phát triển.

- Các khoản dự trữ đầy đủ.

d) Ngân sách hàng năm (kèm theo một bản dự báo tài chính cho chu kỳ 4 năm) đã được Ủy ban tài chính thông qua phải được Ủy viên chuyên trách về tài chính trình bày trước Hội đồng trong phiên họp đầu tiên theo lịch hàng năm và chỉ được chấp nhận, thực hiện sau khi đã được Hội đồng bàn bạc và thông qua.

e) Khi làm dự toán ngân sách hàng năm của IAAF, một khoản đáng kể đảm bảo cho việc thực thi chương trình đã được thỏa thuận phải được dành riêng cho mục tiêu phát triển.

f) Toàn bộ các khoản thanh toán và chứng từ phải được một công ty kiểm toán độc lập thẩm định; công ty kiểm toán này sẽ lập báo cáo những phát hiện hàng năm cho các liên đoàn thành viên.

g) Khi làm dự toán ngân sách hàng năm của IAAF phải dành riêng một khoản đủ cho việc tiến hành các công vụ về hành chính và điều hành của các Ủy ban.

9. Chủ tịch IAAF, mặc nhiên sẽ là một Ủy viên Ban chấp hành của tất cả các hiệp hội khu vực.

10. Ủy viên Hội đồng IAAF phải là thành viên của Hội đồng, hoặc Ban chấp hành Liên đoàn quốc gia của mình. Người này mặc nhiên cũng phải tham gia Đại hội chính thức của Liên đoàn quốc gia đó.

 

Điều 6

LIÊN ĐOÀN CÁC KHU VỰC, CHẤU LỤC

 

1. Các nước trong danh sách của 6 nhóm ghi tại Điều 4.6 đều có thể thành lập các Liên đoàn, Tổng Liên đoàn hoặc các Ủy ban của nhóm, khu vực hoặc châu lục.

Nếu là các Ủy ban phải được các hội nghị khu vực quyết định qua bầu cử và kết quả của tất cả các cuộc bầu cử phải thông báo cho Tổng thư ký biết.

Mỗi Liên đoàn, Tổng liên đoàn hoặc các Ủy ban này phải thảo ra các điều luật riêng về tổ chức và các quyền hạn của mình (tuy nhiên chỉ hạn chế ở tầm hoạt động trong khuôn khổ khu vực riêng đó và không trái với các Điều luật của IAAF). Các điều luật đó và bất cứ những thay đổi bổ sung nào khác phải trình lên Hội đồng để phê duyệt và lấy ý kiến của Hội nghị gần nhất để sửa đổi cho hoàn chỉnh và thông qua các Liên đoàn, Tổng Liên đoàn, Ủy ban này phải báo cáo bằng văn bản chi tiết về các hoạt động của họ lên Hội nghị, được tổ chức hai năm một lần.

2. Các thành viên không được được phép tổ chức hoặc tham gia các giải vô địch, thi đấu nhóm hoặc khu vực nếu không nộp đủ các khoản đóng góp trong năm đó; đồng thời mất quyền đại diện thành viên trong các cuộc họp của Liên đoàn khu vực, Tổng Liên đoàn hoặc các Ủy ban của châu lục cho đến khi khoản đóng góp được nộp đủ trong năm đó.

3. Nếu như tại một thời điểm nào đó, một chức vụ đại diện của nhóm khu vực bị thiếu do có người từ chức hoặc do các nguyên nhân khác, thì trong vòng 3 tháng cơ quan này, sau khi bàn bạc với Liên đoàn khu vực có liên quan sẽ tổ chức bỏ phiếu kín để lựa chọn đại diện điều hành cơ quan trong thời gian còn lại cho đến Hội nghị kế tiếp.

4. Hàng năm mỗi hiệp hội lục địa phải sắp xếp lịch thi đấu cho tất cả các giải vô địch, các trận đấu và các cuộc thi đấu theo lời mời được các thành viên thuộc khu vực mình tổ chức. Lịch thi đấu này phải có cả các giải vô địch quốc gia của các thành viên. Hiệp hội được ủy quyền tổ chức các cuộc thi đấu thuộc loại trên phải đảm bảo sẽ tuân thủ trình tự tiến hành hợp lý hướng tới các cuộc thi đấu chính thức theo điều 12.1 (a), (b) và (c) sẽ được tổ chức vào năm sau và đảm bảo giữ nguyên ngày tháng thi đấu đã nêu ra trước.

 

 

Điều 7

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ

1. Các thành phần tham dự Hội nghị IAAF bao gồm toàn bộ Hội đồng, các Chủ tịch danh dự, các Phó chủ tịch danh dự, các thành viên là cá nhân danh dự và đại diện của các nước thành viên (mỗi thành viên không quá 3 đại biểu).

2. Hội nghị IAAF phải nhóm họp định kỳ 2 năm 1 lần, gắn với giải vô địch thế giới. Thời gian và địa điểm diễn ra Hội nghị phải được khẳng định tại phiên họp Hội nghị trước đó.

Cơ cấu tổ chức của IAAF và việc bầu cử vào các chức vụ sẽ được tiến hành tại các Hội nghị có thứ tự số chẵn.

Các điều luật về kỹ thuât và các điều lệ thi đấu thông thường được bàn bạc tại các Hội nghị có thứ tự số lẻ (xem điều 10.2 (b)).

Phải có chỗ ngồi riêng trên sân vận động để tất cả các đại biểu của Hội nghị xem các giải vô địch thế giới.

3. Hội đồng có thể triệu tập các Hội nghị bất thường và phải triệu tập nếu như có 1/3 số thành viên đề đạt bằng văn bản lên Tổng thư ký lý do và nguyện vọng của họ muốn có một Hội nghị như vậy.

Hội đồng phải triệu tập Hội nghị bất thường trong vòng 3 tháng kể từ khi đã nhận được những đề nghị như đã đề cập ở trên.

4. Chỉ có các thành viên đã nộp đầy đủ các khoản phải đóng góp trong năm đó và được IAAF công nhận mới được tham dự các cuộc họp của Hội nghị này.

5. Các thành viên cử đại biểu tham dự và phải xác nhận tên các đại biểu của mình bằng văn bản nộp cho Tổng thư ký trước khi khai mạc Hội nghị.

Một nước thành viên được cử không quá 3 đại biểu tham dự tại Hội nghị, chỉ có 1 người trong số đại biểu đó có quyền bỏ phiếu thay mặt cho nước thành viên đó.

6. Người đại biểu này phải là công dân của nước hoặc khu vực lãnh thổ của thành viên mà anh ta đại diện.

Người đại biểu này chỉ có thể đại diện cho một thành viên.

7. Hội nghị phải được tiến hành một cách nghiêm túc theo các quy định về thủ tục tiến hành Hội nghị.

8. Số lượng tham gia bỏ phiếu lần đầu phải được thông qua ngay sau khi đã xác định xong số Liên đoàn thành viên tham dự, và việc chỉ định những người kiểm phiếu do Hội động để cử trong những đại biểu có mặt tại Hội nghị cũng phải được thông qua ngay.

9. Việc phê chuẩn kết nạp thành viên do Hội đồng tạm thời công nhận theo Điều luật 4.2 sẽ được bỏ phiếu sau đó.

10. Các cuộc bầu cử được tiến hành sau khi đã thông báo xong số lượng tham gia bỏ phiếu lần hai.

Danh sách các ứng cử viên phải nộp cho Tổng thư ký ít nhất là 3 tháng trước ngày khai mạc Hội nghị. Các ứng cử viên phải do các thành viên của mình để nghị, song phải được các thành viên khác ủng hộ và trong trường hợp là đại diện cho một nhóm khu vực thì phải do các thành viên chính nhóm đó giới thiệu.

Các cơ quan được bầu cử chỉ có hiệu lực hoạt động sau khi kết thúc Hội nghị. Hội đồng và các ủy ban được bầu ra tại một hội nghị trong cùng một thời gian tổ chức giải vô địch thế giới thì phải sau khi kết thúc giải đó mới được tiếp quản các văn phòng làm việc.

Các cuộc bầu cử được tiến hành theo thứ tự sau đây:

(i) Bầu Chủ tịch

(ii) Bầu 4 Phó chủ tịch

Phiếu bầu được coi là hợp lệ phải tán thành bầu cho 4 ứng cử viên, không nhiều hơn và cũng không ít hơn. Nếu có 3 hoặc 4 ứng cử viên trong cùng một nhóm khu vực bầu thì chỉ hai nguời có số phiếu cao nhất được công nhận trúng cử, và trong lần bỏ phiếu sau chỉ bầu các ứng cử viên cho các nhóm khu vực khác.

(iii) Bầu Ủy viên chuyên trách về tài chính

(iv) Bầu các đại diện nhóm khu vực

Phải tiến hành các việc bỏ phiếu riêng cho từng nhóm khu vực, và chỉ những thành viên nào trong nhóm có tên ở Điều luật 4.6 mới có quyền bỏ phiếu.

(v) Bầu các Ủy viên với tư cách cá nhân.

Hội nghị tiến hành bầu cử hai thành viên là phụ nữ đầu tiên. Tất cả các phiếu bầu được coi là hợp lệ phải bầu đủ hai nữ ứng cử viên, không nhiều hơn và cũng không ít hơn. Sau khi bầu chọn được hai ủy viên nữ, Hội nghị sẽ tiến hành bầu cử những ủy viên cá nhân còn lại. Tất cả các phiếu bầu cử được coi là hợp lệ phải tán thành bầu cho 13 ứng cử viên, không nhiều hơn và cũng không ít hơn.

(vi) Bầu các Ủy ban

Ủy ban trọng tài (xem ghi chú 2 - điều 21); Ủy ban kỹ thuật; Ủy ban chuyên trách thể thao nữ; Ủy ban chuyên trách thể thao đi bộ; Ủy ban chuyên trách các môn thể thao chạy trên đường bộ và trên địa hình tự nhiên; Ủy ban thể thao lão tướng và các ủy ban khác được Hội nghị chỉ định khi cần thiết.

11. Các cuộc bầu cử tiến hành theo Điều luật 7.10 phải đạt được số phiếu tán thành với đa số thuần túy ở vòng thứ nhất và đa số tuyệt đối ở vòng thứ hai.

12. Nếu như vào lúc bầu cử mà số ứng cử viên lại ít hơn so với số lượng phải bầu thì Chủ tịch được phép mời các nước thành viên tại Hội nghị đề cử thêm.

13. Những ứng cử viên không trúng cử vào các chức vụ khác nhau nếu lại được đề cử như trên sẽ được phép có tên trong danh sách ứng cử viên trong lần bỏ phiếu sau để bầu vào bất cứ chức vụ nào khác.

14. Trong buổi ra mắt Hội đồng, để ghi nhận những đóng góp có giá trị đã dành cho IAAF, Hội nghị có quyền lựa chọn các vị Chủ tịch danh dự, các Phó Chủ tịch danh dự và các Ủy viên là các nhân danh dự mà không phải qua bỏ phiếu.

15. Ngoài ra, trong buổi lễ ra mắt Hội đồng, Hội nghị trao tặng các phần thưởng sau đây:

(i) Huy hiệu danh dự lão tướng IAAF

Dành cho sự đóng góp xứng đáng và lâu năm cho sự nghiệp thể thao Điền kinh thế giới trong khuôn khổ các hoạt động của IAAF. Thông thường mỗi Hội nghị có 8 người được thưởng.

(ii) Bằng tuyên dương công trạng

Dành cho sự đóng góp xứng đáng đối với các môn điền kinh trong khuôn khổ các hoạt động của nhóm khu vực, được các nhóm khu vực đề nghị.

(iii) Công nhận là hội viên câu lạc bộ những người nổi tiếng.

Dành cho các thành tích xứng đáng, hiếm có của các vận động viên điền kinh xuất sắc.

IAAF sẽ trao tặng bằng chứng nhận khen thưởng cho tất cả những người được nhận các phần thưởng trên và cho cả những quan chức, Ủy viên danh dự.

16. Chỉ có Hội nghị mới có quyền sửa đổi, bổ sung và thay các Điều luật. Các quyền hạn này phải được thực hiện theo đúng với Điều 10. Hội nghị có quyền đình chỉ và áp đặt các hình thức xử phạt, và phục hồi lại tư cách đối với các thành viên. Các quyền này được áp dụng theo đúng với Điều 20.

17. Chỉ có Hội nghị mới có quyền quyết định đưa các nội dung mới và các cuộc thi mới vào hệ thống thi đấu được IAAF trực tiếp tổ chức: Thí dụ như các giải Vô địch thế giới, Cúp thế giới cũng như các nội dung mới trong chương trình thi đấu chính thức của IAAF.

18. Hội đồng IAAF phải tham dự Hội nghị song không có Ủy viên nào của Hội đồng được đại diện cho nước thành viên của riêng mình. Các Ủy viên Hội đồng được phép phát biểu nhưng không được phép bỏ phiếu bầu cử.

19. Các Chủ tịch danh dự, Phó chủ tịch danh dự và các Ủy viên là cá nhân danh dự được tham dự Hội nghị và được phép phát biểu, nhưng không được phép bỏ phiếu bầu cử.

20. Các vị Chủ tịch của các Ủy ban trực thuộc IAAF phải tham dự Hội nghị song không có một vị Chủ tịch của ủy ban nào được làm đại diện cho nước thành viên của riêng mình. Các vị Chủ tịch của các ủy ban được phát biểu ý kiến nhưng không được phép bỏ phiếu bầu cử. Các thành viên Ủy ban IAAF được phép tham dự Hội nghị với tư cách là quan sát viên.

21. Liên đoàn các nhóm, khu vực hoặc các châu lục, các tổng liên đoàn hoặc các uỷ ban được thành lập cho mỗi nhóm trong 6 nhóm đã liệt kê trong Điều luật 4.6 được phép chỉ định tối đa 3 đại biểu tham dự Hội nghị với tư cách là quan sát viên.

 

Điều 8

CÁC ỦY BAN

 

1. Tất các các ủy ban, trừ Ủy ban y tế được bổ nhiệm, phải được bầu chọn theo mỗi nhiệm kỳ 4 năm, không kể các trường hợp đặc biệt khác được Hội nghị quyết định.

2. Chủ tịch IAAF mặc nhiên là thành viên của tất cả các Ủy ban này.

3. Phải có ít nhất các Ủy ban sau đây

a) Ủy ban kỹ thuật - bao gồm 1 chủ tịch và 15 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các Điều luật thi đấu đều phải có ý kiến của Ủy ban kỹ thuật.

b) Ủy ban chuyên trách về thể thao phụ nữ - bao gồm 1 chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các môn Điền kinh cho phụ nữ đều phải có ý kiến của ủy ban này.

c) Ủy ban chuyên trách nội dung đi bộ thể thao - gồm có một chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các môn đi bộ thể thao đều phải có ý kiến của ủy ban này.

d) Ủy ban chuyên trách các môn chạy trên đường bộ và trên địa hình tự nhiên - bao gồm 1 chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến chạy trên đường bộ và trên địa hình tự nhiên đều phải có ý kiến của ủy ban này.

e) Ủy ban chuyên trách về các VĐV lão tướng - bao gồm 1 chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề liên quan đến các vận động viên lão tướng đều phải có ý kiến của ủy ban này.

f) Ủy ban y tế - gồm một chủ tịch và 12 ủy viên. Ủy ban này phụ trách các vấn đề về y tế có liên quan đến các vận động viên điền kinh.

