PHẦN I

 

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trò chơi trong học tập là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ, nhất là các em học sinh cấp Tiểu học. Việc sử dụng hợp lí các trò chơi dân gian sẽ giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Bên cạnh đó, thông qua trò chơi, các em có cơ hội hiểu về nguồn cội, hòa mình vào thiên nhiên và giúp các em hiểu biết thiên nhiên sâu sắc.

 Trò chơi dân gian của dân tộc ta khá đa dạng và phong phú, là sản phẩm được đúc kết từ lao động sản xuất của nhân dân và được lưu truyền qua các thế hệ. Các trò chơi vừa mang tính chất vận động vừa đòi hỏi trí tuệ và tinh thần tập thể, tính cộng đồng, đoàn kết của người chơi. Một số trò chơi dân gian phổ biến như: Trò chơi nhảy dây, nhảy lò cò, nhảy bao bố, ô ăn quan,……luôn tạo được sự yêu thích từ các em học sinh.

Một ưu thế của trò chơi dân gian là thường đơn giản, dễ tổ chức, dễ chơi, ít tốn kém. Chúng ta có thể sử dụng những dụng cụ có sẵn trong thiên nhiên như: Hòn đá, cái gậy, viên bi, thậm chí là lá dừa. Các đồ vật này dễ tìm thấy trong vườn, nhất là ở miền thôn quê. Trò chơi dân gian có nhiều loại hình phù hợp với tính cách của mối người như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tính. Mỗi trò chơi có những luật chơi khác nhau, mang sắc thái riêng biệt khiến người chơi hào hứng và không bao giờ cảm thấy chán.

Với xu thế hội nhập và phát triển cùng với sự ảnh hưởng trực tiếp từ những trào lưu văn hóa mới, trò chơi dân gian đã phần nào bị lãng quên và có nguy cơ mai một ở bộ phận giới trẻ. Thay vào đó là các trò chơi mới nhưng không phù hợp với nền văn hóa và thể chất của người Việt Nam. Hiểu được vấn đề này, những năm gần đây, ở một số địa phương, trò chơi dân gian được quan tâm và chú trọng.

 


 

Là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất của một trường tiểu học, tôi nghĩ rằng việc đưa trò chơi dân gian vào trong giảng dạy là vô cùng cần thiết. Dù ở trong điều kiện học tập tốt hay chưa được tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Mục đích của các trò chơi là học mà chơi chơi mà học. Vừa truyền thụ kiến thức mới vừa có thể củng cố kiến thức vừa học, tạo không khí nhẹ nhàng bớt căng thẳng, học sinh dễ tiếp thu bài và phản ứng nhanh.

Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi dân gian đối với lứa tuổi học sinh tiểu học còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Không gian chơi, hiệu quả của trò chơi, sự an toàn và đảm bảo tính vui tươi của trò chơi. Vì vậy, để tổ chức các trò chơi dân gian trong các tiết học thể dục đạt hiệu quả cao nhất luôn là bài toán khó đối với đội ngũ giáo viên. Do đó, tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp nhằm phát huy được hết những ưu điểm của trò chơi dân gian trong giảng dạy ở nhà trường. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chương trình thể dục tiểu học”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

  - Nhằm giúp cho các em biết được một số kiến thức và nhng kĩ năng khi tham gia trò chơi.

 - Qua đó tạo cho các em có nề nếp, ý thức trong giờ học thể dục cũng như hoạt động thể dục thể thao nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh và hình thành nhân cách cho các em.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 - Qua quá trình tìm hiểu tâm lí các em học sinh ở trường, thì các em rất thích vui chơi và thích được chơi những trò chơi mới lạ nhằm thư giản sau những tiết học căng thẳng.

 - Trong nhiều năm qua đến giờ ra chơi là học sinh thương hay chơi đuổi

bắt, dọc đất hay một số ít trò chơi không sinh động. Vì thế tôi mạnh dạn đưa trò chơi dân gian vào môn giáo dục thể chất của nhà trường.

 


 

 - Tôi khảo sát sự hiểu biết về trò chơi dân gian trên 70 học sinh khối lớp 5 và 72 học sinh khối lớp 4 với kết quả như sau:

       Học sinh khối lớp 5: 70 học sinh

1

Học sinh biết về trò chơi dân gian

17/70

2

Học sinh tự tin, mạnh dạn tham gia vào trò chơi

18/70

3

Học sinh thích tham gia vào trò chơi dân gian

18/70

4

Tinh thần đoàn kết của học sinh

16/70

5

Học sinh biết tự tổ chức được trò chơi

8/70

6

Số học sinh biết sáng tạo khi tham gia chơi

4/70

 

 Học sinh khối lớp 4: 72 học sinh

1

Học sinh biết về trò chơi dân gian

19/72

2

Học sinh tự tin, mạnh dạn tham gia vào trò chơi

18/72

3

Học sinh thích tham gia vào trò chơi dân gian

19/72

4

Tinh thần đoàn kết của học sinh

20/72

5

Học sinh biết tự tổ chức được trò chơi

8/72

6

Số học sinh biết sáng tạo khi tham gia chơi

6/72

 

4. PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

 Một số biện pháp để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.

