Sáng kiến :

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC NHANH

 

PHẦN MỞ ĐẦU

I/. BỐI CẢNH VÀ GIẢI PHÁP :

Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với  quá trình lao động sản xuất như : Đi, chạy, đá, nhảy, némH . .

Trong nghị quyết của các đại hội đảng lần thứ VI, VII,VIII đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việc xây dựng và phát triển thể thao của nước ta trong giai đoạn mới. Và mục tiêu của hệ thống  giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về : Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động thể chất trong trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác. Với mục tiêu là trang bị kiến thức về thể thao, phát triển thể chất, xây dựng nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra còn nhằm để phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao.

II/. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP :

“…Thể dục thể thao giúp học sinh có được sức khỏe tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiểu quả cao hơn, chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành những con người có ích cho xã hội.” (Sách giáo viên thể dục 6 – trang 9 – Bài : Lợi ích – Tác dụng của thể dục thể thao ).

Tại trường THCS Tam Hòa, do cơ sở vật chất còn hạn chế, đối tượng học sinh đa phần chưa biết áp dụng đúng các kỹ thuật, ở lứa tuổi này các em đang có sự thay đổi phát triển về tâm sinh lý. Chạy nhanh là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích. Những năm gần đây TDTT được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường học nói riêng. Cứ bốn năm ngành giáo dục nhà lại tổ chức Hội khoẻ phù đổng để các em có dịp thi tài những môn thể dục thể thao khác nhau như môn: Cờ vua, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, nhảy cao, nhảy xa… chạy nhanh được tổ chức với nhiều cự ly như chạy 60m, 100m, 200m, 400m, 1000m, 1500m được các trường đăng ký tham gia nhiều nhất và thi đấu rất nhiệt tình và sôi nổi.

III/. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Sáng kiến này bản thân tôi đã và đang thực hiện cho học sinh toàn trường ( đặc biệt là các em học sinh khối 6,7 ) nhằm giúp các em hình thành những kỹ thuật cơ bản, đồng thời phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn.

IV/. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế nào để đưa đội tuyển của trường giành được nhiều huy chương nhất trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu… Do đó, với khả năng hiện có của mình và những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn và viết sáng kiến Một số hướng dẫn giúp học sinh rèn luyện phát triển sức nhanh nhằm giúp cho các em có những kỹ thuật cơ bản đồng thời rèn luyện phát triển sức nhanh từ những năm đầu cấp từ đó chọn lựa những em có năng khiếu để thành lập đội tuyển tham gia các hội thi do các cấp tổ chức.


PHẦN NỘI DUNG

I/. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP :

1- Trong luyện tập môn chạy nhanh để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách hoàn hảo... Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết k thuật động tác trước khi lên lớp.

Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em.

Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp Thành phố luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhác, e dè, sợ sệt...

Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được.

Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải tìm hiểu kỹ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển Điền kinh của nhà trường có được chất lượng tốt nhất mang về nhiều thành tích cho nhà trường....

2- Chạy nhanh là hoạt động hết sức cơ bản đối với con người. Để phát triển thể chất cho con người, những năm trở lại đây Điền kinh là phương tiện giáo dục thể chất quan trọng. Tuy vậy xuất phát từ tình hình thực tế nhà trường cũng như học sinh hiện nay. Trong quá trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật Chạy nhanh. Tôi thấy học sinh thường thực hiện động tác mà không nắm vững cơ sở lý thuyết, coi thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp.

Vì vậy là 1 giáo viên dạy bộ môn thể dục trong nhà trường, tôi luôn trăn trở tìm ra phương pháp mới. Qua tham khảo tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp và thực tế qua công tác giảng dạy tôi đã áp dụng 1 số phương pháp tập luyện và những bài tập, nhằm nâng cao kỹ thuật thành tích và sức nhanh trong chạy nhanh của học sinh lớp 6.

II/. NỘI DUNG SÁNG KIẾN :

Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới, tôi chọn 10 học sinh lớp 61 làm nhóm đối chứng (A) và 10 học sinh lớp 62 (B). Để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra kỹ thuật và thành tích chạy ngắn 30m. Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành các mức cho điểm như sau : ( Tính theo bảng tiêu chuẩn RLTT ).

- Loại Đạt ( Đ ) : Nam : dưới 8.5s - Nữ : dưới 10.5s

- Loại Chưa đạt ( CĐ ) : không đạt thành tích trên .


Trước khi thực nghiệm kết quả thu được như sau :

Bảng 1 : KẾT QUẢ KIỂM TRA BAN ĐẦU VỚI NỘI DUNG CHẠY 30m

 

( Nhóm đối chứng A – Lớp 6/1 )

STT

Họ và tên

Xếp loại

Thành tích ( giây-s )

1

Nguyễn Đào Duy Anh

Đạt

7.0

2

Hoàng Tịnh Thiên Ân

Đạt

7.85

3

Vũ Thiên Bảo

Chưa đạt

9.0

4

Tạ Thị Mỹ Dung

Chưa đạt

8.60

5

Trần Võ Thiên Duyên

Đạt

8.12

6

Nguyễn Thành Đạt

Đạt

7.91

7

Nguyễn Trần Tiến Đạt

Đạt

9.85

8

Nguyễn Thành Đạt

Chưa đạt

10.67

9

Trịnh Hoài Đức

Đạt

9.69

10

Dặng Thị Hải Hà

Chưa đạt

8.64

 

( Nhóm đối chứng B – Lớp 6/2 )

STT

Họ và tên

Xếp loại

Thành tích ( giây-s )

1

Cao Hoài An

Đạt

7.96

2

Phan Hoàng Vân Anh

Đạt

7.51

3

Đỗ Minh Hòa

Chưa đạt

10.77

4

Phạm Khánh Hưng

Chưa đạt

9.88

5

Nguyễn Quốc Khánh

Đạt

7.97

6

Lại Đăng Khoa

Đạt

8.12

7

Hoàng Gia Khôi

Chưa đạt

8.91

8

Tạ Anh Kiệt

Đạt

8.32

9

Mai Thị Khánh Linh

Chưa đạt

10.0

10

Phạm Hoàng Long

Chưa đạt

12.66

 

Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của 2 nhóm tương đương nhau. Cụ thể nhóm A chỉ đạt được 60% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu. Nhóm B cũng chỉ đạt được 50% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu ( Tính theo tỷ lệ %. )

(Nhóm đối chứng A)

Số lượng

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

10

6

60%

4

40%

(Nhóm đối chứng B)

Số lượng

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

10

5

50%

5

50%

 


1- Các Bước – Quy Trình Thực Hiện Giải Pháp :

Sử dụng phương pháp này để kiểm tra đánh giá hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập. Sau khi đã lựa chọn và xác định các bài tập tôi đã tiến hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm : 10 em học sinh lớp 61 nhóm đối chứng, 10 em học sinh lớp 62 nhóm thực nghiệm.      

Để làm tốt công tác này tôi bố trí thời gian tập luyện 14 tiết trong 7 tuần, tiết thứ 14 kiểm tra kết thúc cho cả 2 nhóm. Trong đó nhóm đối chứng (A) tập các bài tập theo PPCT, còn nhóm thực nghiệm (B) tập theo phương pháp mới mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra khi công tác tại trường.

Qua 7 tuần áp dụng giảng dạy cho nhóm thực nghiệm theo phương pháp mà tôi chọn. Thêm vào đó trong quá trình dạy tôi luôn nhắc nhở động viên các em về nhà tập luyện những bài tập bổ trợ kỹ thuật và tập thể lực do GV đề ra.

a. Yêu Cầu :

Về phía Giáo Viên :

- Nắm chắc kiến thức cơ bản về chương chạy nhanh về cả lý thuyết cũng như cách hướng dẫn các bài tập cụ thể cho từng giai đọan tập luyện.

- Tham khảo sách giáo viên, sách tham khảo, xem tranh, phim tư liệu hướng dẫn giảng dạy.

- Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp : nội dung nào nên đưa lên trước – nội dung nào sau.

- Lồng ghép các trò chơi vận động vào tiết học để tiết học thêm sinh động nhằm nâng cao sự nhanh nhẹn, linh hoạt nhưng cũng phải khéo léo của cơ thể.

- Xử lý một cách kịp thời đối với những học sinh chưa chú ý, không nghiêm túc trong giờ học.

-  Đưa ra các phương pháp sửa sai cụ thể đối với học sinh yếu và dùng hình thức đôi bạn cùng tiến để các em hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.

Về phía Học Sinh :

- Chú ý nghe hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên.

- Thực hiện đúng kỹ thuật và yêu cầu tập luyện mà giáo viên đưa ra.

- Biết kết hợp hít thở với bước chạy một cách hợp lý.

- Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong tập luyện, khi chạy không nói chuyện, xô đẩy để tránh xảy ra chấn thương.

b. Biện Pháp Thực Hiện :

Đầu tiên giáo viên cần phải xác định rõ với học sinh : không được chủ quan, coi thường, cho là đã biết hoặc mình đã chạy nhanh rồi nên tập qua loa, đại khái mà phải nghiêm túc tập luyện bởi đa số học sinh không chịu khó tập luyện hay nếu có cũng chỉ là tập cho có, không tự giác, tích cực. các em chưa thật sự hiểu được vị trí và tầm quan trọng của sức nhanh trong đời sống hàng ngày thông qua quá trình học tập, lao động và luyện tập thể thao của chính bản thân các em. Vì vậy vấn đề ở đây cần đặt ra là làm sao  để  " Một số hướng dẫn giúp học sinh rèn luyện phát triển sức nhanh ". Muốn có được sức nhanh thì phải tập luyện như thế nào ? làm sao ? thời gian, địa điểm tập luyện ở đâu ? và phải dùng các bài tập bổ trợ, trò chơi nào là phù hợp ?

- Trong học tập rèn luyện sức nhanh đối với học sinh cấp THCS khi giảng dạy cần cho học sinh tiếp cận bằng những ví dụ cụ thể, gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày, gợi mở cho các em biết được một số nguyên tắc, hình thức và các phương pháp để tập luyện phát triển sức nhanh để các em vận dụng một cách đa dạng. Tuy nhiên luyện tập phát triển sức nhanh cũng có một điểm khó là : phải tập luyện thường xuyên, liên tục vì : " sức nhanh chỉ có được, khi tập luyện, họat động liên tục trong một khỏang thời gian và cường độ ở mức độ nhất định ". Bởi thế tập sức nhanh là một thách thức lớn về ý chí, đòi hỏi mỗi người, mỗi học sinh cần phải có quyết tâm cao. Cần phải tập luyện có kế họach, vì vậy giáo viên cần chỉ dẫn, giúp đỡ các em xây dựng cho bản thân mình một kế họach tập luyện.


- Giáo viên cần có sự khích lệ, động viên các em phải thường xuyên tập luyện và có ý thức hơn trong mỗi tiết học qua đó dần dần hình thành ý thức tự giác tập luyện, tập trung và ý thức tập thể trong mỗi em. Bên cạnh những em tích cực tham gia tập luyện cũng sẽ còn những em ý thức chưa cao, giáo viên cần quan tâm giáo dục từ từ ( nếu cần nên có 1 số biện pháp chế tài cụ thể là đánh giá vào kết quả học tập của các em để cho các em chủ động quan tâm đến bộ môn ).

- Một điều quan trọng là phải nhắc nhở các em sau khi chạy hết quãng đường nhất thiết cần thực hiện các động tác hồi tĩnh và kiểm tra mạch đập nhằm theo dõi sức khỏe thông qua các mạch trên cơ thể con người. ( hình dưới )

Để làm được các việc đã nêu ở trên nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn luyện sức nhanh giáo viên cần chú ý :

1.1. Về Lý Thuyết :

- Thông qua chương trình giảng dạy và hướng dẫn lý thuyết giáo viên cần nêu được vị trí - tầm quan trọng và lợi ích của sức nhanh trong cuộc sống hàng ngày.

- Đưa ra những ví dụ trong thực tế để các em dễ tiếp thu và hình dung ra những bài tập cụ thể để áp dụng vào giờ thực hành. Từ đó sẽ khắc sâu được kiến thức đã được nghe thông qua giờ học.