4. Tất cả các ủy ban phải nhóm họp khi được Tổng thư ký triệu tập và việc tiến cử người vào các ủy ban phải được báo cáo trước Hội nghị.

Nếu một khu vực không có đại diện ở một ủy ban, thì nhóm khu vực đó được chỉ định một người bổ sung cho ủy ban đó cho tới lần bầu cử sau.

5. Cá nhân mỗi ủy viên phải là người thuộc các nước và các vùng lãnh thổ khác nhau.

6. Một ủy viên ủy ban sẽ không được tham dự các cuộc họp nếu như nước thành viên của mình không nộp đủ khoản tiền phải đóng góp trong năm đó.

7. Việc khuyết thiếu bất thường trong các ủy ban IAAF đã được bầu. Nếu trong một thời gian nào đó, một vị trí trong một ủy ban của IAAF bị thiếu vắng do có người từ chức hoặc các lý do khác thì Tổng thư ký IAAF sẽ xử lý như sau:

(a) Nếu thiếu đại diện của một nhóm khu vực, thì Tổng thư ký IAAF sau khi bàn bạc với liên đoàn khu vực đó sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong vòng 3 tháng để bầu chọn một đại diện làm việc cho tới Hội nghị gần nhất sau đó.

(b) Nếu thiếu một ủy viên được chọn với tư cách cá nhân thì ứng cử viên nào có số phiếu bầu cao nhất trong số người không trúng cử tại cuộc bầu cử của Hội nghị đó sẽ được Hội đồng bổ nhiệm giữ chức cho đến Hội nghị gần nhất sau đó.

 

Điều 9

VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGÔN NGỮ

 

Ở tất các các cuộc họp của Hội nghị, mỗi thành viên được phép nói bằng thức tiếng của nước mình và được dịch ra tiếng Ảrập, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Pháp. Có quyền yêu cầu dịch thuật từ bản ngữ sang các thứ tiếng khác ngoài các thứ tiếng trên và ngược lại với điều kiện các thành viên có yêu cầu hoặc người được ủy quyền cho thành viên đó phải chi trả phí tổn cho việc đó.

Văn bản pháp quy và các Điều luật, Điều lệ, biên bản các báo cáo và các hình thức thông tin khác phải dùng các thứ tiếng theo quyết định của Hội đồng.

Trong tất cả các trường hợp có sự khác nhau trong việc dịch thuật các văn bản thì bản tiến Anh sẽ được công nhận.

 

Điều 10

VIỆC SỬA ĐỔI CÁC ĐIỀU LUẬT

 

1. Đối với các Điều luật về tổ chức

a) Một nước thành viên, một Hội đồng khu vực hoặc Hội nghị khu vực có đề nghị sửa đổi một điều luật nào đó trong chương "Tổ chức Hiệp hội quốc tế các LĐĐK", trừ khi đề nghị đó là của Hội đồng, thì phải đệ trình lên Tổng thư ký ít nhất là 6 tháng trước khi Hội nghị được tổ chức để xem xét việc đó.

Tất cả các đề nghị, kể cả các đề nghị của Hội đồng sẽ được Tổng thư ký gởi tới các thành viên ít nhất là 4 tháng trước khi nhóm họp Hội nghị.

b) Để được chấp thuận, các đề nghị như vậy phải được 2/3 số phiếu tán thành, 2/3 số phiếu tán thành này phải đại diện cho ít nhất một nữa số đại biểu có quyền bỏ phiếu của tất cả các nước thành viên IAAF (tức là đa số tuyệt đối).

c) Các thay đổi cần thiết sau đó về cách diễn tả thành văn được Hội nghị thông qua chỉ có thể do Chủ tịch tiến hành (hoặc một ủy viên Hội đồng do Chủ tịch cử ra) hoặc do Tổng thư ký, và miễn là điều đó không làm thay đổi bản chất của các quyết định của Hội nghị.

2. Đối với các điều luật về kỹ thuật và các điều luật khác.

a) Tất cả các đề nghị sửa đổi (trừ khi đó là đề nghị của Hội đồng) một điều luật kỹ thuật nào đó hoặc các điều luật khác đều phải đệ trình lên Tổng thư ký ít nhất là 6 tháng trước khi có Hội nghị để xem xét việc đó.

Chỉ có nước thành viên, Hội đồng, hoặc ủy viên Hội đồng, hoặc ủy ban thường trực hoặc hội đồng khu vực mới được trình đề nghị sửa đổi đối với điều luật về kỹ thuật.

b) Những sửa đổi đối với các điều luật về kỹ thuật thông thường chỉ được xem xét tại các Hội nghị có thứ tự số lẻ được tổ chức 4 năm một lần.

Tuy nhiên, những đề nghị khẩn cấp đối với việc thay đổi các điều luật kỹ thuật có thể đệ trình vào bất cứ thời gian nào và sẽ được thảo luận và thông qua Hội nghị gần nhất cho dù nó đến tay Tổng thư ký muộn hơn 6 tháng trước khi diễn ra Hội nghị.

c) Báo cáo có nội dung giới thiệu của Ủy ban kỹ thuật phải được chuyển tới tất cả các nước thành viên vào thời gian ít nhất là 3 tháng trước mỗi cuộc Hội nghị.

d) Những điểm mà Hội đồng đã sử dụng quyền hạn theo Điều luật 5.6 (c) để sửa đổi trong một điều kiện kỹ thuật hoặc ở bất cứ điều luật nào khác do trường hợp khẩn cấp thì những sửa đổi đó cũng phải được báo cáo và thông qua trước Hội nghị gần nhất.

e) Khi phần sửa đổi đối với một điều luật kỹ thuật được Hội nghị chấp thuận hoặc được Hội đồng ra quyết định theo trường hợp khẩn cấp được nêu ở điều luật 5.6 (c) thì thời hạn thích hợp để phần sửa đổi đó có hiệu lực thực hiện phải được công bố rõ, thời hạn đó phải đảm bảo cho tất cả các thành viên có đủ thời gian để đưa vào thực hiện cùng một lúc. Thông thường, thời hạn đó là ngày 1 tháng giêng của năm sau.

f) Những thay đổi cần thiết sau đó về cách diễn đạt các điều luật kỹ thuật được Hội nghị thông qua chỉ có thể do Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật (hoặc một ủy viên Ủy ban kỹ thuật được vị Chủ tịch này ủy quyền) tiến hành hoặc do Tổng thư ký và miễn là điều đó không làm thay đổi quyết định của Hội nghị.

3. Những thay đổi đã được nêu trong các mục 10.1 (c) và 10.2 (f) phải được nêu ra khi có cơ hội đầu tiên trước Hội đồng và trước Hội nghị trong trường hợp cần thiết.

4. Cuốn sách hướng dẫn có trình bày những thay đổi do Hội nghị ban hành phải được xuất bản bằng tiếng Anh trước ngày 1 tháng 11 và bằng tiếng Pháp trước ngày 1 tháng 12 cùng năm diễn ra Hội nghị.

 

Điều 11

THẨM QUYỀN BAN HÀNH LUẬT

 

Hội đồng là cơ quan giải thích rõ các điều luật của IAAF

Tất cả các vấn đề nảy sinh chưa được quy định trong các điều luật của IAAF phải do Hội đồng quyết định. Các quyết định liên quan đến việc ban hành luật chỉ có hiệu lực sau khi đã được Hội đồng thông qua.

 

Điều 12

CÁC CUỘC THI ĐẤU QUỐC TẾ - CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN ĐI THI ĐẤU Ở NƯỚC NGOÀI - CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THAM GIA THI ĐẤU

 

1. Tại các cuộc thi đấu Quốc tế sau đây phải áp dụng các điều luật và điều lệ của IAAF.

a) Các Giải vô địch thế giới, Đại hội Olympic và các Cúp thế giới.

b) Các giải vô địch khu vực hoặc châu lục tổ chức cho tất cả các Thành viên của IAAF thuộc các khu vực đó (nghĩa là, các giải vô địch mà IAAF có toàn quyền điều hành, chỉ bao gồm các cuộc thi đấu điền kinh).

c) Đại hội thể thao trong các nhóm nước (nghĩa là các Đại hội thể thao của một nhóm hoặc khu vực, mà ở đó có tổ chức thi đấu một số môn thể thao và vì vậy không thuộc độc quyền điều hành của IAAF).

d) Các cuộc thi đấu theo các nhóm tuổi, các Cúp khu vực hoặc châu lục.

e) Các cuộc thi đấu giữa hai hoặc nhiều thành viên hoặc các Cúp hỗn hợp của các thành viên, các câu lạc bộ.

f) Các cuộc thi đấu Quốc tế theo lời mời riêng được IAAF chấp nhận (xem Điều luật 13.3 (b)).

g) Các cuộc thi đấu Quốc tế theo lời mời riêng được một Liên đoàn nhóm khu vực chấp nhận.

h) Các cuộc thi đấu đặc biệt khác được một nước thành viên chấp nhận cho các vận động viên nước ngoài được phép tham gia thi đấu.

2. Tất cả các cuộc thi đấu Quốc tế hoặc các cuộc thi đấu mà trong đó có các vận động viên nước ngoài tham gia thi đấu thì phải được IAAF, Hiệp hội của nhóm khu vực hoặc một thành viên chấp thuận.

   Trong tất cả các trường hợp theo luật này, liên đoàn quốc gia của nước hay vùng lãnh thổ mà ở đó vận động viên cư trú sẽ chuyển một yêu cầu bằng văn bản cho liên đoàn quốc gia bản xứ của vận động viên và liên đoàn quốc gia bản xứ sẽ chuyển một văn bản trả lời đối với yêu cầu này trong vòng 30 ngày. Cả hai thông tin này phải được thực hiện theo cách có phản hồi là đã nhận được. Email có kèm theo chức năng đã nhận là có thể được cho mục đích này. Nếu không nhận được sự trả lời của liên đoàn quốc gia bản xứ của vận động viên trong vòng 30 ngày, giấy phép sẽ được cho là đã được gởi.

Trong trường hợp trả lời phủ định đối với yêu cầu cho giấy phép theo luật này, sự trả lời phải được kèm theo lý do, liên đoàn quốc gia của nước hay vùng lãnh thổ mà tại đó vận động viên đang cư trú sẽ có khả năng kháng án lên IAAF với bất kỳ một quyết định như vậy.

Chú thích: Luật 12.2 liên quan đến vận động viên 18 tuổi hoặc lớn hơn tính đến 31 tháng 12 của năm đang được bàn đến. Luật này không áp dụng cho các vận động viên không phải là công dân của nước hay vùng lãnh thổ hoặc đối với người tỵ nạn chính trị.

3. Một nước thành viên sẽ không được chấp nhận để tổ chức một cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (h) của IAAF khi đó là một trận đấu mở rộng, có mời các vận động viên có tên trong danh sách 100 người có thành tích tốt nhất thế giới ở năm trước của hơn 5 nước thành viên tham dự (trừ nước chủ nhà).

4. Một VĐV sẽ không đủ tư cách tham gia thi đấu quốc tế nếu vận động viên đó không phải là:

i) Hội viên của một câu lạc bộ của một nước thành viên, hoặc

ii) Bản thân VĐV đó thuộc sự quản lý của một nước thành viên; hoặc

iii) Đã cam kết tuân thủ các luật lệ của một thành viên (nếu không thuộc hai trường hợp trên); và

iv) Đối với các cuộc thi đấu mà IAAF chịu trách nhiệm việc kiểm tra doping (Xem Điều luật 58.1), VĐV đó đã ksy vào văn bản thoả thuận do IAAF soạn thảo về việc:

- Đồng ý tuân thủ các Điều luật, Điều lệ, và các Quy định về thủ tục kiểm tra doping (như đã được sửa đổi, bổ sung một vài điểm); và

- Chỉ đệ trình để phân xử tất cả các tranh chấp có thể nảy sinh giữa VĐV đó với IAAF hoặc một thành viên theo đúng luật của IAAF mà không đưa lên bất kỳ toàn án hoặc cơ quan có thẩm quyền nào không thuộc các điều luật của IAAF.

5. Một vận động viên hoặc câu lạc bộ không được phép tham gia thi đấu ở nước ngoài nếu không có đề nghị bằng văn bản của nước thành viên IAAF quản lý mình, và một nước thành viên không được phép cho bất kỳ một vận động viên nước ngoài nào tham gia thi đấu nếu chưa có giấy chứng nhận khẳng định rằng vận động viên đó là hợp lệ và được phép thi đấu tại đất nước đó.

Vận động viên không được thi đấu cho một nước khác nếu không được Liên đoàn bản xứ của anh ta cho phép trước.

Thậm chí, liên đoàn của nước mà vận động đó đang cư trú cũng không được ghi tên vận động viên này để đăng ký các cuộc thi đấu ở một nước khác, nếu như không có sự cho phép trước của liên đoàn bản xứ của vận động viên đó.

6. Khi xác nhận tư cách tham gia thi đấu của một vận động viên tại một cuộc thi đấu ở nước ngoài, nước thành viên phải ghi cụ thể số ngày mà vận động viên và người quản lý, huấn luyện viên đi cùng được phép nhận kinh phí và khoản trợ cấp mỗi ngày như đã được nêu trong Điều luật 14,  "Các khoản chi phí".

Sau cuộc thi đấu, nước thành viên được yêu cầu thanh toán các khoản kinh phí đã chi tiêu.

7. Vận động viên đi thi đấu ở nước ngoài (trừ các cuộc thi đấu Quốc tế như đã được định nghĩa ở trên) phải tuân thủ luật thi đấu của đất nước đó đối với cuộc thi đấu đó.

8. Tất cả các thỏa thuận để cho vận động viên tham gia thi đấu ở một nước thứ hai phải do các bên thành viên có liên quan thỏa thuận hoặc do các đại diện của vận động viên, hoặc thỏa thuận trực tiếp với vận động viên.

Một cá nhân, câu lạc bộ, nhà trường, trường đại học hoặc các tổ chức khác không được phát trực tiếp hoặc gián tiếp những giấy mời chính thức cho vận động viên.

Tuy nhiên, một nước thành viên được phép ủy quyền cho một trong những câu lạc bộ Thành viên của mình liên lạc với một câu lạc bộ ở một nước khác có một hoặc nhiều vận động viên của họ tham gia thi đấu theo cách nhanh nhất để thành viên đó thường xuyên có được thông tin theo nội dung của tất cả các công văn được thông báo.