5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG:

 - Thời gian nghiên cứu: năm học 2017-2018.

 - Thời gian áp dụng, nhân rộng trong toàn trường: năm học 2018-2019

PHẦN II

 


 

NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

 Hoat động trò chơi trong môn giáo dục thể chất là phương tiện để giáo dục ác em tính kỉ luật, tính khéo léo và phát huy tính đoàn kết trong tập thể. Thông qua trò chơi nó đêm đến cho các em nhiều điều bổ ích, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục học sinh, vì vậy giáo viên cần áp dụng các trò chơi dân gian hợp lí, có hiệu quả nhất trong các hoạt động giảng dạy, cũng như giờ ra chơi giúp học sinh “chơi vui, học càng vui”, nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, tính kiên nhẫn, tính tự lực, tự quản để các em học tốt hơn.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

 Trong thời đại hội nhập như hiện nay, thì đa số phụ huynh công việc xã hội rất nhiều nên thời gian gần gủi bên con mình rất ít, bên canh đó công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẻ, nó kéo theo các trò chơi hiện đại mang tính bạo lực, kích động, gây ảo tưởng, nó đã và đang xâm nhập vào cuộc sông của chúng ta nói chung và đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học nói riêng. Trong khi đó trò chơi dân gian ngày càng bị mai một vàng quên. Do đó việc đưa trò chơi dân gian lồng ghép, giảng dạy trong môn thể dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ ra chơi . . . là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng ta.

 Trò chơi dân gian không chỉ giúp cho các em vui chơi mà nó còn phát

triển sức khỏe, sự khóe léo, tự tin, tính đoàn kết, tính kỉ luật và giúp cho các em thêm yêu quê hương đất nước mình hơn.

3. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG:

    3.1. Về phía nhà trường:

Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám là điểm trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 (1996 – 2000) và được công nhận vào tháng 3 năm 2001, đang phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2, tuy nhiên chưa có sân chơi, nhà đa năng dành riêng cho việc giảng dạy môn thể dục của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh.

 


 

3.2. Về phía học sinh:

Đa số học sinh còn bở ngở khi tham gia tập luyên, tham gia vào trò chơi cũng như các hoạt động tập thể. Các em còn thụ động, chưa tập trung cao độ trong các hoạt động của nhà trường.

    3.3. Về phía giáo viên:

  Giáo viên chưa chú trọng vào việc tổ chưc trò chơi cho các em, lông ghép trò chơi vào các tiết dạy, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội . . . chưa đa dạng.

4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

   4.1. Sưu tầm và chọn các trò chơi cho phù hợp với học sinh

 Ngoài sự hiểu biết của bản thân tôi còn sưu tầm thêm trên mạng và các sách trò chơi dân gian của nước ta, sau khi sưu tầm tôi phân các trò chơi thành các nhóm khác nhau:

   4.1.1. Nhóm các trò chơi luyện sự nhanh nhẹn và dẻo dai: Lò cò tiếp sức, người thừa, chi chi chành chành, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên may, cướp cờ, cá su lên bờ, kéo co, cáo và thỏ, thả chó, nhảy bao bố, cắp cua . . .

   4.1.2. Nhóm trò chơi rèn luyện sự phán đoán, tinh mắt, thính tai, tính toán chính xác: Chim bay cò bay, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, đếm sao, tập tầm vông, ô ăn quan, cờ gánh, chơi chuyền, bắn bi, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ....

 Khi tổ chức trò chơi cho các em, tôi chn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với địa điểm chơi, thì mới phát huy được hết tác dụng của trò chơi.

 Ví du: - Tổ chức trò chơi “Mèo đuổi chuột”, “Bỏ khăn”

 


 

           

 Khi tổ chức các trò chơi này chúng ta phải tổ chức ở ngoài sân rộng có bóng mát, nếu tổ chức trong phòng thì phòng phải rộng đảm bảo an toàn cho học sinh.