- Bản thân giáo viên cần nêu ra một số nguyên tắc - phương pháp trong khi tập luyện thể dục - thể thao nói chung và luyện tập sức nhanh nói riêng như : tập phù hợp với sức khỏe của mỗi người, tập từ nhẹ đến nặng dần… để tránh những ảnh hưởng xấu cho các em sau khi tập luyện.

1.2/. Về Thực Hành :

- Ngòai 2 giờ lý thuyết quy định đã được học ở trên lớp, giáo viên vẫn phải thường xuyên nhắc nhở, truyền giảng một số kiến thức cần thiết trong lúc tập luyện trong các giờ thực hành để các em nhớ, dần dần khắc sâu những nguyên tắc - phương pháp đó vào suy nghĩ. Nêu ra những yêu cầu đòi hỏi học sinh cần hiểu thêm và cần nghiêm túc, tích cực tập luyện mới hòan thành được và đạt kết quả cao.

- Khi cho học sinh luyện tập giáo viên cần tập trung vào rèn luyện cho các em về kỹ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy và các động tác hồi tĩnh sau khi chạy hết quãng đường.

 

- Giáo viên nên tổ chức cho các em học dưới nhiều hình thức khác nhau để học sinh hứng thú tham gia học tập một cách tích cực và có hiệu quả hơn. Cần rèn luyện cho các em chạy đúng kỹ thuật, biết cách xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ trên đường chạy.

- Tăng cường giáo dục cho các em ý chí vượt khó trong tập luyện bằng cách tập và chơi những trò chơi vận động ngoài giờ học chính khóa.


- Giới thiệu cho các em các phương pháp, hình thức rèn luyện sức nhanh, các động tác bổ trợ kỹ thuật, những kiến thức có liên quan phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khỏe.

Ví dụ : tập sức nhanh bằng các trò chơi vận động như :

+ Nhảy dây nhanh.

+ Xuất phát cao chạy nhanh.

+ Tâng cầu nhanh.

+ Kết hợp chạy ở các tư thế xuất phát.


  + Tập sức nhanh ở giai đoạn xuất phát - chạy lao, tăng dần cự li và tập chạy kết hợp với thở : hai lần hít vào - hai lần thở ra.

  + Tập sức nhanh bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức nhanh như: tập các môn cầu lông, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, vỗ tay nhanh…

- Giáo viên nên phối hợp dạy trên lớp với hướng dẫn học sinh luyện tập ngòai giờ.

- Hướng dẫn cho các em cách đo nhịp tim trước và sau khi chạy xong.

 

Ví dụ : nên tập vào buổi sáng với khỏang thời gian từ 5h00 - 6h00 với lượng vận động tăng dần như sau :

+ tập từ 2 - 6 buổi/ tuần

+ tăng dần cự ly từ 30m - 60m – 80m – 100m – 200m…

+ sau đó thực hiện luyện tập chạy nhanh với khối lượng tăng dần tùy theo tình trạng sức khỏe và thể lực của mỗi em. ( lưu ý nhắc các em cố gắng duy trì tốc độ chạy lao sau xuất phát ).

- Cho học sinh luyện tập phù hợp với sức khỏe và tuân thủ đúng các nguyên tắc trong tập luyện phát triển sức nhanh.

- Trong quá trình tập luyện nếu có khó khăn hay thắc mắc gặp giáo viên để hỏi hay trao đổi.

Ví dụ :

+ đối với học sinh lớp 9 có sức khỏe bình thường

- Với nữ chạy 60m phải đạt từ 10-11s.

- Với nam chạy 60m phải đạt từ 8-9s

+ Trong một giờ học, nội dung chạy nhanh nên đưa vào giữa trong phần cơ bản. Vì lúc này cơ thể các em đang trong trạng thái vận động tốt nhất.

+ Sau khi chạy xong không được dừng lại đột ngột, mà phải giảm dần tốc độ, đi bộ thả lỏng và thực hiện các động tác hồi tĩnh.

+ Thường xuyên kiểm tra đánh giá và kiểm tra thử kết quả tập luyện của các em bằng cách bấm giờ.


