GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: Tiểu học Trần Quốc Toản 

Lớp: 4A1     

Môn: Luyện từ và câu   

Tiết thứ: 1

Ngày 29 tháng  01 năm 2015

Họ và tên Gsh: Lại Thị Tiền Trăm

Mã số SV: 1110337

Ngành học: Giáo dục tiểu học

Họ tên GVHD: Trần Thị Thu Thảo

 

Mở rộng vốn từ: Cái Đẹp

  1. MỤC TIÊU: Giúp HS
  1. Kiến thức

-         Biết các từ ngữ thể hiện vẻ đẹp con người (bên trong, bên ngoài).

-         Nhận biết các từ thể hiện vẻ đẹp con người, vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên và từ có thể thể hiện cả hai.

-         Bước đầu làm quen  các từ, cụm từ, thành ngữ thể hiện vẻ đẹp

  1. Kĩ năng

-         Đặt được câu với từ mang thể hiện ý nghĩa Cái đẹp.

-         Tìm được từ ngữ thể hiện vẻ đẹp.

  1. Thái độ

-         Thận trọng khi dùng từ, tránh gây nhầm lẫn.

-         Yêu quý và trân trọng cái đẹp.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-         GV: phiếu học tập.

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
  1. Khởi động (2 phút)

-         Mời Chủ tịch Hội đồng tự quản giới thiệu HDTQ và cô chủ nhiệm.

-         Mời ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài.

  1. Ôn bài (5 phút)

-         Mời phó chủ tịch HDTQ ôn bài cho cả lớp.

-         GV nhận xét giờ ôn bài.

  1. Bài mới
  1. Giới thiệu (4 phút)

-         GV giới thiệu bài mới

-         Các nhóm nêu mục tiêu trong nhóm.

-         Mời hai bạn nêu mục tiêu trước lớp.

  1. Các hoạt động

 

Thời lượng

Hoạt động của GV

Dự kiến hoạt động của HS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28 phút

  1. Hoạt động thực hành

Bài tập 1

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truy tìm từ ngữ”

Luật chơi: Lớp sẽ được chia thành hai đội. Mỗi đội sẽ tìm một từ ngữ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người hay nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. Lần lượt, mỗi đội sẽ tìm ra một từ, đội nào hết từ trước xem như thua. Đội còn lại phải nói tiếp một từ nữa là đội chiến thắng.

Cách tiến hành:

-         GV thông báo luật chơi. Mời HS đọc lại.

-         Cho HS bắt đầu chơi, điều khiển cuộc chơi.

-         GV nhận xét các từ ngữ của hai đội.

-         Đếm số từ đúng. Tuyên dương đội thắng cuộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2:

-         GV nêu yêu cầu cho HS.

-         GV phát phiếu giao việc cho các nhóm.

-         Hướng dẫn HS làm việc nhóm.

-         Quan sát, giúp đỡ các nhóm.

-         Cho vài nhóm HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác bổ sung.

-         GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3

-         GV giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm đặt một câu với các từ đã cho. Các câu không được trùng nhau.

-         GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 4

-         GV đặt câu hỏi:

Ý nghĩa của các cụm từ, thành ngữ, tục ngữ sau là gì?

  1. “Đẹp người, đẹp nết” có nghĩa là gì?
  2. “Mặt tươi như hoa” có nghĩa là gì?

 

  1. “Chữ như gà bới” có nghĩa là gì?

 

-         Hoàn thành cá nhân bài tập 4 trong 3 phút.

-         Mời PCT. HDTQ củng cố

+ Mời vài HS nhắc lại tựa bài.

+ Đặt một câu có sử dụng từ thể hiện vẻ đẹp.

 

 

 

 

-         HS lắng nghe luật chơi.

-         Mỗi nhóm cử 1 bạn làm thư kí ghi lại kết quả để GV kiểm tra.

-         Lần lượt đọc các từ để thư kí ghi lại.

 

 

 

 

 

 

-         HS quan sát.

 

 

-         HS thực hiện.

-         HS lắng nghe. Cả lớp tuyên dương đội thắng cuộc.

Dự kiến các từ ngữ:

Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha, khôi ngô, tuấn tú, cường tráng, tươi tắn, xinh xinh, xinh xắn, lịch lãm,…

Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: hiền thục, hiền hậu, khảng khái, nết na, dịu dàng, thùy mị, đằm thắm, đôn hậu, tế nhị, lịch sự, chân thành, vị tha, độ lượng, dũng cảm, thẳng thắn…

 

-         HS thực hiện

-         Các trưởng nhóm đôn đốc các bạn làm việc.

-         Các nhóm báo cáo.

-         Các nhóm khác bổ sung nhận xét.

-         HS lắng nghe

Các từ ngữ dự kiến:

Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên: hùng vĩ, thơ mộng, nên thơ, mĩ lệ, hoành tráng, kì vĩ, huy hoàng, yên bình,…

Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: xinh xắn, lộng lẫy, rực rỡ, xinh đẹp, tuyệt vời, …

 

-         HS họp nhóm, đặt câu.

-         Báo cáo câu được nhóm thống nhất.

-         HS lắng nghe, sửa chữa

Các câu dự kiến:

Tòa lâu đài này mang nét đẹp cổ kính.

Cô giáo em dịu dàng, thướt tha trong tà áo dài.

Bé Na càng lớn lên càng dịu dàng, ngoan ngoãn.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ đứng sừng sững giữa đất trời.

-         HS trả lời, bổ sung cho nhau.

 

“Đẹp người đẹp nết” chỉ sự hoàn hảo của hình dáng lẫn tính nết.

“Mặt tươi như hoa” thể hiện một khuôn mặt tươi tắn, đầy sức sống.

“Chữ như gà bới” có nghĩa nét chữ xấu, nguệch ngoạc, khó xem.

 

 

 

-         HS thực hiện

-         HS thực hiện

 

 

 

1 phút

  1. Hoạt động ứng dụng

-         Yêu cầu HS về nhà thi đua với người thân đặt câu thể hiện vẻ đẹp.

 

-         HS về nhà thi đua với người thân đặt câu thể hiện vẻ đẹp mà mình đã được học trên lớp.

 

 

*** Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET