TUẦN 7                Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016

 

 

        Tiết: 1                                        SINH HOẠT TẬP THỂ

 

        I- Mục tiêu

         - Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.

         - Biết kế hoạch tuần 7 cần thực hiện.

        II- Nội dung 

1-     Đánh giá ưu, khuyết đim tun.

       + Ưu điểm:

        - Biết chào hỏi thầy cô khách đến trường, không có nói tục, chửi thề.

        - Thực hiên tốt nếp đồng phục, bỏ áo vào quần nghiêm túc.

        - Đi học đều, đúng giờ không có hiện tượng đi trể.

        - Thực hiện tốt nếp vệ sinh lớp học, sân trường, chăm sóc hoa kiểng trước lớp.

        - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng.

        - Thực hiện tốt nếp hát đầu, cuối giờ.

       + Khuyết điểm:

        - Học tập chưa nghiêm túc, thiếu tập trung trong giờ học, chuẩn bị bài chưa tốt.

        - Thực hiện chưa tốt các nề nếp: sắp hàng, nếp đưa tay phát biểu, nếp truy bài   

          đầu giờ.

        - Còn chạy xe trên sân trường giờ ra chơi, ăn quà vặt vứt rác bừa bãi trên sân.

        - Đổ rác chưa đúng qui đinh.

        - Còn rượt đuổi nhau giờ ra chơi.

        2-Phương hướng tuần 7.

        - Thực hiên tốt nếp chào hỏi thầy cô khách đến trường, nếp đồng phục.

        - Đảm bảo nề nếp kỉ luật, trật tự trong giờ học, sinh hoạt.

        - Đi học đều, nghỉ học phải xin phép, giữ gìn tập sách sạch đẹp.

        - Thực hiện nghiêm túc nếp truy bài đầu giờ.

        - Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, đổ rác đúng qui định, không vứt rác bừa

          bãi, không rượt đuổi nhau giờ ra chỏi.

        - Trò chơi: Mèo đuổi chuột.

        - Hướng dẫn cách chơi.

        - Học sinh chơi trò chơi.

        - Hát bài hát: Đếm sao.

        3. Kết thúc.

        - Nhận xét, đánh giá tiết sinh hoạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

NS: 08/10/2016                                                    TUẦN 7

ND:10/10/2016                                   Thứ hai ngày 10 tháng  10 năm 2016

                                     LỚP 2H

                                    LỚP 3H

Tiết:2+3                     Tập đọc

Tiết:19-20        NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục tiêu.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy cũ thật đẹp đẽ (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.)

- KNS: - Xác định giá trị - Tư nhận thức về bản thân.

II. Đồ dựng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học.

1. Bài cũ: Ngôi trường mới.

- Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi.

- Nhận xét,đánh giá.

2. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Người thầy cũ.

+ Hoạt động 2:Luyện đọc:

- Giaó viên đọc mẫu,học sinh chú ý lắng nghe.

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- Học sinh đọc từng câu nối tiếp.

- Nhận xét uốn nắn sửa sai.

- HD học sinh luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.

- Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .

- Chú ý cách ngắt hơi ,nhấn giọng ở một số câu.

- Học sinh đọc sinh đọc phần chú giải sách giáo khoa. Giáo viên giải nghĩa thêm từ: lễ phép.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.             

- Nhận xét, đánh giá.

                                  Tiết: 20

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Học sinh đọc từng đoạn trả lời câu hỏi.

- Bố Dũng đến trường làm gì? Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng  như thế nào? Bố Dũng nhớ nhất những kỉ niệm gì về thầy? Dũng nghĩ gì khi bố đã về?

- Học sinh trả lời, giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh phát biểu. Cả lớp, giáo viên nhận xét.

+ Hoạt động 4: Luyện đọc lại:

- Đọc nối tiếp theo nhóm.

- Thi đọc nối tiếp theo nhóm

- Giaó viên nhận xét, tuyên dương.

+ Hoạt động 5: Kết thúc.

- Học sinh đọc lại bài ,trả lời câu hỏi.

- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?

- Giaó dục học sinh có ý thức tôn trọng nhớ ơn thầy.

- Chuẩn bị bài: Thời khóa biểu.

- Nhận xét chung tiết học.

Tiết:2                        Đạo đức.

