Nhận thức vấn đề
Trong thời đại hiện nay sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Sự phát triển như vũ bảo của ngành khoa học công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của loài người.

Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa tin học vào giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó.

Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tại các trường tiểu học. Chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề này để từ đó có những biện pháp để giúp đỡ các em. Đối với học sinh tiểu học tiếp cận với công nghệ thông tin (môn Tin học) chỉ ở mức độ đơn giản và là môn học tự chọn (không bắt buộc). Nội dung học tập chủ yếu:
Làm quen với việc sử dụng máy tính;
Sử dụng những thiết bị thông dụng: (chuột, bàn phím, màn hình, sử dụng thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD-ROM, …); sử dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng chọn, biểu tượng); …
Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục.
Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn học khác;
Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản;
Sử dụng phần mềm đồ họa;
Học tập thông qua hoạt động trong một vi thế giới (LOGO) với mức độ tương tác trực tiếp tốt mà không thiên về dạy học lập trình;
Bước đầu làm quen với Internet.
Tin học là môn học tự chọn, nội dung học tập đơn giản nhưng không vì thế mà giáo viên chúng ta tỏ ra lơ là thiếu nhiệt huyết vì đây chính là môn học nền tảng cho khả năng phát triển về Tin học cho các em sau này.
Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của BGD&ĐT cũng nêu rõ: Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về Tin học, các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học Tin học. Bộ Giáo dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy và học Tin học. Vậy làm thế nào để giúp học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng học tốt môn Tin học? Có rất nhiều biện pháp, hình thức, …

Trong đề tài này tôi mạnh dạng đưa ra biện pháp của cá nhân tôi được đúc kết qua những năm giảng dạy Tin học cho học sinh tiểu học. Đó là biện pháp thông qua việc luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón để tạo hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh khối lớp 5. Để các bạn đồng nghiệp cùng thảo luận và đưa ra những giải pháp tốt hơn trong giảng dạy môn Tin học cho học sinh.

Đặc điểm tình hình.
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của cấp trên, của BGH nhà trường trong việc trang bị các thiết bị (máy tính, máy chiếu) và nhân sự (có giáo viên phụ trách phòng máy) để phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học.

Khó khăn:
Phòng máy chưa đủ máy tính để học sinh thực hành, làm ảnh hưởng đến việc thực hành của học sinh.

Nội dung:
Tên đề tài:
Tạo hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh lớp 5 thông biện pháp giúp học sinh luyện gõ thành thạo bàn phím bằng 10 ngón.

Thực trạng:
Khi dạy cho học sinh lớp 5 thực hành luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón, đa số các em thường không đặt tay đúng vị trí và không gõ đúng các ngón tay theo hướng dẫn của giáo viên mà các em thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay để gõ. Qua trao đổi với các giáo viên dạy tin học ở những trường khác thì hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân từ đâu mà học sinh thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ để gõ phím?

Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và nhận thấy những hạn chế nêu trên là do các nguyên nhân sau đây:
Về phía học sinh:
- Độ tuổi của
nguon VI OLET