Thứ ba, ngày 31 tháng 03 năm 2015
Toán
MI-LI-MÉT
GV dạy: Hồ Thị Hồng Nhung
Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
I. Mục tiêu:
- Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng- ti-mét, mét.
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy chiếu, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 và bài tập 3, bút dạ, thẻ chữ, phiếu học tập, thước kẻ.
- HS: Thước kẻ HS với từng vạch chia mi-li-mét, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức:


 - Cho HS hát
 - HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Giới thiệu người dự.
 - HS lắng nghe.

2. Kiểm tra bài cũ:


- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ trống.
267km . . . 276km
334km . . . 322km
275km . . . 287km
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở nháp.

- Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ.
- HS trả lời

- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Nhận xét kiểm tra
- HS lắng nghe

3. Giảng bài mới:


a) Giới thiệu bài:


- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- HS kể: xăng-ti-mét, đê-xi-mét, mét và ki-lô-mét.

 Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài là xăng-ti-mét, đề-xi-mét, mét và ki-lô-mét. Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa, nhỏ hơn xăng-ti-mét. Đó là :
« Mi-li-mét »
- Học sinh lắng nghe.

- Giáo viên bấm tựa bài.
- Học sinh nhắc lại tựa bài.

b) Các hoạt động:


* Hoạt đông 1: Giới thiệu mi-li-mét (mm)


GV nói: Mi-li-mét là đơn vị đo độ dài.


GV bấm máy: Mi-li-mét là đơn vị đo độ dài.
- HS lắng nghe

- GV hỏi: Em nào có thể cho cô biết mi-li-mét viết tắt như thế nào?
- GV nhận xét khen ngợi .
- HS: Mi-li-mét viết tắt là mm.
- HS đọc.

- GV yêu cầu HS quan sát trên thước kẻ HS và hỏi từ vạch 0 đến vạch số 1 là bao nhiêu xăng ti mét?
- HS từ vạch số 0 đến vạch số 1 là 1 xăng -ti -mét.

- GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi “độ dài 1cm chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Được chia thành 10 phần bằng nhau.


- GV giới thiệu cho HS biết: Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi-li-mét.
- HS quan sát, lắng nghe

- GV hỏi: Qua việc quan sát được em cho cô biết 1cm bằng bao nhiêu mi-li-mét?
- HS: 1cm bằng 10mm

 GV viết lên bảng: 1cm = 10mm
- Cả lớp đọc CN – ĐT

- Hỏi: 1 mét bằng bao nhiêu milimét?


 + GV gợi ý dẫn dắt học sinh trả lời
- HS: 1m = 1000mm

- GV bấm máy: 1m = 1000mm.
- Học sinh đọc CN – ĐT.

- Yêu cầu HS nhắc lại: 1cm = 10mm ;
1m = 1000mm
- Học sinh đọc CN – ĐT.

 Cô vừa hướng dẫn các em biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét và mi-li-mét; giữa mét và mi-li-mét. Để xem các em có nắm vững kiến thức hay không cô cùng các em đi vào bài 1.


* Thực hành:


Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.


- Gọi học sinh đọc
nguon VI OLET