9. Một vận động viên ở một nước nào đó được một tổ chức đào tạo của một nước khác cấp học bổng để đi học, thì trước khi cơ quan quản lý vận động viên cấp giấy phép (theo những điều kiện như cấp giấy phép thi đấu ở Điều luật 12.5), Chủ tịch của tổ chức đã cấp học bổng phải gởi cho nước thành viên (mà tổ chức đào tạo này có cơ sở đào tạo ở đó) một bản thông báo đầy đủ và chi tiết về tính chất và giá trị của khoản học bổng tài trợ được cấp để chuyển cho vận động viên được hưởng học bổng.

10. Tại các cuộc thi đấu Quốc tế theo Điều luật 12.1 (a), (b) và (d), đại diện của một nước thành viên phải là công dân của nước đó, có đủ tư cách đại diện cho nước thành viên đó.

Vận động viên một khi đã đại diện cho một thành viên tại cuộc thi đấu trong khuôn khổ của Điều luật 12.1 (a), (b) và (d) thì sau đó không được phép đại diện cho một thành viên nào khác tại cuộc thi đấu như vậy, trừ các trường hợp sau đây:

a) Có sự sát nhập nước này với nước khác

b) Có sự thành lập một nước mới đã được một Hiệp định phê chuẩn

c) Có tư cách công dân mới. Ở trường hợp này, vận động viên không được thi đấu cho nước mới trong một thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày vận động viên đó lần cuối cùng là đại diện của thành viên cũ tại một cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a), (b) và (d). Thời hạn này có thể được rút xuống là 1 năm nếu hai thành viên liên quan đều chấp thuận.

d) Một vận động viên có quyền là công dân của hai hoặc nhiều nước với điều kiện là có ít nhất 3 năm kể từ lần cuối cùng vận động viên đó đại diện cho nước thành viên thứ nhất tại các cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a), (b) và (d). Thời hạn này có thể được rút xuống là 1 năm nếu hai thành viên liên quan đều chấp thuận.

11. Các vận động viên thuộc các liên đoàn quốc gia hoặc các tổ chức Điền kinh khác không phải là thành viên đã được kết nạp của IAAF được phép thi đấu tại bất kỳ cuộc thi đấu nào - ngoại trừ các cuộc thi đấu được ghi trong Điều luật 12.1 (a), (b) - với các vận động viên nằm trong quyền hạn của một thành viên, với điều kiện:

a) Liên đoàn hoặc tổ chức có liên quan, ở thời điểm đó không bị IAAF tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc loại trừ khỏi các giải thi đấu riêng biệt.

b) Có sự đồng ý trước của Hội đồng căn cứ theo đơn của thành viên tại nước hoặc vùng lãnh thổ tổ chức cuộc thi đấu đó, hoặc của thành viên muốn cử vận động viên mình tham gia thi đấu tại một nước hoặc vùng lãnh thổ không phải là một thành viên.

c) Khi cuộc đấu được tổ chức ở một nước hoặc một vùng lãnh thổ không phải là Thành viên, chủ thể đứng ra tổ chức cuộc thi phải có sự cam kết với thành viên đến tham gia thi đấu về việc sẽ tuân thủ đúng luật lệ của IAAF.

12. (a) Nếu một công dân của một nước bị IAAF đình chỉ tư cách thành viên muốn trở thành kiều dân của một nước có đủ tư cách thì người đó được phép thi đấu tại các cuộc thi đấu trong nước với điều kiện:

i) Đã từ bỏ quốc tịch cũ khi làm thủ tục xin phép xét tư cách công dân của nước có đủ tư cách đó và tuyên bố công khai về thực tế đó theo sự tư vấn của các bên thành viên có liên quan.

ii) Có đủ ít nhất là 1 năm cư trú liên tục ở nước mới đó.

iii) Cuộc thi đấu trong nước mà anh ta tham gia đó không có vận động viên của các liên đoàn khác tham gia.

b) Vận động viên nào chấp nhận tuân thủ những yêu cầu của Điều luật 12.12(a) nói trên chỉ được phép thi đấu tại các cuộc thi đấu Quốc tế nêu trong Điều luật 12.1(f), (g) và (h) sau khi có đủ 2 năm liên tục cư trú ở đất nước mới này.

c) Vận động viên nào chấp nhận tuân thủ những yêu cầu của Điều luật 12.12 (a) nói trên chỉ được phép đại diện cho Liên đoàn mới của mình trong các cuộc thi đấu Quốc tế ghi trong Điều luật 12.1 (a) đến (e) sau khi có đủ thời gian cư trú 3 năm liên tục ở đất nước mới của anh ta, và sau khi anh ta được công nhận tư cách công dân của nước mới đó.

d) Thời gian cư trú liên tục được tính trên cơ sở một năm là 365 ngày, bắt đầu từ ngày người đó đến đất nước mà họ muốn được nhập quốc tịch.

e) Trong mỗi thời gian của 365 ngày liên tục, vận động viên không được phép sống ở lãnh thổ của nước bị đình chỉ tư cách thành viên quá tổng số thời gian là 90 ngày.

f) Một vận động viên muốn có đủ tiêu chuẩn theo Điều luật này thì phải kiềm chế không tiến hành tham gia bất kỳ họat động điền kinh nào cùng với bất kỳ một thành viên nào của Liên đoàn đang bị đình chỉ, song không hạn chế đối với các cuộc trình diễn, tập luyện, huấn luyện, hành lễ, diễn thuyết, trả lời phỏng vấn hoặc phỏng vấn công khai.

13. Như đã nêu trong khoản (f) mục 11 của Điều luật 12, các thành viên IAAF và các quan chức, huấn luyện viên và vận động viên của các thành viên không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có quan hệ với bất kỳ đại diện các quan chức, huấn luyện viên, trọng tài và vận động viên nào của nước thành viên đã bị đình chỉ (khai trừ). Nếu vi phạm bất cứ hình thức nào của Điều luật này sẽ bị xử phạt theo các điều khoản qui định trong điều luật 20.

 

Điều 13

GIẢI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ NHÓM: CÁC CUỘC THI ĐẤU KHÔNG CẦN PHẢI CÓ SỰ CHO PHÉP CỦA IAAF

 

1. Chỉ IAAF mới có quyền tổ chức hoặc cho phép tổ chức giải vô địch điền kinh thế giới, khu vực hoặc nhóm

2. IAAF sẽ tổ chức giải vô địch điền kinh thế giới vào các năm lẻ.

3. a) Giải vô địch hay các Đại hội điền kinh khu vực hoặc nhóm, các cuộc thi đấu liên các châu lục, các cuộc thi đấu của 5 hoặc hơn 5 nước đều phải được sự cho phép của IAAF, trừ trường hợp Hội đồng IAAF có những quyết định khác đối với tất cả các giải vô địch hoặc Đại hội điền kinh khu vực hoặc nhóm, đối với các cuộc thi đấu liên các châu lục và đối với bất kỳ cuộc thi đấu điền kinh nào khác mà có các đội của 5 nước hoặc hơn 5 nước tham dự. Nước thành viên tài trợ để tổ chức thi đấu phải nộp đơn xin phép lên IAAF, kèm theo các khoản lệ phí 150 USD (hoặc tương đương tính theo giá trị tiền tệ khác) trừ cuộc thi đấu trong khuôn khổ Đại hội Olympic.

Phải ghi đầy đủ các chi tiết trong các mẫu đơn và gởi đến trụ sở IAAF trước ngày 31 tháng 12 của năm trước ngày dự định tổ chức giải vô địch hoặc Đại hội điền kinh đang được bàn đến. Ban tổ chức phải đảm bảo rằng các nước được mời tham dự đều là thành viên của IAAF và bất cứ nước nào khác muốn tham gia đều phải có đơn xin làm thành viên của IAAF và việc đó chắc chắn đã được chấp nhận trước khi ghi tên họ vào danh sách thi đấu. Các đơn từ như vậy phải được tiếp nhận ít nhất là 3 tháng trước khi khai mạc các họat động có liên quan.

IAAF không cho phép tổ chức bất kỳ giải vô địch châu lục, vùng lãnh thổ hoặc khu vực nào khi không nhận được ngay sự cam kết hoàn toàn về việc cấp giấy phép cần thiết cho các vận động viên và các quan chức của thành viên (khách) được mời được nhập cảnh vào nước sẽ diễn ra cuộc thi đấu và nước đó đã chuẩn bị trước một cách đầy đủ, sẵn sàng mọi điều kiện cho họ đi lại và thi đấu tại giải vô địch đó. nếu sau đó có dấu hiệu những cam kết trên không được đảm bảo đầy đủ thì cuộc đấu phải chuyển sang một nước khác có thể thực hiện đầy đủ các điều kiện.

IAAF không có toàn quyền điều hành các cuộc đấu nêu trong điều luật 12.1 (c). Song không cho phép tổ chức các cuộc đấu điền kinh trong các  Đại hội thể thao nếu Hội đồng chứng minh được một cách đầy đủ rằng thành viên mà Đại hội thể thao được tổ chức tại đất nước hoặc vùng lãnh thổ của họ không tiến hành các biện pháp hữu hiệu, đảm bảo việc cấp giấy phép cần thiết để các quan chức và các vận động viên, khách nhập cảnh vào nước đó được sẵn sàng một cách đầy đủ từ trước để tạo điều kiện cho họ đi lại và thi đấu tại Đại hội thể thao đang được đề cập.

b) Các cuộc thi đấu Quốc tế theo lời mời nêu trên trong Điều luật 12.1 (f) phải được phép của IAAF.

Đơn xin phép phải làm theo mẫu qui định kèm theo khoản lệ phí 150 USD hoặc tương đương theo giá trị của các tiền tệ khác, do nước thành viên có liên quan thay mặt cho các nhà tổ chức cuộc thi đấu đó nộp lên IAAF.

Phải ghi đầy đủ tất cả các chi tiết của mẫu đơn xin phép và gởi tới trụ sở chính của IAAF trước ngày 1 tháng 9 của năm trước đó.

Ghi chú: Những chi tiết về điều kiện được phép tổ chức các cuộc thi đấu ở Điều luật 12.1 (b) và 12.1 (f) và các điều kiện phải đáp ứng trước khi được chấp nhận là do Tổng thư ký IAAF ban hành khi có yêu cầu.

4. Hội đồng có thể ban hành các Điều lệ điều hành việc tổ chức các cuộc thi đấu được tổ chức theo các Điều luật của IAAF và qui định các mối quan hệ của các vận động viên, các đại diện của vận động viên, các nhà tổ chức cuộc thi đấu và các nước thành viên. Những qui định này có thể được Hội đồng thay đổi, hoặc sửa đổi nếu thấy việc đó là phù hợp.

5. IAAF sẽ bổ nhiệm người đại diện tham dự tại mỗi cuộc thi đấu cần có sự công nhận, do các nhà tổ chức chi kinh phí nhằm đảm bảo cho các điều luật và điều lệ của IAAF được tuân thủ.

Nhà tổ chức phải trả phí tổn đi lại cho người đại diện này trước khi ông ta lên đường tới điểm hẹn 4 ngày. Việc lựa chọn đường bay do vị đại diện đó quyết định và nếu chuyến bay dài hơn 1500 dặm (miles) thì người đại diện phải được cung cấp vé khứ hồi hạng nhất. Chi phí về ăn ở cũng do nhà tổ chức chi trả và phải trả trước ngày kết thúc Giải vô địch hoặc phần thi đấu điền kinh của Đại hội.

Trong vòng 30 ngày sau đó. Người đại diện phải nộp bản báo cáo của mình lên IAAF.

VIỆC GIÚP ĐỠ CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH

Điền kinh là một môn thể thao mở, phụ thuộc vào các luật và điều lệ, các vận động viên có thể được trả tiền mặt hoặc bất kỳ cách nào có thể để xuất hiện, tham gia hoặc trình diễn trong bất kỳ cuộc thi đấu điền kinh hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động thương mại khác liên quan tới sự tham gia của họ trong môn điền kinh.

 

Điều 14

CÁC KHOẢN CHI PHÍ

 

1. Những điều luật sau đây áp dụng đối với các khoản chi phí cấp cho vận động viên thi đấu tại các cuộc thi đấu Quốc tế ghi trong Điều luật 12.1. Đó là:

a) Các khoản chi phí cấp theo mỗi ngày.

b) Chi tiêu thực tế cho các phương tiện giao thông, đi lại, bảo hiểm, ăn uống, thuê phòng ở và một khoản trợ cấp khó khăn ít nhất là trong thời gian họ phải xa nhà.

c) Các khoản chi phí phát sinh đã thoả thuận với nhà tổ chức để đảm bảo việc tham gia thi đấu của vận động viên và cho những thành tích đạt được trong cuộc thi đó.

Ghi chú 1:Theo quy định chung, vận động viên không được trực tiếp nhận tiền. Tuy nhiên các nước thành viên có quyền phát cho vận động viên các loại khế ước thanh toán trực tiếp hoặc thẻ thanh toán trực tiếp cho phép vận động viên (hoặc người đại diện của họ) nhận được các khoản tiền một cách trực tiếp. Điều kiện để được cấp phát các khế ước và thẻ thanh toán trực tiếp là vận động viên và người đại diện của anh ta đã thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để các điều luật, điều lệ của IAAF và các luật lệ của Liên đoàn quốc gia của mình.

Ghi chú 2:IAAF được phép yêu cầu các nhà tổ chức thi đấu phải báo cáo về tất cả các khoản đã chi trả cho vận động viên liên quan tới việc tham gia thi đấu của họ.

 

Điều 15

VIỆC CUNG CẤP TRANG THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ

 

Vận động viên có thể nhận sự trợ giúp dưới dạng trang, thiết bị và dịch vụ cần thiết cho tập luyện và thi đấu, tùy theo qui định của tổ chức điều hành quốc gia. Sự trợ giúp này có thể là các mặt hàng sau đây:

a) Thiết bị và quần áo thể thao:

Khi các nhà sản xuất đã nhận lời sẵn sàng cung cấp miễn phí các dụng cụ hoặc trang bị cá nhân thì việc phân phối phải được qui định thông qua tổ chức điều hành quốc gia.

b) Hợp đồng bảo hiểm tai nạn, ốm đau, thương tật và tài sản cá nhân.

c) Chi phí khám, chữa bệnh và vật lý trị liệu.

d) Các khóa huấn luyện và huấn luyện viên được tổ chức điều hành quốc gia ủy quyền. Nếu một vận động viên được phép hưởng dịch vụ khám chữa bệnh tại một bác sỹ hoặc một kỹ thuật viên xoa bóp thì các khoản thanh toán phải được kê khai và việc thanh toán phải trả trực tiếp cho bác sỹ hoặc người xoa bóp đó mà không thông qua vận động viên.

e) Chỗ ở, ăn uống, giao thông, các khóa đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp.