Tiết:7      QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG

                 BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Quan tâm chăm sóc ông, bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.

- HSKG: Biết được bổn phận của trẻ em

phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

-KNS: Kĩ năng lng nghe ý kiến người thân. Kĩ năng đm nhn trách nhim chăm sóc người thân trong nhng vic va sc.

II. Đồ dùng dạy học.

-Các tấm bìa nhỏ màu xanh, vàng, đỏ.

III. Hoạt động dạy học.

1. Bài cũ: Tự làm lấy việc của mình.

- Hãy kể lại  những việc em đã t làm?

- Các em thực hiện những việc đó như thế nào? Em cảm thấy thế nào sau khi hoàn  thành công  việc đó? Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới tiệu bài: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới:

- Học sinh kể về sự quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.

- Học sinh trao đổi theo nhóm.

- Một số em kể trước lớp.

- C lp nhn xét giáo viên kết lun.

+ Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất.                                                                         

- Học sinh biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông ,bà, cha mẹ, anh chị em.-Giáo viên kể chuyện có sử dụng tranh  minh họa.

- Cho học sinh thảo luận nhóm về bổn phận của mình biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Đại diện các nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét kết luận.                           

+ Đánh giá hành vi.

-Chia nhóm thảo lun đưa ra các ni dung : a, b, c, d, đ. Đại din nhóm trình bày. Giaó viên nhn xét cht li tình hung đúng.

+ Hoạt động 3: Kết thúc

- Chuẩn bị bài: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (T2).

-  Nhận xét, đánh giá tiết học.

 


 

 

NS:08 /10/2016

ND:10/10/2016

Tiết:4                        Toán

Tiết:31              LUYỆN TẬP

 

 

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh biết giải bài toán về niều hơn ít hơn.

- Làm các bài tập 2,3,4.

II. Đồ dùng dạy học.

-Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Bài toán về ít hơn.

- Gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 3.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập.

+ Hoạt động 2: Thực hành luyện tập .

- Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

- Yêu cầu học sinh đọc bài toán dựa vào tóm tắt. Kém hơn nghĩa là thế nào ?

- Bài toán thuộc dạng bài toán gì ?

- Học sinh phát biểu.

- Yêu cầu học sinh giải bài toán vào vở.

- Gọi 1em lên bảng làm.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.

                            Bài giải

                         Tuổi em là

                         16-5= 11(tuổi)

                          Đáp số : 11 tuổi

- Bài 3: Giaó niên nêu yêu cầu bài toán,

- Học sinh làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

                             Bài giải

                         Tuổi anh là

                         11+5 =16(tuổi)

                          Đáp số : 16 tuổi

- Bài 4: Giáo viên nêu yêu cầu.

- Học sinh yự làm bài vào vở.

- Nhận xét, hữa bài.

                             Bài giải

             Tòa nhà thứ hai có số tầng là

                 16  - 4 = 12 (tầng)

                  Đáp số : 12 tầng

+ Hoạt động 3: Kết thúc.

- Nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị bài: Ki lô gam.

Tiết:3                        Toán

Tiết:31             BẢNG NHÂN 7

 

 

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh: Bước đầu thuộc bảng nhân 7, vận dụng phép nhân 7 trong giải toán. Làm   bài tập 1,2,3 .

II. Đồ dùng dạy học.

-Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Luyện tập.

-Gọi học sinh lên bảng làm bài.

             24 : 6 =              30 : 5 =

             34 : 6 =              27 : 4 =

-Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Bảng nhân 7

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 7.

- GV treo bảng cài và 7 chấm tròn.

- Học sinh quan sát trên bảng.

- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn.

- 7 x 2 = 7+7 =14

- 7 x 3= 7 = 7 + 7 + 7 = 21

- 7 x 4 =7+7+7+7= 28

- 7 x 5 =7+7+7+7+ = 35 

............................................................

- Cứ tiếp tục như thế ta được bảng nhân 7.

- Cho học sinh đọc lại bảng nhân 7.

- Học sinh đọc thuộc thuộc bảng nhân.

+ Hoạt động 3: Thực hành.

- Bài tập1: Hsinh tính nhẩm nêu kết quả.

- Cả lớp nhận xét.

- Bài tập 2: Gọi 1 em đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày ta làm phép tính gì?

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- Giáo viên nhận xét..

- Bài tập 3: Cho hsinh làm bài trên bảng

- Cả lớp làm nháp.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Hoạt đông 4: Kết thúc.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Nhận xét tiết học.

 

 


 

 

NS:08/10/2016

ND:10/10/2016

Tiết:5                       Đạo đức

Tiết:7       CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (T1)

 

 

I. Mục tiêu.

- Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.

- Thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- KNS: Trẻ có bổn phận tham giâ làm việc nhà phù hợp với khả năng đẻ giúp đỡ ông bà ,cha mẹ.                                                                      - Tham gia một số công việc nhà phù hợp với khả năng.

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2 Bài cũ:

3.Bài mới:

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài

+ Hoạt động 2: Phân tích bài thơ khi mẹ vắng nhà.

- Gọi học sinh đọc bài thơ, gợi ý học sinh phân tích.

- Học sinh đọc lại bài thơ.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Bạn nhỏ đã làm những việc gì giúp mẹ?

- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ?

- Mẹ bạn nhỏ nghĩ và nói gì?

- Đại diện trình bài trước lớp.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét và kết luận.

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn quan sát tranh.

- Hs quan sát tranh, thảo luận  nhóm đôi.

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh?

- Em hãy đoán xem mẹ bạn sẽ nghĩ gì ?

- Đại diện phát biểu.

- Giaó viên nhận xét kết luận : Chăm làm việc nhà là đức tính tốt. Chúng ta nên làm và làm những việc nhà phù hợp với khả năng.

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Chuẩn bị bài: Chăm làm việc nhà (T2).

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

Tiết:4+5                  Tập đọc + Kchuyện

Tiết:13                        TRẬN BÓNG

                             DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG      

 

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu lời khuyên của nhân vật không được chơi bóng đá dưới lòng đường ,vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, quy tắc chung của cộng đồng . trả lời câu hỏi trong sách giaó khoa.

- Học sinh khá giỏi: Nhập vai khi đọc.

- Lồng ghép an toàn giao thông.

+Kể chuyện: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.

-KNS: - Kiểm soát cảm xúc.

            - Đảm nhận trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa , bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: Nhớ lại buổi đầu...

- Gọi học sinh đọc bài trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Trận bóng dưới lòng đường.

+ Hoạt động 2: Luyện đọc.

- Giaó viên đọc mẫu, 1 em đọc lại bài.

- Cho học sinh đọc câu nối tiếp nhau.

- Gv theo dõi uốn nắn, sửa sai cách phát âm

- Cho học sinh đọc đoạn  nối tiếp nhau .

- Gviên hướng dẫn ngắt hởi các câu dài.

- Đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đọc đoạn trong nhóm.

- 1 em đọc lại cả bài. Cả lớp theo dõi.

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Học sinh đọc từng đoạn trả lời câu hỏi.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét.                             

 

Tiết :7                Kể chuyện

 

- Gọi hc sinh đc yêu cu ca phn k chuyn. Học sinh kể chuyện trước lớp.

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Chuẩn bị: Trận bóng dưới lòng đường

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

 

 

 

 

 


 

 

NS:08/9/2016

ND:11/9/2016                                  Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016

                                      LỚP 2H

                               LỚP 3H

Tiết:1                             Toán

Tiết:32                  KI-LÔ-GAM

 

I. Mục tiêu.

- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa 2 vật thông thường.

- Biết Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc viết tên và ký hiệu của nó.

- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân 1 số đồ vật quen thuộc.

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.

II. Đồ dùng dạy học.

-Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: Luyện tập.

- Gọi học sinh lên bảng làm bài.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Gthiệu bài: Kí –lô - gam

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới.

+ Giới thiệu về vật nặng hơn, nhẹ hơn:

- Cho  hsinh cầm mỗi tay 1 vật khác nhau xem bên nào nặng hơn, bên nào nhẹ hơn.

+ Giới thiệu caí cân đĩa và cách cân đồ vật.                                                           

- Cả lớp vào giáo viên nhận xét.

+ Giới thiệu về ki-lô-gam.

- Các vật để xem mức độ nặng, nhẹ thế nào? Ta dùng đơn vị đo ki-lô-gam.

- Gv viết bảng ki-lô-gam; viết tắt là: kg.

- Cho học sinh đọc kí-lô-gam.

