BÀI TẬP MODUN 8
PHƯƠNG ÁN 1: THỰC HÀNH THAM VẤN CÁ NHÂN HỌC SINH CÓ KKTL
A. HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
1. Hồ sơ học sinh:
- Họ và tên: Nguyễn Quốc Anh
- Tiểu sử học sinh: Là một học sinh có cá tính, bố mẹ đều là cán bộ nhà nước. Em sống trong một hoàn cảnh đầy đủ các điều kiện vật chất. Đi đâu, chơi ở đâu cũng luôn thể hiện mình là đại ca của lớp, được tôn sùng ….Luôn nghĩ ở mọi chuyện mình luôn đúng, không bao giờ sai. Chính vì vậy mà trong lớp có ít bạn chơi chung…
2. Hành vi lệch chuẩn của học sinh: Hành vi bắt nạt học đường
* Biểu hiện của hành vi này:
- Đánh và hành hung bạn học cùng lớp, gây tổn thương về thể chất.
- Bắt nạt, dùng lời nói để hăm dọa, gây tổn thương cho bạn.
* Nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn:
Do ở trong lớp bạn ấy ngồi học không chú ý cô giáo giảng bài, bị bạn Thành thưa cô, cô giáo nhắc nhở nhưng không thừa nhận mình sai, cảm thấy tức tối bạn Quốc Anh ấm ức trong lòng vì cô giáo không nghĩ là mình nói đúng…. Tan học, bạn ấy rủ thêm một số bạn nữa, đứng phục kích ở đường và chờ bạn Thành để đánh. Bạn ấy đã đánh tới tấp, nạt nộ, đay nghiến và trút mọi sự tức dận lên bạn Thành, làm cho bạn Thành bị chấn thương phần mềm, phải nghỉ học ở buổi học sau.
* Cách thực hiện tư vấn cho bạn Anh:
- Đầu tiên, GV thu thập thông tin từ phía các em học sinh có thấy hành động đó trên đường đi học về. Tìm hiểu lý do vì sao bạn Thành lại nghỉ học…để nắm thông tin một cách chính xác nhất .
- Gặp riêng hai em để xác minh sự việc và tìm cách tư vấn.
- GV tìm giải pháp để giúp em tìm được hướng đi đúng.
- “Ừ cô hiểu ra rồi”. (GV đặt câu hỏi mở)
- Nếu đặt vị trí là bị ai đó đánh em thì em sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn Anh sẽ tự trải lòng mình ra.
- GV tạo ra nhiều câu hỏi mở để cho bản thân em nhận ra hành động việc làm của mình là đúng hay sai.
- Em muốn câu chuyện này được giải quyết như thế nào?. Bạn Anh tự nhận thấy mình sai và xin lỗi bạn Anh và cô giáo.
- GV qua đó sẽ khẳng định đựơc giá trị của bạn Anh, qua đó khích lệ để bạn Anh tự sửa sai và gần gủi vui vẻ hơn bạn bè: “Rất tốt, đó là điều cô mong muốn ở em, em đã sai nhưng em đã tự nhận ra mình sai, và đã sữa. Điều này cho cô thấy rằng, bản chất của con người em là tốt, em ý thức được việc mình làm. Vậy tại sao em lại không lan tỏa điều tốt đẹp ấy cho các bạn khác, cô và các bạn luôn tin tưởng ở em, tin ở sự thay đổi của chính em em nhé!”.
=============================
B. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH KHÓ KHĂN TÂM LÝ HỌC SINH
I. Một số thông tin chung
Học sinh: Nguyễn Quốc Anh. Lớp: 5A Trường Tiểu học…..
Ngày lập kế hoạch 21/3/2019 Ngày triển khai kế hoạch: 01/4 /2019
II. Các công việc thực hiện
Thời gian từ ngày 01/4/2019 đến 10/4/2019
Địa điểm tìm hiểu, đánh giá: Tại trường Tiểu học số 1……
Xác định các thông tin, yêu cầu được đề xuất tìm hiểu, đánh giá.
Em Nguyễn Quốc Anh là học sinh thuộc diện gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ba mẹ li thân, ở với ông bà già yếu.
Biểu hiện: ở trường: Hay nổi nóng và ít quan hệ, nói chuyện với bạn bè. Không tham gia vào sinh hoạt nhóm, lớp; biết vâng lời thầy cô.
Xác định, lựa chọn các thông tin cần thiết để thu thập.
Lựa chọn thông tin từ gia đình: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, biểu hiện hàng ngày ở nhà của em.
Bạn bè: Cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ với bạn bè
Giáo viên chủ nhiệm: Các hoạt động trên lớp, các biểu hiện của em.
Những người sống gần em: Lối sống, cách giao tiếp, ứng xử với mọi người.
Xác định, cách thức  thu thập, đánh giá
Đánh giá không chính thức: Quan sát các hành vi ở trường, ở nhà; gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với học sinh, thông qua giáo viên, gia đình, phân tích biểu hiện của học sinh…
Phân tích kết quả đánh giá.
Phân tích thông tin
nguon VI OLET