 

Điều 16

CÁC KHOẢN PHỤ CẤP THÊM CHO VẬN ĐỘNG VIÊN

 

1. Ở những nơi mà tổ chức điều hành quốc gia sau khi xem xét kỹ lưỡng thấy cần thiết thì có thể cấp hoặc dàn xếp để cấp một khoản phụ cấp thêm cho vận động viên để giúp anh ta trong việc chi phí phát sinh trong tập luyện hoặc tham gia các cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 tại các khoản từ (a) đến (h).

2. Vận động viên không được nhận phụ cấp thêm nếu không có văn bản cho phép trước của tổ chức điều hành quốc gia quản lý anh ta.

3. Hội đồng IAAF được phép yêu cầu các nước thành viên có liên quan phải báo cáo việc thanh toán các khỏan phụ cấp đã nêu trên.

 

Điều 17

QUỸ PHÚC LỢI CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

 

1. Được phép lập các quỹ phúc lợi cho vận động viên. Các quỹ này bao gồm các khoản trích từ số tiền mà các vận động viên nhận được từ các hợp đồng tài trợ, quảng cáo, lệ phí thi đấu hoặc từ bất cứ các hoạt động nào khác mà không bị cấm theo Điều luật 53 của IAAF.

2. Các quỹ này phải được một ủy viên của Liên đoàn có trách nhiệm giữ, quản lý và điều hành. Thành viên này phải lập ra các qui chế quản lý quỹ theo đúng các Điều luật của IAAF, đặc biệt là các Điều luật từ 14 đến 17 và các điều khoản vế pháp luật và quản lý hành chính của riêng mỗi nước sở tại.

3. Phải gởi cho Tổng thư ký IAAF một bản sao của các qui chế đó để đăng ký trong vòng 3 tháng khi các qui chế bắt đầu có hiệu lực.

4. Các quỹ này được sử dụng làm nguồn trợ cấp cho các vận động viên theo đúng các Điều luật 14, 15 và 16. Tất cả các vận động viên đều có quyền được hưởng trợ cấp từ quỹ theo Điều luật 16.4 của IAAF.

5. Nếu các quỹ được lập và quản lý theo Điều luật 17 này được chi trả cho vận động viên hoặc trả hết theo yêu cầu của vận động viên, mà không được phép của các nước thành viên theo điều luật này, thì vận động viên đó sẽ không còn đủ tư cách thi đấu tại bất kỳ các cuộc thi đấu nào. Một khi vận động viên đã không còn đủ tư cách tham gia thi đấu theo Điều luật này thì sẽ không được khôi phục lại.

Các khoản thanh toán bằng tiền và những thứ có giá trị khác:

a) Do ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận thi đấu với tư cách chuyên nghiệp ở một môn thể thao khác với môn điền kinh.

b) Phần thưởng bằng tiền do đã thi đấu môn thể thao khác với môn điền kinh thì không thuộc phạm vi quản lý theo Điều luật 17 của các Liên đòan thành viên.

VỀ CÁC LUẬT LỆ RIÊNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ CÁC QUỸ PHÚC LỢI CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

Ghi chú: Những qui định cụ thể đối với việc quản lý các quỹ phúc lợi của vận động viên sẽ tùy thuộc vào các luật lệ (pháp lệnh) và thực tế của mỗi nước. Nếu vẫn tuân thủ những yêu cầu cơ bản của Điều luật 17, thì những qui định cụ thể được mỗ nước thông qua có thể mở rộng hơn những nguyên tắc chỉ đạo dưới đây. Nếu nước thành viên không ban hành những nguyên tắc riêng của mình thì cần phải tuân thủ theo đúng những nguyên tắc chỉ đạo dưới đây:

a) Trong tất cả các hợp đồng tài trợ, cung cấp thiết bị, quảng cáo hay đóng góp hoặc các khoản khác đem lại lợi nhuận cho các quỹ phúc lợi của vận động viên theo luật 53 (vi) thì chỉ có nước thành viên là người đại diện ký kết hợp đồng với nhà tài trợ hoặc hãng quảng cáo.

b) Mọi khoản tiền phải trả theo hợp đồng đều phải trả cho nước thành viên đó. Hợp đồng phải có điều khoản qui định rằng, các nhà tài trợ, quảng cáo hay nhân viên của họ không được phép điều hành cuộc thi đấu có vận động viên liên quan tham gia.

c) Tại thời điểm lập quỹ phúc lợi vận động viên, phải hoàn tất các thỏa thuận sau đây:

(i) Qui định chi tiết, cụ thể việc quản lý quỹ

(ii) Qui định, công nhận trách nhiệm đối với vận động viên, nước thành viên, nhà tài trợ v.v…

d) Những điểm hợp đồng về việc sử dụng tên một vận động viên, con người và hình ảnh cho mục đích quảng cáo phải được qui định chi tiết có sự đồng ý của vận động viên đó.

e) Được phép thanh toán phúc lợi cho vận động viên trong các trường hợp sau đây:

i) Tự nguyện xin nghỉ thi đấu

ii) Nghỉ thi đấu vì lý do bất khả kháng do ốm đau hoặc bị chấn thương.

iii) Chết trước khi nghỉ thi đấu

f) Vận động viên không được sang tên, trả trước hoặc đem thế chấp khoản tiền được hưởng từ quỹ này hoặc bất kỳ sự vay mượn nào đối với quỹ này.

6. IAAF có thể ủy nhiệm việc thành lập một quỹ Quốc tế IAAF để quản lý những khoản tiền thu được từ các hoạt động thương mại của các vận động viên theo những qui định đã được phép trong khuôn khổ các điều luật của IAAF. Quỹ này phải được quản lý theo đúng những khoản mục của điều luật này và các qui định do Hội đồng IAAF ban hành. Các điều khoản này có thể được thay đổi nếu như Hội đồng thấy thích hợp.

7. Thông thường, vận động viên không được phép nhận tiền trực tiếp. Tuy nhiên các nước thành viên có quyền phát cho vận động viên các văn bản thanh toán trực tiếp hoặc một phiếu thanh toán trực tiếp để ủy quyền cho vận động viên (hoặc người đại diện thay mặt cho họ) nhận các khoản tiền một cách trực tiếp. Việc cấp các văn bản thanh toán trực tiếp thực hiện với điều kiện vận động viên đó và người đại diện của anh ta phải tuân thủ đầy đủ và toàn bộ các điều luật của IAAF và các qui định của Liên đoàn điền kinh quốc gia đó. Những khoản tiền vận động viên được nhận trực tiếp theo sự ủy quyền này được coi là tiền phụ cấp cho vận động viên đã được Liên đoàn quốc gia của anh ta chi trả theo đúng Điều luật 16.4 của IAAF.

8. Một thành viên có thể ủy quyền thanh toán trực tiếp cho các cá nhân hoặc của tổ chức pháp nhân dưới quyền của một Liên đoàn quốc gia của vận động viên hoặc của cơ quan đại diện đã được ủy nhiệm thay quyền cho một vận động viên đó. Tuy vậy phương thức này sẽ không được áp dụng ở những nơi mà Liên đoàn quốc gia của vận động viên đó đã có thỏa thuận trước để nhận trực tiếp các khoản phúc lợi này và đã thông báo cho nước thành viên có thẩm quyền (quyền tài phán) đối với tổ chức đứng ra chi trả các khoản phúc lợi như trên.

 

Điều 18

QUẢNG CÁO VÀ TRƯNG BÀY THI ĐẤU

 

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Được phép quảng cáo, trưng bày các loại hàng hóa tại các cuộc thi đấu được tổ chức theo Điều luật 12.1 (a) - (h), miễn là việc quảng cáo và trưng bày đó tuân thủ theo đúng các khoản qui định của luật này và tuân thủ đúng các qui định hướng dẫn của luật (qui định dưới luật). Ngoài ra mọi việc quảng cáo và trưng bày phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu hợp pháp (của địa phương và phải phù hợp với các qui định của nước thành viên mà cuộc thi đấu được tổ chức trên lãnh thổ của họ tại các cuộc thi đấu tổ chức theo Điều luật 12.1 (h) của IAAF.

2. Hội đồng có thể ban hành những qui định hướng dẫn chi tiết về thể thức quảng cáo được phép sử dụng và phương thức trưng bày và các vật liệu sử dụng cho việc quảng cáo trong các cuộc thi đấu. Hội đồng được phép sửa đổi, bổ sung các qui định này và tất cả những điều bổ sung, sửa đổi đó sẽ có hiệu lực ngay sau khi cuộc họp Hội đồng đưa ra quyết định về việc này.

3. Cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá, cấm quảng cáo các sản phẩm rượu, trừ những trường hợp đặc biệt được Hội đồng cho phép.

4. Chỉ được phép tiến hành các quảng cáo có tính chất thương mại hoặc từ thiện tại các cuộc thi đấu được tổ chức theo các điều luật của IAAF. Không được phép tiến hành bất cứ hình thức quảng cáo nào có mục đích khuếch trương những động cơ chính trị hoặc quyền lợi của bất kỳ một nhóm người gây áp lực nào đó - cả trong nước cũng như quốc tế.

5. Không được trưng các quảng cáo mà theo quan điểm của IAAF chúng có hình tượng và chữ viết gây ấn tượng vô vị, rối trí, xúc phạm, bôi nhọ hoặc không thích hợp với tính chất cuộc thi đấu. Không được trưng các quảng cáo làm che khuất hoặc gây ảnh hưởng đến sự bao quát cuộc thi của ống kính quay (camera). Tất cả các quảng cáo phải tuân thủ đúng các qui định về an toàn.

6. Nhà tổ chức thi đấu chỉ được phép cảm tạ các nhà tài trợ trong khi thi đấu khi đã công nhận theo các qui định của luật này.

7. Không được phép trưng các đặc điểm nhận dạng nhà tài trợ hoặc cá nhân vận động viên trên biển quảng cáo trong trường đấu. Để các điều luật và qui định kèm theo được đảm bảo, các nội dung hướng dẫn thi đấu phải đặt vào chổ phù hợp với mọi hoạt động trong đấu trường của cuộc thi.

8. IAAF có quyền kiểm tra bất kỳ hoạt động nào của bất kỳ nước thành viên nào nhằm đảm bảo việc tuân thủ đúng với các điều luật và các qui định của IAAF. Các nước thành viên phải đưa vào qui chế tổ chức của mình điều khoản cho phép họ kiểm sóat bất kỳ một hợp đồng quảng cáo nào đã được ký kết với cá nhân vận động viên hoặc với câu lạc bộ. Trong những trường hợp cần thiết, IAAF có thể yêu cầu các thành viên nộp các bản copy các hợp đồng giữa các công ty quảng cáo với các vận động viên hoặc các câu lạc bộ theo phạm vi thẩm quyền của mình.

9. Các thành viên phải đảm bảo: Không có hợp đồng nào giữa nhà tài trợ hoặc công ty quảng cáo với vận động viên có điều khoản bắt buộc vận động viên phải sắp xếp lịch thi đấu của mình theo những chỉ đạo của nhà tài trợ hoặc công ty quảng cáo, hoặc bắt buộc vận động viên phải tham gia các cuộc thi đấu do nhà tài trợ hoặc công ty quảng cáo chỉ định trừ các cuộc đấu mà nhà tài trợ hoặc công ty quảng cáo đó tài trợ.

BIỂN QUẢNG CÁO

10. Quảng cáo được phép trình bày trên các tấm bảng ở ngoài hoặc trong khu vực thi đấu, các tờ cáo thị hoặc áp phích quảng cáo tại nơi thi đấu hoặc trong các chương trình hoạt động có liên quan đến cuộc thi đấu theo các qui định của luật này.

11. Tất cả các biển quảng cáo phải được gắn chặt vào hệ thống giá đỡ, trong những trường hợp đặc biệt, sẽ không được di chuyển trong thời gian từ lúc khai mạc cho đến lúc kết thúc cuộc đấu. Phải giữ nguyên tắc các biển quảng cáo trong suốt mỗi ngày thi đấu, tuy nhiên có thể thay đổi sau mỗi ngày thi đấu.

CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT

12. Các thiết bị kỹ thuật dùng trong thi đấu có thể ghi tên của nhà sản xuất, dán nhãn, mác hàng hóa, hoặc tên cuộc thi hoặc địa điểm thi đấu, hoặc tên, logo của nước thành viên có thẩm quyền tổ chức cuộc đấu đó. Số lượng, kích thước và số lượng bố trí các nhãn hiệu trên mỗi bộ phận thiết bị phải đúng theo những điều được qui định trên đây. Tuy vậy, trên mỗi bộ phận riêng của thiết bị chỉ được đóng một nhãn hàng, tem dán nhãn hoặc một ký hiệu nhận dạng khác.

TRANG PHỤC

13. Tất cả các trang phục của vận động viên mặc trong khu vực thi đấu phải theo đúng những điều luật và các qui định dưới các điều luật này. Các nước thành viên phải đệ trình lên IAAF để đăng ký các chi tiết cụ thể về tất cả những thỏa thuận của đội tuyển quốc gia mà theo đó các nội dung quảng cáo sẽ xuất hiện trên trang phục của đội tuyển quốc gia. Các nước thành viên cũng phải giữ lại một văn bản ghi lại đầy đủ các đặc điểm nhận dạng nhà tài trợ (hình tượng, nội dung quảng cáo) đã được câu lạc bộ chấp nhận và đã gửi cho IAAF. Những chi tiết cụ thể này phải bao gồm một ảnh chụp toàn vẹn bộ đồng phục trên đó có cả các dấu hiệu nhận ra nhà tài trợ.

14. Trong các cuộc thi đấu được tổ chức theo điều luật 12.1 (a), (b) và (c) của IAAF, không có dấu hiệu nhận dạng nhà tài trợ nào ngoài dấu hiệu của nhà sản xuất trang phục đó được xuất hiện trên các loại trang phục mà vận động viên mặc. Trong các cuộc thi đấu được tổ chức theo điều luật 12.1 (d) và (e) của IAAF, một dấu hiệu của nhà tài trợ đội tuyển quốc gia như đã được đăng ký với IAAF được phép xuất hiện trên các trang phục của vận động viên với điều kiện được nước chủ nhà đồng ý. Trong các cuộc thi đấu được tổ chức theo điều luật 12.1 (f), (g) và (h) của IAAF, các vận động viên được phép mặc các trang phục có cả dấu hiệu nhận dạng hoặc là của đội tuyển quốc gia hoặc là của câu lạc bộ với điều kiện những điều đó đã được đăng ký theo đúng điều luật này.

15. Vận động viên, quan chức hoặc bất kỳ người nào mang những trang phục có dấu hiệu vi phạm các điều luật và các qui định theo điều luật này sẽ không được phép vào khu vực thi đấu. Điều kiện để IAAF cho phép tổ chức thi đấu là nhà tổ chức phải đảm bảo tuân thủ đúng luật này và các qui định hướng dẫn theo luật này.