- Giới thiệu các quả cân 1kg, 2kg, 5kg.

+ Hoạt động 3: Thực hành.

- Bài tập 1: Cá nhân nêu miệng kết quả.

- Cả lớp, giáo viên nhận xét

- Bài tập 2: Hướng dẫn học sinh làm tính cộng, trừ các số đo theo mẫu.

- Hoc sinh làm bài trên bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

- Bài tập 3: Cho học sinh đọc bài toán tự làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.                                                                                  

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Nhận xét chung tiết học.

Tiết:1                         Chính tả

Tiết:13  TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

 

I. Mục tiêu.

- Giúp HS: Chép và trình bày đúng bài chính tả. Làm đúng bài 2 (a, b) hoặc bài chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

- Điền đúng 11 ô chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (bài 3).

II. Đồ dùng dạy học.

-Bng ph .                                                                                                       

+Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Nhớ lại buổi đầu đi học.

- Gv đọc cho học sinh viết bảng lớp các từ: bỡ ngỡ, nép, quảng trời, ngập ngừng.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thệu bài: Trận bóng dưới lòng đường.

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.

- Giaó viên treo bảng phụ, đọc bài viết.

- 2 em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.

- Hướng dẫn nhận xét.

- Chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa ?

- Lời các nhân vật được đặt sau dấu gì ? 

- Hướng  dẫn học sinh viết từ khó.           

- Gv đọc từ khó học sinh viết bảng con.

- Nhắc nhở cách trình bày bài viết.

- Học sinh chép bài vào vở.

- Học sinh đổi vở kiểm tra bắt lỗi.

- Giaó viên, nhận xét bài viết.

+ Hoạt đông 3: Hướng dẫn làm bài tập.

- Bài 2: Cá nhân nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh xem tranh minh họa.

- Gợi ý giải câu đố, l từng em đọc kết quả.

- Cả lớp và giao viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Bài 3: Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.

- Cả lớp làm bài vào vở. Sau đó cho học sinh lên bảng làm bài.

- Nhận xét sửa bài.

- Học sinh học thuộc 11 tên chữ tại lớp.

+ Hoạt động 4 : Kết thúc

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị bài: Bận.

 

 

 

 


 

 

NS:09/10/2016

ND:11/10/2016

Tiết:2                     Chính tả

Tiết:13           NGƯỜI THẦY CŨ

 

 

I. Mục tiêu.

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.

- Làm được bài tập 2; bài tập 3 (a,b) hoặc bài tập chính ta phương ngữ do Gviên soạn.                    

II. Đồ dùng dạy học.

-Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: Ngôi trường mới.

- Giáo viên đọc các từ: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương... cho học sinh viết bảng lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Người thầy cũ.

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.

- Giaó viên đọc đoạn viết trên bảng.

- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài viết.

- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?

- Hướng dẫn học sinh nhận xét.

- Bài tập chép có mấy câu ?

- Chữ đầu của mỗi câu viết như thế nào ?

- Đọc lại câu văn có dấu phẩy, dấu chấm.

- Học sinh phát biểu, cả lớp nhận xét.

- Học sinh viết bảnh con các từ : xúc động, cổng trường, cửa sổ, hình phạt, mắc lại.

- Học sinh viết bài vào vở.Thu chấm một số vở. Nhận xét ,chữa bài.

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.

- Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Cả lớp làm bài bảng con, 2 em làm bài trên bảng.

- Nhận xét chữa bài. (bụi phấn, huy hiệu,vui vẽ, tận tụy.)

- Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài

- 2em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở

- Nhận xét, chữa bài (giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn.)

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị bài: Cô giáo lớp em.

 

 

 

Tiết:2                   Tự nhiên xã hội

Tiết:13     HOẠT ĐỘNG THẦN KINH

 

 

I. Mục tiêu.

- Giúp h sinh : Nêu dược 1 số vị trí về phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống.

- HSKG: Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.

- KNS: kĩ năng  tìm kiếm xử lí thông tin.

- Kĩ năng ra quyết định ,đẻ có những hành vi tích cực,phù hợp.

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: cơ quan thần kinh

- Cơ quan thần kinh gồm có bộ phận nào?

- Nêu vai trò của não, tủy sống và các dây thần kinh?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động thần kinh.

+ Hoạt động 2: Làm việc với sgiáo khoa.