 - Tổ chức trò chơi “Người thừa thì chúng ta chỉ tổ chức cho học sinh từ khối lớp 4 trở lên. Vì nếu tổ chức trò chơi này cho các em lớp nhỏ thi không an toan, do các em nhỏ tính kỉ luật chưa cao nên khi đuổi nhau các em đẩy nhau ngã rất nguy hiểm.

 4.2. Khi tổ chức các trò chơi phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

 - Đảm bảo học sinh nắm rõ được nội dung, yêu cầu, luật chơi và cách thức chơi.

 Giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích rõ ràng, nội dung, yêu cầu trò chơi, đến khi học sinh hiểu rõ ràng thì mới tổ chức cho các em chơi. Vì nội dung trò chơi sẽ cho học sinh biết mình cần làm gì, làm thế nào trong khi chơi thì khi đó học sinh mới thực hiện đúng mục đích, yêu cầu trò chơi và học sinh chơi hứng thú hơn và thu được kết quả tt trong tổ chức trò chơi.

 - Đảm bảo học sinh phát huy được tính cực, tinh thần đoàn kết. tính sáng tạo trong quá trình chơi và tổ chức trò chơi.

 Khi tổ chức trò chơi tôi thường chú ý đến sự tiếp thu, tham gia của học sinh từ mức độ thấp đến mức độ cao. Một là giáo viên chọn trò chơi, hướng dẫn rồi tổ chức cho học sinh chơi. Hai là giáo viên chọn trò chơi, hướng dẫn và học sinh tổ chức chơi. Ba là học sinh tự chn trò chơi, tự hương dn và tự tổ chưc chơi dưới sự quản lý của giáo viên.

 - Khi tổ chức trò chơi đảm bảo diễn ra tự nhiên, không gò ép, học sinh tham gia nhiệt tình, hứng thú và vui chơi thoải mái.

 


 

 - Khi tổ chức phi luân phiên các trò chơi hợp lý: Do đối với học sinh lứa tuổi tiểu học thì sự chú ý và hứng thú chưa bền vững. Vì thế tôi luôn tổ chức luân phiên các trò chơi và chọn trò chơi không quá dài, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, để cho các em luôn hứng thú với trò chơi mà không nhàm chán.

 - Khi tổ chức trò chơi phải có tính thi đua tập thể phát huy tinh thần đoàn kết.

 Khi tổ chức trò chơi tôi luôn chú ý đến yếu tố thi đua đồng đội với nhau,

để kích thích tính tích cực của mỗi cá nhân học sinh và tính đoàn kết của tập thể.

 4.3. Hòa mình với học sinh:

 - Trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi chủ động hòa mình với các em để có sự tương tác tt giữa giáo viên với học sinh và đ các em không cảm thy có khoảng cách giữa học sinh với giáo viên. Từ đó làm cho các em tham gia vào trò chơi một cách tự nhiên nhất, nhiệt tình nhất và hào hứng nhất.

 - Để cho học sinh luôn hứng mi khi tham gia vào trò chơi, tôi luôn thay đổi trò chơi cho hợp lí tránh sự nhàm chán cho các em. Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi, rèn luyện nhng kĩ năng tổ chức trò chơi và luôn hòa mình với các em, cùng chơi với các em giống như một người bạn lớn tuổi. Vì trong tổ chức trò chơi người quản trò là người rất quan trọng, các em có tích cực hay không, có vui chơi hết mình hay không, có hào hứng hay không là do sự xử lý linh hoạt, khéo léo của người quản trò.

   4.4. T chức thi tìm hiu trò chơi dân gian:

   Trong quá trình tổ chức trò chơi cho các em, tôi muốn cho các em hiều thêm về trò chơi dân gian của dân tộc Việt Nam, ngoài một số trò chơi mà tôi đã tổ chức và phổ biến cho các em, tôi còn tổ chức cho học sinh thi tìm các trò chơi dân gian ngoài các trò chơi mà tôi đã tổ chức.

   Tôi tổ chức cho học sinh chơi theo hình thức tiếp sức:

 


 

   - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu, bàn bạc, trao đổi trong tổ về các trò chơi dân gian mà giáo viên chưa phổ biến và tổ chức.

   - Cho học sinh chơi: 3 tổ tương ứng với 3 bảng phụ, trong vòng 3 phút khi có hiệu lệnh của giáo viên thì em đầu tiên của mỗi tổ chạy lên và ghi tên 1 trò chơi lên bảng phụ rồi chạy về chm vào tay em thứ 2, em thứ 2 chy lên thực hin như em thứ nhất trò chơi tiếp tục ti em thứ 3,4,5. . . cho đến hết 3 phút, tổ nào ghi nhiều tên trò chơi nhất thì đứng thứ nhất, lần lược hai tổ còn lại về nhì và ba, qua đó giáo viên nhận xét tuyên dương tổ về nhất.