CÁC TRANG THIẾT BỊ KHÁC ĐƯỢC MANG VÀO KHU VỰC THI ĐẤU

16. Bất kỳ các loại trang, thiết bị nào mang theo vào khu vực thi đấu (ví dụ, các loại túi, sắc) đều phải theo đúng những qui định hướng dẫn thực hiện theo điều luật này.

SỐ ĐEO CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

17. Số đeo của vận động viên phải phù hợp với những yêu cầu đặt ra theo đúng qui định. Vận động viên phải đeo số đã được phát và không được cắt bớt, gập nhàu hoặc để bị che khuất trong bất cứ trường hợp nào. Trong các cuộc thi cự ly dài, các biển số đeo có thể được đục lỗ thủng để giảm sức cản của không khí, nhưng không được đục lạm vào bất kỳ chữ hoặc số nào trên đó.

CÁC CÂU LẠC BỘ ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI CÁC CÔNG TY QUẢNG CÁO

18. Nếu được sự đồng ý của thành viên đại diện cho vùng lãnh thổ có câu lạc bộ thì câu lạc bộ được công ty quảng cáo tài trợ có thể được đăng ký trên danh nghĩa một nhà tài trợ. Được sự đồng ý của thành viên như vậy thì có thể thêm duy nhất một tên của nhà tài trợ, hoặc viết kết hợp vào tên hiện có của câu lạc bộ.

19. Mỗi thành viên phải đệ trình lên IAAF nếu được yêu cầu bản đăng ký chính thức đặc điểm nhận dạng nhà tài trợ sẽ xuất hiện trên các áo lót của câu lạc bộ được tài trợ để quảng cáo, hoặc các trang phục khác theo những qui định cho phép của các điều luật này; bao gồm các ảnh chụp các loại đồng phục của câu lạc bộ.

20. Các câu lạc bộ quảng cáo quốc tế, tức là những câu lạc bộ có vận động viên không cư trú một cách chính quy trên lãnh thổ của thành viên và câu lạc bộ đó không được thành lập theo thẩm quyền pháp lý của thành viên thì sẽ không được phép.

HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT

21. Hội đồng IAAF có thể cử ra một hoặc nhiều các nhân được bổ nhiệm làm người đại diện quảng cáo của IAAF. Quyền hạn và trách nhiệm của những người đại diện này được nêu rõ hơn trong các qui định theo đúng điều luật này. Trong trường hợp có tranh chấp giữa quyết định của người đại diện quảng cáo và quyết định của ban tổ chức thi đấu thì quan điểm của người đại diện quảng cáo sẽ có hiệu lực thi hành.

22. Khi có những vi phạm đối với điều luật này hoặc vi phạm các qui định hướng dẫn thực hiện các điều luật này thì người đại diện quảng cáo được IAAF bổ nhiệm có thể quyết định các biện pháp xử phạt; đó có thể là tước bỏ quyền hạn trong một thời gian hoặc phạt tiền. Các biện pháp xử phạt hoặc các hình thức kỷ luật phải theo đúng những qui định của điều luật này.

 

Điều 19

ĐẠI DIỆN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

 

1. Các thành viên có thể cho phép vận động viên sử dụng các dịch vụ của người đại diện cho vận động viên mà đã được ủy quyền để giúp họ trong việc phối hợp với thành viên, lập kế hoạch, sắp xếp và thỏa thuận về chương trình thi đấu của họ.

2. Các thành viên phải chịu trách nhiệm đối với việc giao quyền ủy nhiệm cho người đại diện cho vận động viên. Thành viên có quyền tài phán đối với người đại diện của vận động viên, khi đang thay mặt cho các vận động viên của mình và đối với người đại diện cho vận động viên đang họat động trên lãnh thổ của mình (thành viên).

3. Để giúp các nước thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ này, IAAF sẽ ban hành những văn bản hướng dẫn cho các thành viên về các qui chế liên đoàn hoặc qui chế đại diện cho vận động viên. Những văn bản hướng dẫn này liệt kê đầy đủ các vấn đề cần phải đưa vào hệ thống qui chế của mỗi nước thành viên về người đại diện cho vận động viên, những gợi ý của IAAF về cách thực hiện tốt nhất vấn đề này cũng như các biểu mẫu hợo đồng giữa vận động viên với người đại diện của họ.

4. Một trong những điều kiện để trở thành thành viên của IAAF là nước thành viên phải đưa vào thể chế hoạt động của mình các điều khoản đảm bảo không cho phép bất cứ vận động viên nào sử dụng người đại diện vận động viên và không cho người đại diện vận động viên nào được phép ủy quyền làm việc này nếu không có hợp đồng bằng văn bản giữa vận động viên với người đại diện cho vận động viên và trong đó không có những điều khoản tối thiểu đã được nêu trong những qui định của IAAF về qui chế liên đoàn hoặc qui chế đại diện vận động viên.

5. Các vận động viên khi ủy quyền cho người đại diện thay mặt mình phải được sự phê chuẩn theo đúng các điều luật của IAAF và các qui định hướng dẫn thực hiện các điều luật này.

 

Điều 20

VIỆC TRUẤT BỎ QUYỀN HẠN VÀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT KHÁC

1. Hội đồng có các quyền hạn sau đây:

a) Đình chỉ tư cách thành viên của một nước thành viên cho tới phiên hợp toàn thể sau đó hoặc trong một thời gian ngắn hơn;

b) Truất bỏ quyền tham gia thi đấu của một thành viên trong một hoặc nhiều loại giải thi đấu quốc tế được xác định trong điều luật 12.1 cho tới phiên hợp toàn thể sau đó hoặc trong một thời gian ngắn hơn; và

c) Cảnh cáo hoặc khiển trách một thành viên;

d) Phục hồi tư cách thành viên cho thành viên đã bị Hội đồng truất bỏ tư cách theo điều luật 20 này.

2. Hội đồng chỉ được thực thi các quyền truất bỏ quyền hạn của thành viên theo điều luật 20.1 nếu:

a) Thành viên không nộp đủ lệ phí phải đóng góp cho năm trước vào đúng hạn cuối cùng là ngày 31 tháng 12 năm đó.

b) Thành viên đã vi phạm một hoặc một số điều luật của IAAF - theo quan điểm của Hội đồng, hoặc

c) Theo quan điểm của Hội đồng cho rằng: thành viên đó đã không báo cáo bằng văn bản trong vòng 1 tháng nhằm xử phạt một vận động viên mà Hội đồng cho rằng việc đó là cần thiết. Khi IAAF thay mặt cho các thành viên của mình tiến hành kiểm tra doping tại các cuộc thi đấu quốc tế thì Hội đồng có thể đình chỉ tư cách một thành viên nếu IAAF đã tiến hành các điều tra theo đúng các điều luật 55 đến 61, đã thực hiện các biện pháp kiểm tra doping, và đã thông báo cho thành viên đó bằng văn bản về kết quả điều tra này, song thành viên đó - theo quan điểm của Hội đồng- đã không xử lý thích đáng cá nhân vận động viên đã vi phạm về sử dụng doping như đã được xác định trong điều luật 60.1.

d) Theo quan điểm của Hội đồng, bằng việc đình chỉ tư cách một thành viên IAAF sẽ có điều kiện tốt hơn để đạt được mục đích nào đó của mình.

3. Trước khi Hội đồng sử dụng các quyền lực truất bỏ, đình chỉ theo điều 20.1, thành viên đó phải nhận được thông báo bằng văn bản của Hội đồng về những vi phạm có đủ các dẫn chứng hoặc những sai phạm đối với điều luật 20.2 (b) hoặc (c), ít nhất là 1 tháng trước khi phiên hợp tới của Hội đồng được triệu tập và phiên họp này sẽ dành đủ thời gian hợp lý cho nước thành viên trình bày vấn đề của mình.

4. Hội nghị toàn thể có những quyền hạn sau:

a) Đình chỉ tư cách thành viên của một nước trong thời hạn xác định, hoặc cho tới khi những điều kiện quyết định việc đình chỉ thay đổi hoặc chấm dứt.

b) Truất bỏ quyền tham gia thi đấu của một thành viên trong một hoặc nhiều loại giải thi đấu quốc tế được xác định ở điều luật 12.1 trong một thời gian xác định hoặc cho đến khi những điều kiện quyết định việc đình chỉ thay đổi hoặc chấm dứt.

c) Cảnh cáo hoặc khiển trách một thành viên; và

d) Phục hồi quyền hạn cho một thành viên đã bị đình chỉ hoặc truất bỏ theo khoản (a) hoặc (b) nêu trên trước khi kết thúc thời hạn đã định hoặc trước khi các điều kiện quyết định việc đình chỉ thay đổi hoặc chấm dứt.

5. Hội nghị toàn thể chỉ được áp dụng các quyền đình chỉ hoặc truất bỏ quyền hạn của thành viên theo điều 20.4; và chỉ được phép khôi phục các quyền hạn cho một thành viên theo điều 20.4 (d) nếu:

a) Kiến nghị về việc đình chỉ hoặc truất bỏ quyền hạn hoặc khôi phục các quyền hạn theo những điều kiện có thể đã được Tổng thư ký chấp nhận ít nhất là 6 tháng trước khi khai mạc cuộc họp Hội nghị toàn thể thích hợp (trừ khi thành viên đó đã bị Hội đồng đình chỉ tư cách hoặc đang bị Hội đồng đình chỉ tư cách với thời hạn trong vòng 6 tháng đó); và

b) Hoặc là:

(i) Có văn bản đề nghị do Tổng thư ký gởi tới các thành viên ít nhất là 4 tháng trước khi khi mạc Hội nghị toàn thể nói trên; hoặc

(ii) Các thành viên đã được thông báo trước ít nhất là 4 tháng trước khi khi mạc Hội nghị toàn thể nói trên về việc đình chỉ tư cách một thành viên của Hội đồng và về kiến nghị của Hội đồng để Hội nghị toàn thể xem xét và đình chỉ tư cách của nước thành viên đó; hoặc

(iii) Các thành viên đã được thông báo trước ít nhất là 4 tháng, trước khi khai mạc Hội nghị toàn thể nói trên về kiến nghị của Hội đồng nhằm khôi phục tư cách và các quyền lợi của nước thành viên đó; hoặc

(iv) Các thành viên đã được thông báo bằng văn bản, trước khi khai mạc Hội nghị tòan thể về việc Hội đồng đã đình chỉ tư cách một thành viên trong thời hạn là 4 tháng trước khi có Hội nghị toàn thể đó và về việc kiến nghị của Hội đồng để Hội nghị toàn thể xem xét và đình chỉ tư cách của thành viên này; và

c) Kiến nghị dành được 2 phần 3 số phiếu tán thành của các đại biểu tham dự và bỏ phiếu tại Hội nghị toàn thể. Hai phần 3 số phiếu tán thành phải là đồng thời là đại diện cho ít nhất 1 phần 2 tổng số quyền bỏ phiếu của tất cả các thành viên của IAAF (tức là một đa số tuyệt đối).

6. Hội nghị toàn thể chỉ được áp dụng các quyển đình chỉ hoặc truất bỏ quyền hạn của một thành viên theo điều 20.4 nếu:

a) Nước thành viên không đóng lệ phí của năm trước đúng thời hạn trước ngày 31 tháng 12 năm đó; hoặc

b) Theo quan điểm của Hội nghị toàn thể, thành viên đã vi phạm một hoặc một số điều luật; hoặc

c) Theo quan điểm của Hội nghị toàn thể, thành viên không báo cáo bằng văn bản trong vòng 1 tháng nhằm xử phạt một cá nhân vận động viên mà Hội nghị cho rằng việc đó là cần thiết. Khi IAAF thay mặt cho các thành viên của mình tại các cuộc thi đấu quốc tế tiến hành kiểm tra doping thì Hội nghị toàn thể có thể đình chỉ một thành viên nếu IAAF đã tiến hành các cuộc điều tra theo đúng các điều luật 55 đến 61, đã thực hiện các biện pháp kiểm tra doping, và đã thông báo cho thành viên đó bằng văn bản về những kết quả điều tra này, song thành viên đó, theo quan điểm của Hội nghị toàn thể đã không xử lý thích đáng theo những điều luật riêng của nước thành viên đó.

d) Theo quan điểm của Hội nghị toàn thể, bằng việc đình chỉ một thành viên, IAAF sẽ có điều kiện tốt hơn để đạt được một mục tiêu nào đó của mình.

7. Trước khi Hội nghị toàn thể sử dụng các quyền lực truất bỏ, đình chỉ theo điều luật 20.4, thành viên đó phải được thông báo bằng văn bản về những vi phạm với đủ các dẫn chứng cụ thể hoặc những vi phạm đối với điều luật 20.6 (b) hoặc (c) ít nhất là 1 tháng trước khi có cuộc họp Hội nghị toàn thể mà cuộc họp đó sẽ dành đủ thời gian hợp lý cho thành viên trình bày vấn đề của mình.

8. Một thành viên đã bị Hội nghị toàn thể đình chỉ tư cách hoặc truất bỏ quyền hạn theo điều luật 20.4 có thể được phép kiến nghị, với điều kiện là có báo cáo bằng văn bản được Tổng thư ký chấp nhận ít nhất là 6 tháng trước Hội nghị toàn thể nhóm họp sau cuộc họp Hội nghị toàn thể kế tiếp mà đề nghị khôi phục quyền hạn thành viên được xem xét tại Hội nghị toàn thể kế tiếp đã nói ở trên.

9. Một thành viên đã bị Hội nghị toàn thể đình chỉ theo điều luật 20.4 (a) sẽ nghiễn nhiên được khôi phục tư cách và quyền hạn khi:

a) Hết thời hạn ấn định; hoặc

b) Nếu như, theo quan điển của Hội đồng, các điều kiện quyết định việc đình chỉ đã thay đổi hoặc chấm dứt.

 

 

Điều 21

CÁC TRANH CHẤP NẢY SINH

 

CÁC TRANH CHẤP

1. Mỗi nước thành viên phải đưa vào qui chế hoạt động của mình các điều khoản qui định về việc tất cả các tranh chấp, dù nảy sinh dưới hình thức nào, có liên quan, hoặc không liên quan đến vấn đề doping, đều phải được đưa ra phân xử.

Trong trường hợp tranh chấp giữa một nước thành viên và một vận động viên,  thành viên phải đệ trình vấn đề đó lên một hội đồng phân xử hoặc một hội đồng kỷ luật có tư cách pháp nhân hoặc được thành viên đó công nhận. Việc xét xử trước hội đồng phân xử hoặc hội đồng kỷ luật khác phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Đối với những trường hợp thông thường, phải tiến hành trong thời gian không quá 3 tháng sau khi nảy sinh tranh chấp hoặc, những trường hợp liên quan đến doping và không muộn quá 3 tháng sau khi kết thúc việc phân tích mẫu xét nghiệm. Thành viên phải thông báo cho VĐV và IAAF bằng văn bản về quyết định của hội đồng phân xử hoặc hội đồng kỷ luật (và phải gửi cho IAAF một bản copy về những lý do đã được nêu ra để đi đến quyết định như vậy) trong vòng năm ngày sau khi đưa ra quyết định (không kể ngày nghĩ cuối tuần).