- Học sinh làm việc theo nhóm.

- Quan sát hình 1a,1b và đọc mục bạn cần biết sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.

- Điều gì xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?

- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng ? Hiện tượng tay vừa chạm phải vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì?

- Đại diện nhóm trình bài kết quả.

- Các nhóm khác bổ xung.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

+ Hoạt động 3: Trò chơi.

- Cho học sinh chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh.

- Thử phản xạ đầu gối.

- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.

- Học sinh chơi trò chơi trước lớp.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị bài : Hoạt động thần kinh (TT)

 

 


 

 

NS:08/10/2016

ND:11/10/2016

Tiết:3                       Kể chuyện

Tiết:7              NGƯỜI THẦY CŨ

 

I. Mục tiêu.

- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện bài tập 1. Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện bài tập 2.

- HSKG: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện phân vai, dựng lại đoạn 2 của câu chuyện bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định

2. Bài cũ: Mẫu giấy vụn.

- Gọi 4 em kể lại câu chuyện

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: người thầy cũ.

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.

+ Hướng dẫn kể từng đoạn.

- Hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì? ở đâu?

- Câu chuyện "người thầy cũ" có những nhân vật nào?

- Ai là nhân vật chính?

- Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

- Gọi 2 học sinh kể lại đoạn 1.

- Khi gặp thầy giáo chú đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy?

- Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào?

- Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lạicậu học trò năm xưa?

- Thầy đã nói gì với bố Dũng?

- Nghe thầy nói thế chú bộ đội đã trả lời ra sao? Gọi 2 -3 học sinh kể lại đoạn 2.

- Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về?

- Em Dũng đã nghĩ gì?

- Gọi 3 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.

- Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

+K lại câu chuyện theo vai:

- Cho các nhóm chọn hsinh thi đóng vai.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

+ Hoạt động 3: Kết thúc.

- Nhẫn xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị: Người mẹ hiền.

Tiết:3                          Toán

Tiết:32                  LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh: Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức trong giải toán.

- Nhận biết được về tính chất giao hoán của phêp nhân qua ví dụ cụ thể.

- Làm bài tập1, 2, 3, 4.

II. Đồ dùng dạy học.

-Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: Bảng nhân 7.

- Gọi học sinh đọc bảng nhân 7.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập.

+ Hoạt động 2: Hdẫn học sinh luyện tập.

- Bài tập 1: Gọi Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài. Khi chữa bài ,học sinh nêu nhận xét về đặc điểm của phép tính nhân trong cùng một cột.

- Giáo viên kết luận : Khi thay đổi thứ tự các thừa số  thì tích không thay đổi.

- Bài tập 2: Tính giá trị biểu thức.

- Cho học sinh nêu lại quy tắc trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Gọi lần lượt từng em lên bảng làm bài.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập 3: Học sinh đọc đề bài.

- Cho học sinh tự làm bài vào vở.

- Nhận xet, sửa bài                         

                            Bài giải

                 Số bạn nữ tập múa là.

                      6 x 3 = 18(bạn nữ)

                   Đáp số: 18 bạn nữ.

- Bài tập 4: Gi 2 m lên bng làm bài .

- Cả lớp làm vào vở.

-Nêu nhận xét và viết nhận xét như sau: 

7 x 4 = 4 x 7

+ Hoạt động 3: Kết thúc.

- Học sinh đọc lại bảng nhân 7.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị bài : Gấp 1 số lờn nhiều lần.

 

 

 

 

 

 


 

 

NS:08/10/2016

ND:11/10/2016

Tiết:4                        Thể dục

Tiết:13       ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN        

 

I. Mục tiêu.

- Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân ,nhảy của bài thể dục phất triển chung.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.

II. Địa điểm, phương tiện.

-Sân bãi, còi.

III. Nội dung và phương pháp.

1.Ổn định:

2. Bài cũ:

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

+ Hoạt động 2: Phần mở đầu.

- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

- Xoay các khớp cổ chân, tay, đầu gối, hông.

- Chạy nhẹ trên sân trường.

- Đi theo dòng tròn hít thở sâu.

- Trò chơi: Mèo đuổi chuột

+ Hoạt động 3: Phần cơ bản.

- Ôn tập 5 động tác vươn thở,tay, chân ,lườn ,bụng , mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.

- Giáo viên điều khiển cho học sinh luyện tập. Sau đó cán sự lớp điều khiển lớp tập.

- Giáo viên sửa động tác cho học sinh.

- Động tác toàn thân: Giáo viên nêu tên động tác,vừa làm mẫu vừa giải thích cho học sinh tập theo .

- Giáo viên điều khiển lớp luyện tập

- Giáo viên nhận xét, sữa sai.

- Ôn 6 động tác đã học.

- Giáo viên vừa hô nhịp vừa làm mẫu cả lớp tập theo.

- Nhận xét, sửa sai.

- Đi đều 2 hàng dọc. Cán sự lớp đều khiển lớp tập.

- Trò chơi : Có chúng em.

- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.

- Học sinh chơi trò chơi.

- Nhận xét, đánh giá .

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Cả lớp đi chậm theo dòng tròn người thả lỏng và hít thở sâu.                                                               

- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị : Động tác nhảy.                                                                                                                            

Tiết:4                        Thể dục

Tiết:13  ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI

                TRÒ CHƠI :MÈO ĐUÔI CHUỘT

 

I. Mục tiêu.

- Biết đi chuyển hướng phải, trái.(có thể không dạy).

- Biết cách tham gia chơi và tham gia được các trò chơi.

II. Địa điểm, phương tiện.

-Sân bãi, còi.

III. Nội dung và phương pháp.

1.Ổn định:

2. Bài cũ:

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

+ Hoạt động 2: Phần mở đầu.

- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ,đứng tại chỗ vỗ tay hát.

- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân trường.

- Trò chơi:  Làm theo hiệu lệnh.

- Khởi động : Xoay khớp tay, chân, đầu gối, khớp hông , khớp vai.

+ Hoạt động 3: Phần cơ bản.

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.

- Lớp trưởng điểu khiển lớp luyện tập.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn, sửa sai.

- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái.(có thể không dạy).

- Giáo viên điều khiển luyện tập.

- Giúp đỡ những em thực hiện chưa tốt.

- Nhắc nhở uốn nắn từng em.

- Chia tổ để tập luyện.

- Giáo viên uốn nắn, sửa sai.

+Trò chơi: Mèo đuổi chuột.

- Hướng dẫn cách chơi.

- Học sinh chơi trò chơi.

- Giáo viên giám sát cuộc chơi.

- Nhắc nhở các em chú ý bảo đảm an toàn, không cảng đường chạy của các bạn

- Nhận xét, đánh giá .

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Đi thường theo nhịp vỗ tay hát.

-Thả lỏng hít thở sâu.

- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị: Trò chơi đứng ngồi theo lệnh.

 

 


 

NS:09/10/2016

ND:12/10/2016                            Thư tư ngày 12 tháng 10 năm 2016

                               LỚP 2H

                               LỚP 3H

Tiết:1                          Tập đọc

Tiết:21              THỜI KHÓA BIỂU

 

I. Mục tiêu.

- Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khóa biểu; biết nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng.

- Hiểu được tác dụng của thời khoa biểu (trả lời được các câu hỏi 1,2,4).

- Học sinh khá giỏi trả lời được câu 3 sách giáo khoa.

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ:  Người thầy cũ.

- Gọi học sinh đọc bài trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Thời khóa biểu.

+ Hoạt động 2: Luyện đọc.

- Giaó viên đọc mẫu thời khóa biểu                                           

- Đọc từng ngày, hoặc theo buổi.

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- Đọc theo trình tự :Thứ, buổi, tiết. Một học sinh đọc thành tiếng thời khóa biểu ngày thứ hai.

- Cho học sinh đọc tiếp các ngày còn lại.

- Học sinh đọc theo nhóm.

- Các nhóm thi đọc.

- Giáo viên nhận xét.

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Học sinh đọc lại thời khóa biểu, trả lời câu hỏi. - Đếm số tiết của từng môn, số tiết học chính, số tiết bổ sung, số tiết tự chọn.      

- Nhận xét

- Học sinh đọc bài làm trước lớp.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.                           

+ Hoạt động 4: Luyện đọc lại.

- Học sinh đọc theo nhóm

- Thi đọc theo nhóm.

- Giaó viên nhận xét-tuyên dương.

+ Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị bài: Người mẹ hiền.