   Thông qua trò chơi này, giúp cho các em biết nhiều trò chơi dân gian hơn

và giúp cho các em phát huy hoạt động nhóm cũng như tinh thần đoàn kết.         

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

   Sau khi áp dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trên đã đạt được kết quả cụ thể sau:

   - Phần lớn các em học sinh đã biết được nhiều trò chơi dân gian, nắm được cách thức chơi và tổ chức được trò chơi.

 - Khi tham gia vào trò chơi các em rèn luyện thêm thể chất, sự nhanh nhn, khéo léo mà đặc biệt là tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết và gắn bó vi nhau hơn.

 * Kết quả cụ thể:

 Khối lớp 5: 70 học sinh

1

Học sinh biết về trò chơi dân gian

40/70

2

Học sinh tự tin, mạnh dạn tham gia vào trò chơi

42/70

3

Học sinh thích tham gia vào trò chơi dân gian

39/70

4

Tinh thần đoàn kết của học sinh

40/70

5

Học sinh biết tự tổ chức được trò chơi

39/70

6

Số học sinh biết sáng tạo khi tham gia chơi

25/70

 

 


 

 Khối lớp 4: 72 học sinh

1

Học sinh biết về trò chơi dân gian

38/72

2

Học sinh tự tin, mạnh dạn tham gia vào trò chơi

40/72

3

Học sinh thích tham gia vào trò chơi dân gian

42/72

4

Tinh thần đoàn kết của học sinh

39/72

5

Học sinh biết tự tổ chức được trò chơi

34/72

6

Số học sinh biết sáng tạo khi tham gia chơi

29/72

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 


 

PHẦN III

 

KẾT  LUẬN

1. Ý NGHĨA CỦA SANG KIẾN:

  - Giúp cho học sinh hiểu thêm về các trò chơi dân gian của dân tộc Việt Nam, về cách thức tổ chức một trò chơi.

  - Thông qua các trò chơi nhằm tập cho các em nề nếp học tập, biết giữ gìn sức khỏe, vui chơi lành mạnh và giáo dục đức, nhân cách cho các em.

  - Tạo cho các em sự hứng thú luyện tập để nâng cao sức khỏe, nhằm phát huy hiệu quả các bài tập của môn thể dục nói riêng và tất cả các môn học khác của học sinh nói chung.             

2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

  Khi thực hiên sáng kiến nay tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân:

- Khi giảng dạy cũng như lúc tổ chức trò chơi, giáo viên phải chuẩn bị đ dùng dạy học thật phong phú, đa dạng và phù hợp với nội dung.

- Giáo viên phài chọn lọc, tập huấn cho cán sự lớp thật nhanh nhẹn, linh hoạt và tổ chức lớp hiệu quả nhất.

- Trong giảng dạy cũng như tổ chức trò chơi, người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của học sinh, để điều chỉnh lượng vận động vừa sức, uốn nắn kịp thời cho các em. Thông qua đó tuyên dương kịp thời nhằmm tạo hứng thú cho các em.

- Khi tổ chức trò chơi giáo viên phi biết gần gũi, hòa mình với học sinh, thì các em mới tự tin, tích cực, hào hứng tham gia chơi một cách tự nhiên và tiết dạy mới đạt hiệu quả cao.

- Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các em học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám ngày càng ham thích học bộ môn thể dục hơn, sức khỏe và tinh thần của các em ngày càng được cải thiện hơn.

 


 

3.  ĐỀ XUẤT:

  - Để có điều kiện tập luyện môn thể dục, phát triển tốt về thể chất, tôi có vài yêu cầu đến cấp trên:

 + Đề nghị nhà trường và chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí cải tạo lại sân hoạt động để các em có sân vui chơi.

 + Đề nghị bộ phận thiết bị - đồ dùng dạy học cấp thêm một số đồ dùng

dạy học cho phân môn thể dục như: tranh, ảnh và một số dụng cụ phục vụ trò chơi như: bóng, cầu, vòng…

 + Quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo, cấp phát trang phục thể dục cho các em.

 + Tổ chức thường xuyên phong trào thể dục thể thao để các em tham gia vui chơi trong năm học để có tinh thần tự tập ở nhà.

 Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chương trình thể dục tiểu học  là một c gắng thể hiện sự đổi mới về phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chương trình thể dục trong nhà trường. Mong quý cấp lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp cùng góp ý để sáng kiến kinh nghiệm này được nhân rộng ở các trường tiểu học trong toàn huyện.

 

                   

 

nguon VI OLET