2. Tất cả các khiếu nại (i) giữa các thành viên, (ii) giữa một thành viên với VĐV, (iii) giữa IAAF với VĐV, hoặc (iv) giữa IAAF với một thành viên, hoặc (iv) giữa IAAF với một thành viên, nảy sinh dưới bất kỳ khía cạnh nào, có liên quan hoặc không liên quan đến vấn đề doping, đều phải đưa lên toà án phân xử các tranh chấp về thể thao (Court of Arbitratim for Sport; viết tắt là “CAS”), hoặc chi nhánh của “CAS” đóng trụ sở bất kỳ đâu, trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo cho bên liên đới (sẽ là người chống án) về quyết định này.

3. Dưới đây là những ví dụ về những tranh chấp cần phải đệ trình lên toà án phân xử các tranh chấp về thể thao dưới hình thức khiếu kiện.

CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN DOPING

(i) Trường hợp một thành viên đã thực hiện phân xử theo luật 59.3, và vận động viên cho rằngquá trình xét xử hoặc đưa ra những kết luận xét xử như vậy của thành viên đó là sai về luật, hoặc nếu không thì cũng đã đưa ra những kết luận sai lầm.

(ii) Trường hợp một thành viên đã thực hiện xử theo điều luật 59.3, mà IAAF cho rằng quá trình xét xử hoặc những kết luận xét xử như vậy của thành viên đó là sai về luật hoặc nếu không thì cũng đã đưa ra những kết luận sai lầm.

(iii) Trường hợp khi xét nghiệm đã xác định được là có chất đã bị cấm sử dụng và, trái với điều luật 59.3 thành viên này lại từ chối, không cho phép vận động viên được có mặt tại phiên họp khi xét xử họ.

(iv) Trường hợp khi xét nghiệm một tổ chức thể thao khác được IAAF công nhận đã xác định là có sử dụng chất đã bị cấm, và vận động viên cho rằng quyết định của tổ chức thể thao đó là không thỏa đáng và không đủ độ tin cậy.

(v) Trường hợp một vận động viên bị IAAF cho rằng đã thừa nhận việc sử dụng một chất đã bị cấm, hoặc đã sử dụng hoặc thử dùng một phương pháp đã bị cấm mà vận động viên đó lại phủ nhận rằng: anh ta đã không sử dụng bất cứ lời thú nhận nào.

CÁC TRANH CHẤP KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ DOPING

(vi) Trường hợp một vận động viên bị một nước thành viên cho là không đủ tư cách tham gia thi đấu theo điều luật 53.1 trừ trường hợp theo điều khoản 53.1 (v), mà muốn phản bác những điều phán quyết này.

4. Không được chuyển vụ việc lên CAS để phân xử khi tất cả các biện pháp, phương án giải quyết theo quy chế của nước thành viên chưa được vận dụng hết. Khi các biện pháp giải quyết nói trên có đưa vào điều khoản về lần chống án cuối cùng lên CAS mà tại đó IAAF có quyền đại diện, và theo đó lần chống án cuối cùng này đã được một ban chuyên trách của CAS giải quyết thì quyết định này sẽ ràng buộc trách nhiệm đối với VĐV, nước thành viên và IAAF mà không được tái kiện lên CAS nữa. phần xử và hòa giải.

5.  Trường hợp khiếu kiện lên CAS theo Điều luật 21.3 (i), (iii), (v) và (vi), các bên liên quan chính tới khiếu kiện sẽ có tư cách: vận động viên là nguyên đơn và nước thành viên liên quan hoặc IAAF là bị đơn. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, khi nước Thành viên hoặc IAAF không phải là bên liên quan chính tới khiếu kiện có thể được chọn để tham dự việc xét xử trước CAS nếu thấy việc đó là cần thiết.

6. Trong trường hợp khiếu kiện lên CAS theo Điều luật 21.3 (ii) nêu trên, các bên liên quan tới vụ kiện sẽ là: IAAF là nguyên đơn và vận động viên là bị đơn. Tuy nhiên nước thành viên liên quan có thể được chọn để tham dự việc xét xử trước CAS nếu thấy việc đó là cần thiết.

7. Quyết định của CAS về: hoặc là một tranh chấp phải đưa lên CAS để phân xử theo Điều luạt 21.3 (ii) nêu trên, hoặc bất kỳ một tranh chấp nào khác mà ở đó IAAF với tư cách bị đơn phải chuyển lên CAS, đều phải do một uỷ ban được Hội đồng cử ra thực hiện.

8. Việc khiếu kiện lên CAS, quy chế làm việc của Hội đồng chuyên trách của CAS, quyền lực của những người được chọn để đứng ra phân xử, các tài liệu phải nộp cho CAS và thủ tục khiếu nại phải tuân thủ đúng điều luật về CAS theo từng giai đoạn hiệu lực. Hội đồng chuyên trách của CAS nhất thiết phải áp dụng các Điều luật và Điều lệ của IAAF (theo Điều luật 21.9 dưới đây) và, nếu Hội đồng không đưa ra quyết định khác thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo quyết định sẽ chống án, bên nguyên đơn phải nộp bản tường trình về việc khiếu kiện của mình lên CAS (theo Điều luật 21.2 trên đây). Trong vòng 10 ngày sau khi nộp bản tường trình về việc khiếu kiện, bên nguyên đơn phải gửi cho CAS một bản tóm tắt sự việc khiếu kiện; trong vòng 10 ngày sau khi nhận được bản tóm tắt sự việc khiếu kiện này, bên bị đơn phải gửi cho CAS văn bản trả lời của mình.

9. Tất cả các khiếu kiện trước CAS phải áp dụng thể thức xuy xét lại vấn đề đã nảy sinh khi tố tụng và Hội đồng chuyên trách của CAS phải chịu sự chi phối bởi các Điều luật, điều lệ của IAAF và những quy định về thủ tục kiểm tra doping (theo nội dung sửa đổi, bổ sung trong từng thời kỳ). Trong tất cả các vụ xét xử về vấn đề doping, IAAF phải có trách nhiệm chứng minh, sao cho không còn lý do gì để nghi ngờ rằng đã có vi phạm về doping.

10. Quyết định của CAS là quyết định cuối cùng và ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả các bên, và tất cả các nước Thành viên thuộc IAAF, và quyết định này sẽ không đặt ra quyền chống án. Quyết định này có hiệu lực ngay và tất cả các nước thành viên phải có hành động cần thiết để đảm bảo thực hiện đúng hiệu lực của quyết định. Thực tế về vụ việc được đưa lên CAS sẽ được trình bày trong bản thông báo gần nhất do tổng thư ký gửi tới tất cả các nước Thành viên của IAAF.

CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG TRONG THỜI ĐIỂM QUÁ ĐỘ KHI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT

Ghi chú 1: Thời gian có hiệu lực của Điều luật 21 được trình bày trên đây là ngày 01/11/2001, là thời hạn chính thức ban hành văn bản mới về luật và những hướng dẫn chung của IAAF (xuất bản cho 2002 – 2003)

Ghi chú 2:Trường hợp tranh chấp đã nảy sinh tới trước ngày 1 tháng 11 năm 2001 hoặc trường hợp một nước thành viên đã có một quyết định liên quan đến vấn đề doping trước thời hạn này, thì việc tranh chấp hoặc vấn đề doping như vậy phải được giải quyết theo đúng các Điều luật và các quy định của IAAF có hiệu lực ngay trước ngày 01/11/2001

Ghi chú 3: Mặc dù đã có ghi chú 2 trên đây nhưng nếu có sự chấp thuận của các bên liên quan tới tranh chấp hoặc vấn đề doping nào đó (kể cả trường hợp quyết định của nước thành viên chịu sự xem xét lại của IAAF, có sự chấp thuận của IAAF) thì những tranh chấp hoặc vấn đề doping như vậy được đưa ra phân xử, dựa trên một căn cứ đặc biệt, để giải quyết theo quyền chống án của Hội đồng phân xử các tranh chấp về thể thao.

Ghi chú 4:Trường hợp tranh chấp hoặc vấn đề doping được chuyển lên Hội đồng phân xử các tranh chấp về thể thao theo mục ghi chú 3 trên đây, thì phải áp dụng các Điều luật và quy định của IAAF có hiệu lực ngay trước ngày 1 tháng 11 năm 2001.

Ghi chú 5:Trường hợp tranh chấp nảy sinh sau ngày 1 tháng 11 năm 2001, hoặc trường hợp một quyết định nào đó liên quan đến vấn đề doping cho một thành viên đưa ra sau thời hạn này thì tranh chấp hoặc vấn đề doping đó phải được giải quyết theo đúng Điều luật 21 được nêu ở trên.

 

TƯ CÁCH

Điều 51

ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỦ TƯ CÁCH THI ĐẤU

Một vận động viên đủ tư cách tham gia thi đấu là người chấp nhận thực hiện đúng những điều luật của IAAF.

Điều 52

GIỚI HẠN VỀ THI ĐẤU CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN NGHIỆP DƯ

1. Việc thi đấu theo các điều luật của IAAF được giới hạn cho những vận động viên hoạt động dưới thẩm quyền của pháp lý của một nước thành viên, và những vận động viên có đủ tư cách thi đấu theo các điều luật của IAAF.

2. Trong bất cứ cuộc thi đấu nào theo các điều luật của IAAF, việc có đủ tư cách thi đấu của một vận động viên sẽ phải được cơ quan điều hành của nước có vận động viên đó bảo hộ.

3. Các điều luật về sự đủ tư cách của các tổ chức thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các điều luật này của IAAF và không thành viên nào có thể thông qua, công bố hoặc giữ lại trong bộ luật cơ bản hoặc điều lệ của mình bất kỳ luật hoặc điều lệ về sự đủ tư cách mà tại đó có sự ngược với luật hoặc điều lệ của IAAF. Ở đâu có sự bất đồng giữa luật đủ tư cách của IAAF và luật đủ tư cách của tổ chức thành viên, luật đủ tư cách của IAAF phải được áp dụng.

Điều 53

KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH ĐỂ THI ĐẤU TRONG NƯỚC VÀ THI ĐẤU QUỐC TẾ

1. Những vận động viên sau đây không đủ tư cách để tham gia các cuộc thi đấu được tổ chức theo các điều luật của IAAF hoặc theo các điều luật của một thành viên:

BẤT CỨ VẬN ĐỘNG VIÊN NÀO MÀ:

(i)Liên đoàn Quốc gia của vận động viên đó đang bị IAAF đình chỉ tư cách.

Điều này không áp dụng cho các cuộc thi đấu trong nước do Liên đoàn quốc gia đang bị đình chỉ tư cách thành viên tổ chức cho công dân của nước mình.

(ii) Đã tham gia vào bất kỳ hoạt động thi đấu điền kinh nào khi đã biết rõ rằng trong các cuộc thi đấu đó có những vận động viên không đủ tư cách để được thi đấu theo các điều luật của IAAF, hoặc những cuộc thi đấu được tổ chức lãnh thổ của một nước thành viên đã bị đình chỉ tư cách. Điều này không áp dụng cho bất kỳ cuộc thi đấu nào mà đã được giới hạn cho những nhóm tuổi lão tướng (40 tuổi trở lên đối với nam và 35 tuổi trở lên đối với nữ);

(iii) Tham gia bất kỳ hoạt động thi đấu nào mà không được sự đồng ý, chấp thuận và công nhận của thành viên mà các cuộc thi đấu này được tiến hành trên đất nước đó.

(iv) Bị tạm đình chỉ thi đấu hoặc không có đủ tư cách để thi đấu trong các cuộc đấu dưới thẩm quyền hợp pháp của Liên đoàn quốc gia của vận động viên đó, trong chừng mực việc không đủ tư cách được xem xét một cách nhất quán với các điều luật của IAAF;

(v) Vi phạm các điều luật 55 đến 61 “kiểm tra việc lạm dụng chất doping”.

(vi) Đã thi đấu, hoặc đang thi đấu trong bất kỳ một cuộc thi đấu thể thao nào để lấy tiền thưởng, trừ những trường hợp đã được các điều luật của IAAF cho phép hoặc đã được sự phê chuẩn đặc biệt của Hội đồng.

(vii) Nhận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ một khoản tiền hoặc những khỏan tiền công khác để đáp ứng việc chi tiêu hoặc bổ khuyết các khoản thu nhập (kiếm tiền), ngoài những khoản qui định trong các điều luật 14, 15 và 16.

(viii) Người đã thực hiện các hành động hoặc đưa ra những tuyên bố bằng lời hoặc bằng văn bản, hoặc đã nhận trách nhiệm đối với bất cứ vi phạm nào về các điều luật hoặc các hành vi đạo đức khác, mà theo quan điểm của Hội đồng IAAF đều bị coi là đã xúc phạm hoặc cư xử trái hoặc làm mất uy tín của thể thao.

(ix) Người vi phạm điều luật 18 (Quảng cáo và trưng bày khi thi đấu) hoặc bất cứ qui định nào về điều luật này.

(x) Người sử dụng các dịch vụ về Đại diện vận động viên, trừ những người được nước thành viên phê chuẩn theo Điều luật 19.

(xi) Người đã bị tuyên bố là không đủ tư cách do vi phạm bất cứ qui định nào về điều luật này.

2. Ngoài thời gian không đủ tư cách đã tuyên bố trong điều luật hoặc các qui định có liên quan của IAAF, tình trạng không đủ tư cách của người vi phạm theo điều luật này sẽ bị kéo dài trong một thời hạn căn cứ theo những qui định được Hội đồng đưa ra. Khi chưa có những qui định như vậy, Hội đồng có thể quyết định một thời hạn thích hợp đối với việc tước bỏ tư cách.

3. Nếu một vận động viên thi đấu trong lúc bị đình chỉ hoặc không đủ tư cách, thì thời hạn của việc không đủ tư cách này được coi là phải bắt đầu lại kể từ thời gian thi đấu gần đây nhất của vận động viên đó không tính đến phần thời gian bị đình chỉ hoặc mất tư cách mà anh ta đã thụ hình (trãi qua).

Điều 54

CÁC THỦ TỤC TIẾN HÀNH KỶ LUẬT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ VI PHẠM VỀ DOPING

1. Trường hợp đưa ra những lý luận cho rằng một vận động viên đã vi phạm điều luật 53.1 (trừ khoản 53.1 (v)), thì những lý lẽ này phải được trình bày ngắn gọn thành văn bản và gửi tới liên đoàn quốc gia của vận động viên đó, liên đoàn sẽ phải tiến hành điều tra. Nếu Liên đoàn quốc gia này thấy rằng có bằng chứng củng cố cho những lý lẽ về việc không đủ tư cách thì sẽ phải tổ chức tranh luận công khai với đương sự trước cơ quan pháp luật quốc gia có thẩm quyền. Tất cả các bằng chứng xác đáng phải được đưa ra trước bên bị cho là không đủ tư cách, người này sẽ còn có cơ hội đệ trình vụ việc của mình lên cơn quan pháp luật quốc gia có thẩm quyền về việc không đủ tư cách của anh ta.