Tiết:1                             Toán

Tiết:33       GẤP 1 SỐ LÊN NHIỀU LẦN

 

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh : Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). Làm các bài tập1 đến bài tập 3(dòng2).

II. Đồ dùng dạy học.

-Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học

1.Ổn định

2. Bài cũ: Luyện tập.

-Gọi học sinh lên bảng làm bài.

7x 5 +12=          

7 x 9 + 24 =

-Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Gấp 1 số lên nhiều lần.

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới.

- Gv nêu bài toán và hướng dẫn hsinh nêu tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Học sinh trao đổi theo nhóm đôi, nêu phép tính tìm độ dài của đoạn thẳng CD.

- Hsinh làm bài vào vở nháp, nêu kết quả

- Cả lớp nhận xét, giáo viên kết luận: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần. Cho học sinh nhắc lại.

+ Hoat động 3: Luyện tập.

-Bài 1: Hsinh dọc bài toán. vễ sơ đồ theo mẫu vào vở nháp, rồi làm toán vào vở. 1em làm trên bảng.

- Nhận xét chữa bài.

                            Bài giải

                 Năm nay tuổi của chị là

                       6 x 2 = 12 (tuổi)

                  Đáp số : 12 tuổi

- Bài 2: Hoc sinh đọc đề bài tự vẽ sơ đồ tóm tắt rồi giải toán.

- Hsinh làm bài và vở, nhận xét chữa bài.

- Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu bài toán.

- Cho học sinh giải thích bài mẫu, tự làm

bài dòng 2, chữa bài trên bảng.

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Nhận xét chung tiết học.

 

 

 

 


 

 

NS:09/10/2016

ND:12/10/2016

Tiết:2                          Toán

Tiết:33                 LUYỆN TẬP

 

 

I. Mục tiêu.

- Biết dụng cụ đo khối lượng: Cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn).

- Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị kg.

- Làm  các bài tập 1,bài 3(cột 1), bài 4

II. Đồ dùng dạy học.

-Cái cân đồng hồ.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: Kí – lô - gam.

-Gọi học sinh lên bảng làm bài.

    47 kg + 12 kg =       6 kg + 23 kg =

    24 kg – 13 kg =       35 kg – 14 kg =

-Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập.

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập

- Bài1: Giới thiệu cái cân đồng hồ và các cân bằng cân đồng hồ.

- Cân đồng hồ gồm có đĩa cân, mặt đông hồ có 1 chiếc kim quay được và trên đó ghi các số ứng với các vạch chia, khi trên đĩa cân chưa có đồ vật thì kim chỉ số 0.

- Cách cân : Đặt đồ vật lên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay. Kim dừng lại vạch nào thì số tương ứng với vạch ấy cho biết vật đật trên đĩa cân nặng bấy nhiêu kg.

- Cho học sinh thực hành trên cân.

- Giáo viên theo dõi nhận xét.

- Bài 3: 2 em làm trên bảng.

- Cả lớp làm nháp.

- Chú ý: kết quả phép tính phải viết tên đơn vị kí- lô- gam.

- Nhận xét, sửa bài trên bảng.

- Bâì tập 4: Học sinh đọc bài toán.

- Gv tóm tắt trên bảng. Gợi ý cách làm.

- Học sinh làm bài vào vở.                                                  – Nhận xét, chữa bài.

+ Hoạt động 3: Kết thúc

- Chuẩn bị: 6 cộng với 1 số: 6+5.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

 

 

 

Tiết:2                       Tập viết

Tiết:7           ÔN CHỮ HOA E, Ê                                 

 

 

I. Mục tiêu.

- Giúp hs: Viết đúng chữ hoa E, Ê (1 dòng

- Viết đúng tên riêng Ê - ĐÊ (1 dòng) và câu ứng dụng “Em thuận ... có phúc” 1 lần bằng chữ cỡ nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học.

- chữ mẫu E, Ê.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ: Ôn chữ hoc D, A

- Kiểm tra bài viết ở nhà.

- 2 em viết bảng lớp các từ: Kim Đồng, Dao

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

+Hoạt động :Gthiệu bài:Ôn chữ hoa Ê, E

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con.

+ Luyện viết chữ hoa.

-  Hs tìm các chữ hoa có trong bài: E, Ê.

- Nhận xét.

- Hsinh tập viết chữ E, Ê, trên bảng con.