2. Trường hợp cơ quan pháp luật thích hợp của quốc gia, sau khi đã nghe những chứng cứ, quyết định rằng bản thân vận động viên đó đã không đủ tư cách, thì Liên đoàn quốc gia của vận động viên đó phải áp dụng tất cả các biện pháp xử lý kỹ luật cần thiết và phải báo cáo sự việc đó cho IAAF cùng với toàn bộ các tư liệu về chứng cứ của các vấn đề đã được cả hai bên đưa ra. Nếu không có tình huống đặc biệt nào, Hội đồng của IAAF sẽ tuyên bố quyết định trên là quyết định cuối cùng và là sự ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả các bên. Tất cả các nước thành viên sẽ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo hiệu lực thi hành quyết định này.

Nếu theo quan điểm của IAAF, Liên đoàn quốc gia đã áp dụng biện pháp đình chỉ không thích đáng thì IAAF có thể áp đặt biện pháp đình chỉ này.

3. Nếu một vận động viên muốn phản đối sự nêu ra việc không đủ tư cánh như trên thì vận động viên đó có thể gởi đơn lên toà án phân xử các tranh chấp về thể thao theo các điều luật 21.3 (vi).

Ghi chú: Xem cả Điều 59 "Các thủ tục tiến hành kỷ luật đối với các vi phạm về sử dụng doping".

 

PHẦN III

KIỂM TRA VIỆC LẠM DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH

Điều 55

DOPING

1. Việc dùng các chất kích thích là bị cấm nghiêm ngặt và là một sự vi phạm các điều luật của IAAF.

2. Sự vi phạm việc sử dụng các chất kích thích xảy ra khi:

(i) Tìm thấy các chất đã bị cấm trong các mô hoặc các chất dịch lấy từ cơ thể vận động viên; hoặc

(ii) Vận động viên sử dụng hoặc lợi dụng ưu thế của một phương pháp đã bị cấm; hoặc

(iii) Vận động viên thừa nhận đã dùng hoặc lợi dụng ưu thế của một phương pháp đã bị cấm hoặc một chất đã bị cấm đối với mình (xem thêm ở điều luật 56).

3. Những chất đã bị cấm gồm những chất đã được lên danh sách trong Biểu 1 về "các qui định hướng dẫn thủ tục kiểm tra doping". Danh sách các chất này phải được Ủy ban chuyên trách về vấn đề doping rà soát một cách thường xuyên và có thể được Ủy ban này ghi thêm vào hoặc sửa đổi. Danh mục được thêm vào hoặc được sửa đổi phải được Hội đồng thông quan và sẽ có hiệu lực thi hành sau 3 tháng kể từ ngày được phê chuẩn.

4. Vận động có trách nhiệm đảm bảo việc không đưa bất cứ một chất nào đã bị cấm theo đúng điều luật này vào các mô hoặc các chất dịch của cơ thể mình. Vận động viên phải được nhắc nhở trước rằng họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoặc bất cứ một chất nào đó được tìm thấy trong các mẫu lấy ra từ cơ thể họ.

5. Vận động viên có thể yêu cầu Ủy ban chuyên trách về doping chấp nhận cho quyền ưu tiên miễn trừ, cho phép mình được dùng một chất bình thường bị cấm theo tiêu chuẩn trong các điều luật của IAAF.

Quyền miễn trừ như vậy chỉ được phép dành cho vận động viên trong những trường hợp do yêu cầu điều trị bắt buộc và rõ ràng. Các chi tiết cụ thể về thủ tục xin được quyền miễn trừ này phải theo đúng " Những qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping".

6. Cụm từ chỉ "Chất đã bị cấm" là kể cả sản phẩm chuyển hóa của chất đã bị cấm.

7. Cụm từ chỉ "Các phương pháp đã bị cấm" là bao gồm:

a) Kích thích hệ thống máu

b) Dùng các chất và phương pháp làm thay đổi tình trạng toàn vẹn và hiệu lực của mẫu nước tiểu dùng để kiểm tra sau đó.

Dù là đã đầy đủ hoặc chưa hẳn đã hết thì trong biểu 2 của những qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping cũng đã liệt kê những phương pháp đã bị cấm sử dụng (xem thêm điều luật 60.2).

8. Một sự thừa nhận có thể được đưa ra bằng lời theo cách có thể xác minh được hoặc bằng văn bản. Đối với mục đích các điều luật này, một lời phát biểu không được coi là một sự thừa nhận sau khi sự việc có liên quan tới lời phát biểu đó xảy ra.

9. Ủy ban chuyên trách về vấn đề doping phải được Hội đồng bổ nhiệm theo sự tiến cử của Ủy ban chuyên trách về y tế. Ủy ban này phải báo cáo với Hội đồng và Ủy ban y tế để trao đổi ý kiến khi cần thiết. Chức năng của Ủy ban này là phải tư vấn cho IAAF về tất cả các vấn đề có liên quan đến doping nói chung, kể cả những vấn đề cụ thể đã được đưa ra trong những điều luật này. Ủy ban phải có nhiều nhất là 5 ủy viên, các ủy viên phải thường xuyên hội hợp và trao đổi ý kiến trên cơ sở không chính thức.

10. Những qui định có tính chất hành chính và thủ tục đối với việc tiến hành kiểm tra doping phải được Ủy ban chuyên trách về vấn đề doping quyết định. Những qui định này phải được mọi người coi là "Qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping". Những qui định này, hoặc bất kỳ sự sửa đổi nào đã được đề xuất đối với những qui định đó phải được Hội đồng phê chuẩn và có hiệu lực thi hành sau 3 tháng kể từ ngày được phê chuẩn.

11. Một phương thức hoặc nhũng thi hành nào trái với những thủ tục đã nêu ra trong " Các qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping" sẽ không còn giá trị quy kết trách nhiệm khi thấy có chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm hoặc rằng đã có việc sử dụng một phương pháp đã bị cấm, trừ khi cách làm khác này tạo ra một mối nghi ngờ thực sự về độ tin cậy của việc tìm ra.

12. IAAF hoặc các thành viên của mình có thể ủy thác thu giữ những tiêu bản, mẫu xét nghiệm cho bất cứ thành viên nào, cơ quan chính phủ hoặc bất cứ bên thứ ba nào khác mà họ cho là hợp lý.

Điều 56

CÁC TRƯỜNG HỢP CAN PHẠM

1. Vận động viên không thực hiện hoặc từ chối, không chấp hành cho kiểm tra doping sau khi được các cán bộ có trách nhiệm yêu cầu cho kiểm tra sẽ bị coi là vi phạm về doping và sẽ phải chịu các hình thức xử phạt thích hợp với điều luật 60. Vụ việc này phải được báo cáo cho IAAF và cơ quan quản lý cấp quốc gia của người đó.

2. Một vận động viên chỉ có quyền từ chối, không cung cấp mẫu tiêu bản máu trong những trường hợp mà các thủ tục ủy quyền và các biện pháp đảm bảo an toàn được nêu trong các qui định hướng dẫn về thủ tục kiểm tra doping không được tuân thủ đúng.

3. Bất cứ người nào bênh vực hoặc xúi dục, kích động, hoặc chấp nhận để người khác xúi dục hoặc ủng hộ việc sử dụng các chất đã bị cấm, hoặc các phương pháp đã bị cấm đều bị quy kết là vi phạm về doping và phải chịu các hình thức xử phạt thích hợp theo đúng điều luật 60. Nếu người này không phải là một vận động viên, thì Hội đồng có thể tùy ý áp đặt một biện pháp xử phạt thích hợp.

4. Bất cứ người nào kinh doanh, vận chuyển, phân phát hoặc bán bất kỳ một chất nào đã bị cấm mà không nằm trong qui trình chính quy về hoạt động nghề nghiệp và chuyên môn đã được công nhận đều là vi phạm về doping theo điều luật này sẽ phải chịu những hình phạt thích hợp theo điều luật 60.

Điều 57

KIỂM TRA (XÉT NGHIỆM) DOPING NGOÀI CÁC CUỘC THI ĐẤU

1. Một điều kiện để trở thành thành viên của IAAF là một thành viên phải có trong quy chế tổ chức của mình:

(i) Điều khoản bắt buộc thành viên này phải tiến hành kiểm tra doping ngoài các cuộc thi đấu, và hàng năm phải gửi bản báo cáo việc này cho IAAF; và

(ii) Điều khoản cho phép IAAF tiến hành kiểm tra doping tại các giải vô địch quốc gia của nước thành viên đó hoặc tại bất cứ cuộc gặp gỡ thi đấu nào tương tự như vậy; và

(iii) Điều khoản cho phép IAAF tiến hành kiểm tra doping ngoài các cuộc thi đấu đối với các vận động viên của thành viên đó.

2. Các qui định về thủ tục kiểm tra doping ngoàI thi đấu phảI theo đúng với “Các qui định về thủ tục kiểm tra doping”.

3. Không có bất cứ vận động viên nào được phép thi đấu trong các giảI vô địch quốc gia, mà cũng không có thành viên nào được công nhận theo điều luật 12.4 trừ khi vận động viên này đồng ý tự giác tuân thủ việc kiểm tra doping ngoàI thi đấu do cả thành viên đó và cả IAAF tiến hành.

4. Khi có yêu cầu của IAAF chuyển đến Liên đoàn thành viên liên quan, vận động viên phải ở nguyên tại địa chỉ thường trú đã ghi trong hồ sơ gửi IAAF hoặc Liên đoàn quốc gia vận động viên đó. Trong trường hợp có sự thay đổi địa chỉ với thời gian quá 3 ngày, vận động viên phải thông báo ngay cho IAAF hoặc Liên đoàn thành viên với bất kỳ lý do nào, trừ trường hợp khi tham gia những cuộc thi đấu quốc tế về điền kinh và tại cuộc thi đấu này phải thông báo cho IAAF hoặc Liên đoàn quốc gia của mình về địa chỉ tạm thời để có thể tìm gặp được anh ta ở đó. Vận động viên cũng phải duy trì việc lưu hồ sơ lịch trình tập luyện có ghi rõ thời gian và những địa điểm để có thể tìm gặp anh ta trong lúc luyện tập thường nhật

Vận động viên không thực hiện việc ở nguyên tại một địa chỉ (kể cả những địa chỉ tạm thời nào đó) hoặc khi cần không có mặt theo lịch trình tập luyện đã lưu trong hồ sơ, hoặc gửi thông tin sai lệch sẽ bị coi là vi phạm về doping.

Nếu có tư liệu dẫn chứng rằng đã có 3 hoặc hơn 3 lần liên tục trong vài ngày cách biệt, một cán bộ kiểm tra doping đã không thể tìm gặp được vận động viên thì những tư liệu này có thể được đưa ra làm bằng chứng xác nhận lỗi vi phạm này.

Trong những trường hợp khi vận động viên thông báo với Liên đoàn quốc gia địa chỉ, sự thay đổi địa chỉ hoặc địa chỉ tạm thời theo quy định của Điều luật này thì Liên đoàn quốc gia, đến lượt mình, phải khai báo ngay với IAAF về tất cả những chi tiết của sự việc.

5. Trường hợp một vận động viên từ chối việc cung cấp mẫu hay các hành động khác chứng tỏ sự không tự nguyện cho kiểm tra doping của mình với lý do đã nghỉ thi đấu thì vận động viên đó không đủ tư cách để được thi đấu lại cho tới khi anh ta đã tuân thủ thực hiện các điều khoản trong điều luật 57.5 của IAAF dưới đây.

6. Trường hợp một vận động viên đã bị tuyên bố không đủ tư cách trong một thời hạn không phảI là suet đời, và muốn lại được tiếp tục thi đấu sau khi hết thời hạn chịu hình phạt thì người đó phảI tự thu xếp trước để kiểm tra doping ngoàI thi đấu vào bất cứ thời gian nào trong thời hạn thi hành hình phạt không đủ tư cách của mình. Trường hợp một vận động viên đã bị tước bỏ tư cách trong vòng 2 năm hoặc lâu hơn thì tối thiểu phảI có 3 lần xét nghiệm do thành viên đó tiến hành, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4 tháng. Kết quả các xét nghiệm này phảI được báo cáo cho IAAF. NgoàI ra, ngay trước khi kết thúc thời hạn bị đình chỉ tư cách, vận động viên phảI trãI qua xét nghiệm để tìm toàn bộ các loại chất đã bị cấm (xem điều luật 60.5).

7. Việc kiểm tra doping ngoàI thi đấu sẽ chỉ được tiến hành đối với các chất có tên trong Biểu 1 (thủ tục 1), phần III của văn bản “ Những qui định về thủ tục kiểm tra doping”.

8. Tất cả các nước thành viên hoặc quan chức của thành viên phảI có trách nhiệm giúp đở IAAF và các thành viên khác khi cần thiết trong việc tiến hành xét nghiệm chất kích thích này, và bất cứ thành viên nào hoặc quan chức nào của một nước thành viên lẫn tránh hoặc ngăn cản, hoặc có những hành động gây khó khăn khác đối với việc tiến hành xét nghiệm này sẽ có thể bị xử phạt theo những điều luật của IAAF.

 

Điều 58

TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA DOPING

1. IAAF có trách nhiệm kiểm tra doping tại:

(i) Các giải vô địch thế giới;

(ii) Các Cúp thế giới;

(iii) Các cuộc đấu giành Giải vàng, giải thưởng lớn (Grand Prix), Giải thưởng lớn II (Grand Prix II Meetings)

(iv) Các cuộc thi đấu được IAAF chấp nhận

(v) Trong những trường hợp khác khi việc kiểm tra nhẫu nhiên hoặc theo chỉ định do IAAF tiến hành, ví dụ giải vô địch hoặc gặp gỡ thi đấu nhóm khu vực.

Tại những cuộc thi đấu này sẽ phải có mặt một đại diện của IAAF hoặc của khu vực.

2. Trong tất cả các trường hợp còn lại (trừ trường hợp việc kiểm tra doping được tiến hành theo các điều luật của các tổ chức thể thao khác), nước thành viên đang điều hành mọi công việc kiểm tra hoặc thành viên mà cuộc thi đấu được tổ chức trên lãnh thổ của họ sẽ có trách nhiệm về việc kiểm tra doping.

3. Trường hợp việc kiểm tra là trách nhiệm của một nước thành viên hoặc do thành viên đó tiến hành thì thành viên này phải tôn trọng triệt để những thủ tục được đưa ra đã có trong " Qui định về thủ tục kiểm tra doping", càng theo đúng các điều kiện, vụ việc thì càng tốt.

 

Điều 59

CÁC BIỆN PHÁP KỶ LUẬT ĐỐI VỚI NHỮNG VI PHẠM VỀ DOPING

 

1. Trường hợp có vi phạm về doping xảy ra, việc tiến hành các biện pháp kỷ luật sẽ thực hiện theo 3 bước:

(i) Tạm đình chỉ

(ii) Xét xử công khai

(iii) Truất bỏ tư cách

2. Vận động viên sẽ bị tạm đình chỉ từ khi IAAF, hoặc khi cần thiết, một khu vực hay một thành viên báo cáo rằng có chứng cứ đối với việc vi phạm về doping. Trường hợp việc kiểm tra doping là trách nhiệm của IAAF theo điều luật 58.1, thì IAAF sẽ áp đặt hình thức đình chỉ tương ứng. Trường hợp việc kiểm tra doping là trách nhiệm của một khu vực hay một nước thành viên, thì liên đoàn quốc gia của vận động viên đó sẽ áp đặt hình thức đình chỉ tương ứng. Nếu theo quan điểm của IAAF, một liên đoàn quốc gia đã không áp đặt một hình thức đình chỉ ở mức thỏa đáng thì IAAF có thể tự áp đặt hình thức đình chỉ này.

3. Vận động viên có quyền yêu cầu được có mặt trước phiên xét xử có liên quan của Liên đoàn quốc gia của mình, trước khi có một quyết định nào về tư cách được đưa ra. Khi vận động viên được thông báo rằng anh ta đã bị coi là có vi phạm về doping thì vận động viên đó sẽ đồng thời nhận được thông báo là anh ta được quyền có mặt trước phiên họp xét xử. Nếu vận động viên không có thông báo lại trong vòng 28 ngày kể từ ngày nhận được thì sẽ bị coi là đã khước từ quyền được nghe xét xử.

4. Nếu một vận động viên bị cho là có dính dáng đến việc vi phạm về doping, và điều này được khẳng định sau khi xét xử có mặt vận động viên đó hoặc sau khi vận động viên này khước từ quyền được nghe xét xử của mình thì sẽ bị tuyên bố không đủ tư cách. Tuyên bố này phải do IAAF đưa ra nếu việc kiểm tra doping thuộc trách nhiệm của IAAF; các trường hợp khác sẽ do nước thành viên đưa ra. Nếu, theo quan điểm của IAAF, nước thành viên này đã không tuyên phạt vận động viên một cách thích đáng là không đủ tư cách thì IAAF sẽ tự đưa ra tuyên phạt này. Ngoài ra, trường hợp xét nghiệm đã được tiến hành trong khi thi đấu, vận động viên đó sẽ bị truất quyền thi đấu khỏi cuộc thi đấu đó và kết quả này sẽ được sửa đổi cho thích hợp. Tình trạng không đủ tư cách của vận động viên đó sẽ bắt đầu từ ngày bị đình chỉ. Các thành tích đạt được từ ngày lấy mẫu thử sẽ bị hủy bỏ.

Ghi chú: Trong những trường hợp việc kiểm tra doping thuộc trách nhiệm của IAAF (xem Điều luật 58.1), quyết định một vận động viên đã có vi phạm về doping sẽ do nước thành viên đưa ra và khi nhận được quyết định của nước thành viên này, IAAF sẽ tuyên bố vận động viên đó không đủ tư cách trong một thời hạn thích hợp theo Điều luật 60.2. Trong tất cả các trường hợp khác, nước thành viên có trách nhiệm tuyên bố vận động viên không đủ tư cách.

Nếu nước thành viên này, sau khi đã tiến hành xét xử, khôi phục tư cách cho một vận động viên và uỷ ban xét xử này do Hội đồng bổ nhiệm theo đúng Điều luật 21.7, liên quan đến trường hợp phải chuyển lên CAS, thì Hội đồng có thể tạm đình chỉ đối với vận động viên trong khi chờ quyết định của CAS.

5. Trường hợp một nước thành viên đã, theo Điều 21.1, uỷ quyền tiến hành việc xét xử của mình cho một cơ quan pháp luật, Hội đồng xét xử hoặc Hội đồng kỷ luật nào đó (bất kể là ở trong hay ngoài nước thành viên này), hoặc vì một lsy do nào khác, một cơ quan pháp luật, hội đồng xét xử hoặc hội đồng kỷ luật nào đó ở ngoài nước thành viên này có trách nhiệm đảm bảo điều kiện để vận động viên có mặt tại phiên xét xử theo Điều luật 59.3, trên tinh thần của Điều luật21.3(i) và(ii), quyết định của cơ quan pháp luật, hội đồng xét xử hoặc hội đồng kỷ luật đó sẽ được coi là quyết định của nước thành viên này.

6. Trường hợp việc xét xử tiến hành theo đúng luật 59.3, nước thành viên phải chịu trách nhiệm chứng minh, sao cho không còn lý do để nghi ngờ, rằng đã có vi phạm về doping.

7. Những qui định cụ thể hơn đối với việc thi hành các biện pháp kỷ luật phải theo đúng " Những qui định về thủ tục kiểm tra doping". Xem thêm Điều luật 21 ở trên để thực hiện đúng các thủ tục hợp lệ.

 

Điều 60

CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT

 

1. Theo điều luật này, những trường hợp sau đây được coi là những vi phạm về việc sử dụng chất kích thích (xem thêm điều luật 55.2):

(i) Có các chất đã bị cấm sử dụng trong các chất dịch hoặc các loại mô lấy từ cơ thể vận động viên.

(ii) Sử dụng hoặc tận dụng lợi thế của các phương pháp đã bị cấm;

(iii) Thừa nhận đã lợi dụng hoặc đã sử dụng, hoặc đã thử dùng một chất đã bị cấm hoặc một phương pháp đã bị cấm;

(iv) Vận động viên không thực hiện hoặc từ chối yêu cầu thực hiện việc kiểm tra doping (Điều 56.1).

(v) Việc không thực hiện đầy đủ hoặc sự từ chối không cung cấp mẫu máu của một vận động viên;

(vi) Hỗ trợ hoặc kích động những người khác sử dụng các chất đã bị cấm hoặc các phương pháp đã bị cấm, hoặc thừa nhận đã hỗ trợ hoặc xúi dục người khác (Điều 56.3);

(vii) Kinh doanh, vận chuyển, phân phát hoặc bán bất cứ một chất đã bị cấm.

2. vận động viên có vi phạm về doping sẽ bị truất bỏ tư cách trong những trường hợp sau đây:

a) Vi phạm điều 60.1 (i) hoặc 60.1 (iii) nêu trên liên quan đến những chất đã được liệt kê trong phần I, Biểu 1 của "Những qui định về thủ tục kiểm tra doping" hoặc bất kỳ vi phạm nào khác được nêu ở Điều 60.1.

(i) Vi phạm lần đầu tiên - thời hạn ít nhất là 2 năm kể từ ngày phiên xét xử ra quyết định là có vi phạm về doping. Nếu vận động viên đã bị tạm đình chỉ trong một khoảng thời gian trước khi bị truyên bố không đủ tư cách, thì khoảng thời gian tạm đình chỉ này sẽ được trừ vào thời gian phạt không đủ tư cách do phiên xét xử thích hợp áp đặt.

(ii) Vi phạm lần thứ hai - phế truất suốt đời.

b. Vi phạm vào điều 60.1 (i) hoặc điều 60.1 (iii) nêu trên, có dính dáng đến các chất trong phần II, Biểu 1 của " Những qui định về thủ tục kiểm tra doping"

(i) Vi phạm lần đầu tiên - sẽ bị cảnh cáo trước dư luận và bị truất quyền thi đấu khỏi cuộc thi đấu mà tại đó đã lấy được mẫu xét nghiệm;

(ii) Vi phạm lần thứ 2 - bị phế truất tối thiểu là 2 năm kể từ ngày phiên xét xử ra quyết định là có vi phạm về doping. Nếu vận động viên đã bị tạm đình chỉ trong một khoảng thời gian trước khi bị tuyên bố không đủ tư cách thì khoảng thời gian tạm đình chỉ này sẽ được trừ vào thời gian phạt không đủ tư cách cho phiên xét xử thích hợp áp đặt.

(iii) Vi phạm lần thứ 3 - phế truất suốt đời.

Ghi chú:Vi phạm Điều 60.2 (a) được coi như vi phạm lần đầu.

c. Vi phạm vào điều 60.1 (vii) có liên quan đến bất cứ chất nào được ghi ở Biểu 1 của " Những qui định về thủ tục kiểm tra doping" sẽ bị phế truất suốt đời.

3. Trường hợp các chất phát hiện được trong các loại mô, hoặc các chất dịch lấy từ cơ thể vận động viên thuộc phần I và II của Biểu 1 thuộc " Những qui định về thủ tục kiểm tra doping" thì việc xác định thời hạn truất bỏ tư cách trước hết phải căn cứ vào những vi phạm các chất thuộc phần I trong Biểu 1.

4. Một vận động viên đã bị phát hiện và tuyên bố là đã vi phạm điều luật 57.4 sẽ bị truất bỏ tư cách trong những thời hạn sau đây: i) Vi phạm lần đầu - bị cảnh cáo trước dư luận; ii) Vi phạm lần thứ hai - tối thiểu 3 tháng; iii) Vi phạm lần thứ ba - tối thiểu 2 năm kể từ ngày phiên xét xử đưa ra quyết định là đã có vi phạm lần thứ ba.

5. Trường hợp một vận động viên đã bị tuyên bố không đủ tư cách thì không có quyền nhận bất cứ phần thưởng nào hoặc bất kỳ một khoản tiền cấp thêm nào mà lẽ ra anh ta đã có quyền nhận khi có tư cách để có mặt và thi đấu trong cuộc thi mà anh ta đã bị phát hiện là đã vi phạm về doping, hoặc trong bất cứ cuộc đấu nào tiếp theo đó. IAAF và tất cả các nước thành viên khi tổ chức thi đấu phải đảm bảo đưa vào hợp đồng với những nhà tổ chức một điều khoản để thực hiện điều này có hiệu lực.

6. Trường hợp một vận động viên đã vi phạm về doping theo điều luật 60.1 (iii) thì mọi kết quả, danh hiệu kèm theo với vi phạm sẽ không được IAAF và Liên đoàn thành viên có vận động viên đó công nhận, kể từ ngày vận động viên thừa nhận đối với việc vi phạm về doping.

7. Khi thời hạn bị truất bỏ tư cách đã hết, một vận động viên sẽ nghiễm nhiên được phục hồi tư cách mà không cần phải có thủ tục nào khác của vận động viên hoặc của Liên đòan quốc gia của vận động viên đó với điều kiện là vận động viên này đã thực hiện đúng điều luật 57.6.

8. Nếu một kết quả xét nghiệm được tiến hành đối với một vận động viên không đủ tư cách ( xem điều 57.6) cho thấy rõ ràng là dương tính, thì bằng chứng này sẽ cấu thành một tội danh vi phạm doping khác (riêng), và vận động viên đó sẽ phải chịu một hình phạt thích hợp nữa.

9. Trong những trường hợp ngoại lệ, một vận động viên có thể gởi đơn lên Hội đồng (IAAF) để xin được khôi phục lại tư cách trước khi hết thời hạn xử phạt truất bỏ tư cách của IAAF.

Việc một vận động viên đã có những sự hỗ trợ có giá trị cho nước thành viên trong quá trình điều tra vấn đề doping do thành viên đó tiến hành, thì trường hợp đó, theo thông lệ sẽ được Hội đồng xem xét để có cấu thành trường hợp ngoại lệ.

Một quyết định về các trường hợp ngoại lệ chỉ được đưa ra nếu vận động viên có được ba lần xét nghiệm âm tính do nước thành viên hoặc IAAF tiến hành, với thời hạn ít nhất là 1 tháng giữa mỗi lần xét nghiệm.

Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng chỉ có những trường hợp ngoại lệ đích thực mới biện minh được cho việc rút ngắn thời hạn (giảm án). Chi tiết cụ thể về thủ tục và những tiêu chuẩn áp dụng phải theo đúng " Những qui định về thủ tục kiểm tra doping".

 

Điều 61

VIỆC CÔNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA DOPING

 

1. Mọi thành viên phải thông báo cho Tổng thư ký IAAF ngay, và trong mọi hoàn cảnh, trong vòng 2 tuần, về bất kỳ những kết quả dương tính nào thu được trong quá trình kiểm tra doping do thành viên đó tiến hành. Các kết quả được phát hiện này phải được đưa ra xem xét tại cuốc họp gần nhất của Hội đồng IAAF, Hội đồng sẽ thay mặt tất cả các thành viên của IAAF xác nhận mỗi kết quả dương tính đã thu được. Các kết quả dương tính trong kiểm tra doping do thành viên đó tiến hành khi đó sẽ được xác nhận dứt khoát và buộc tất cả các thành viên có liên quan phải tiến hành các biện pháp cần thiết để làm cho quyết định này có hiệu lực.

2. Trường hợp việc kiểm tra doping là do IAAF đã tiến hành thì mỗi thành viên phải chấp nhận các kết quả của việc kiểm tra doping đó và phải có các biện pháp cần thiết để thi hành hiệu lực quyết định.

3. Hội đồng có thể thay mặt tất cả các thành viên của IAAF, công nhận các kết quả kiểm tra doping do các tổ chức thể thao khác với IAAF tiến hành, hoặc do một thành viên của tổ chức thể theo đó tiến hành theo các điều luật và các thủ tục khác so với những thủ tục và các điều luật về việc này của IAAF, nếu như điều đó chứng minh được đầy đủ việc xét nghiệm đã được tiến hành hoàn toàn hợp thức và những điều luật của các tổ chức tiến hành các xét nghiệm này đủ điều kiện bênh vực cho các vận động viên.

4. Trường hợp được đưa ra để công nhận, tại một cuộc họp của Hội đồng, các kết quả kiểm tra doping đã được tiến hành bởi một tổ chức thể thao không phải là IAAF hoặc bởi một thành viên của tổ chức thể theo đó theo đúng các điều luật và các thủ tục khác so với các điều luật và thủ tục của IAAF về việc đó thì vận động viên có khả năng bị dính líu phải được báo trước bằng văn bản trong thòi hạn một tháng trước ngày khai mạc cuộc họp thích hợp. Nếu người này muốn gửi kháng nghị bằng văn bản lên Hội đồng thì kháng nghị phải được chuyển tới Tổng thư ký chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp nói trên.

5. Một vận động viên có quyền tham dự cuộc họp hội đồng thích hợp và có quyền kháng nghị nếu thấy cần thiết.

6. Nếu Hội đồng quyết định rằng kết quả kiểm tra doping do một cơ quan không phải là IAAF đã tiến hành được công nhận thì vận động viên đó sẽ bị coi là đã vi phạm điều luật thích hợp của IAAF và sẽ phải chịu những hình phạt giống như vận động viên đã vi phạm những điều như vậy. Tất cả các thành viên phải có mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cho quyết định này có hiệu lực

 

nguon VI OLET