- Luyện viết từ ứng dụng:

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- Giới thiệu Ê, đê  là một dân tộc thiểu số

- Học sinh tập viết bảng con.

- Nhận xét, uốn nắn, sửa sai.

- Viết câu ứng dụng: Học sinh đọc câu ứng dụng. - Giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ.

- Học sinh viết bảng con các chữ: Ê - đê.

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu.

- Viết chữ E (1dòng). Chữ Ê (1dòng)                                                                           

- Viết tên Ê - đê (2 dòng)

- Học sinh viết câu ứng dụng (5 lần).

- Học sinh viết bài vào vở

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng nét, đúng độ cao khoảng cách giữa các chữ.

- Nhận xét.

+ Hoạt động 4: Kết thúc.

- Chuẩn bị bài : Ôn chữ hoa G.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

 

 


 

 

NS:09/10/2016

ND:12/10/2016

Tiết:3                        Tập viết

Tiết:7                CHỮ HOA E-Ê

 

 

I. Mục tiêu.

- Viết đúng 2 chữ hoa E-Ê (1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ - E hoặc Ê) chữ và câu ứng dụng: Em (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần).

II. Đồ dùng dạy học.

-Chữ mẫu hoa E, Ê.

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ:  Chữ hoa Đ.

- Cả lớp viết lại chữ hoa Đ.

- Học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng.

- Học sinh viết từ Đẹp.

- Nhận xét, đánh giá,

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Chữ hoa E, Ê.

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa .

- Giaó viên đính chữ mẫu.

- Học sinh quan sát và nhận xét chữ mẫu:

- Độ cao 5 ô li, 3 nét cơ bản, 1 nét cong dưới và 1 nét cong trái nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ.

- Hướng dẫn cách viết:

- Giáo viên viết hai E, Ê lên bảng.vừa viết vưà nhắc lại cách viết.

- Học sinh viết bảng con.

- Giáo viên nhận xét uốn nắn, nhắc lại qui trình viết.

+ Hoạt động 3: Hdẫn viết ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng. Hsđọc câu ứng dụng. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát câu ứng dụng trên bảng và nhận xét.

- Học sinh viết chữ Em vào bảng con.

 + Hoạt động 4: HD hsinh viết vào vở.

- 1 dòng có 2 chữ cái E, Ê c va.

- 1 dòng chữ Em cỡ vừa,1dòng cỡ nhỏ.

- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.

- Học sinh viết bài vào vỡ.

- Giáo viên giúp đỡ những em yếu.

- Nhận xét bài viết.

+ Hoạt động 5: Kết thúc.

- Về nhà viết tiếp phần bài ở nhà.

- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa G.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

Tiết:3                          Tập đọc

Tiết:14                         BẬN

 

 

I. Mục tiêu.

- Giúp học sinh bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.

- Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời (trả lời câu hỏi từ 1 đến 3) thuộc được 1 số câu trong bài.

- KNS: Tự nhận  thức – Lắng nghe tích cực

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh sách giáo khoa .

III. Hoạt động dạy học.

1.Ổn định:

2. Bài cũ:  Trận bóng dưới lòng đường.

- Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

- Nhận xét, đánh giá,

3. Bài mới.

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Bận.

+ Hoạt động 2: Luyện đọc.

- Giaó viên đọc mẫu, 01 em đọc lại bài.

- Cho hsinh đọc nối tiếp từng dòng thơ.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn, sửa sai.

- Cho học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- Hướng dẫn nghỉ hơi ở đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- Học sinh đọc từng khổ theo nhóm.

- Nhận xét,

+ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.

- Học sinh đọc đoạn trả lời câu hỏi .

-  Mọi vật mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?

- Bé bận việc gì ?

- Vì sao mọi người bận mà vui?

- Em có bận rộn không ?

- Bận những việc gì ?    

-Em thấy bận mà vui không ?

- Học sinh phát biểu .

- Cả lớp và giáo viên nhận xét.

+ Hoạt động 4: Luyện đọc lại.

- Học sinh đọc theo nhóm.                        

- Học thuộc lòng khổ thơ 1, 2.

- Nhận xét, đánh giá

+ Hoạt động 5: Kết thúc.

- Chuẩn bị: Các em nhỏ và cụ già.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

 

 

 

nguon VI OLET