2- Những Ưu, Nhược Điểm Của Giải Pháp :

Qua quá trình thực hiện các giải pháp của sáng kiến tôi nhận thấy :

- Bản thân giáo viên và các em học sinh thực sự nắm bắt những kiến thức kỹ thuật được chắc, đúng và chính xác hơn. Sức bền tốc độ của các em được nâng cao rõ rệt.

- Bên cạnh đó tình hình diện tích sân bãi tập luyện, thi đấu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện các giải pháp trên vì : sân bãi nhỏ, ngắn nên không đủ với quãng đường theo quy định là 60m. Vì vậy cần :

 + Sân bằng phẳng, không có độ nghiêng nhiều.

 + Đường chạy phải đủ theo kích thước quy định ( thay vì cho các em thực hiện chạy 60m theo quy định, bản thên chỉ cho các em thực nghiệm 30m vì sân bãi nhà trường không đủ diện tích ).

3- Đánh Giá Về Sáng kiến :

a/. Tính mới :

- Trong sáng kiến này bản thân tôi đã tự cải tiến từ sáng kiến đã có của năm trước. Ngoài sử dụng các phương pháp đã áp dụng, bản thân đã kết hợp thêm phương pháp trực quan sinh động bằng cách cho các em xem thêm một số tư liệu video thi đấu các giải được đăng tải trên mạng.

- Bên cạnh đó trong phân phối chương trình bản thân đã soạn thảo thêm bằng cách theo chủ đề môn học nhằm giúp các em đấu tập được nhiều hơn.

b/. Hiệu quả áp dụng :

- Sau 8 tuần tập luyện tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau :

Bảng 2 : KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM NỘI DUNG CHẠY NHANH 30m : ( Thành tích cao hơn )

- Nhóm đối chứng A

STT

Họ và tên

Xếp loại

Thành tích ( giây-s )

1

Nguyễn Đào Duy Anh

Đạt

7.0

2

Hoàng Tịnh Thiên Ân

Đạt

7.85

3

Vũ Thiên Bảo

Đạt

9.0

4

Tạ Thị Mỹ Dung

Chưa đạt

8.60

5

Trần Võ Thiên Duyên

Đạt

8.12

6

Nguyễn Thành Đạt

Đạt

7.91

7

Nguyễn Trần Tiến Đạt

Đạt

9.85

8

Nguyễn Thành Đạt

Chưa đạt

10.67

9

Trịnh Hoài Đức

Đạt

9.69

10

Dặng Thị Hải Hà

Chưa đạt

8.64

 

- Nhóm đối chứng B

 

STT

Họ và tên

Xếp loại

Thành tích ( giây-s )

1

Cao Hoài An

Đạt

7.96

2

Phan Hoàng Vân Anh

Đạt

7.51

3

Đỗ Minh Hòa

Đạt

10.77

4

Phạm Khánh Hưng

Đạt

9.88


5

Nguyễn Quốc Khánh

Đạt

7.97

6

Lại Đăng Khoa

Đạt

8.12

7

Hoàng Gia Khôi

Đạt

8.91

8

Tạ Anh Kiệt

Đạt

8.32

9

Mai Thị Khánh Linh

Chưa đạt

10.0

10

Phạm Hoàng Long

Đạt

12.66

 

 

(Nhóm đối chứng A)

Số lượng

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

10

7

70%

3

30%

(Nhóm đối chứng B)

Số lượng

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

10

9

90%

1

10%

 

- Hiệu quả kinh tế : bản thân chỉ tốn 1 ít thời gian để tìm tư liệu trên mạng về cho các em học sinh xem và thêm thời gian vẽ sân bãi thi đấu cho các em tập luyện ( chi phí mua cọ, sơn vẽ sân và chóp nhựa khoảng 1.200.000đ ).

- Hiệu quả xã hội :

Từ thực tế cơ sở tại trường THCS Tam Hòa, qua việc mnh dạn áp dụng một số hướng dẫn mới vào nội dung Chạy nhanh cho học sinh lớp 6. So sánh kết quả của 2 nhóm ( nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ), ta thấy phương pháp tập luyện của nhóm thực nghiệm có tính ưu việt hơn phương pháp tập luyện của nhóm đối chứng và có giá trị áp dụng vào thực tiễn trong giảng dạy nội dung Chạy nhanh ở cấp THCS.

Qua kết quả thu được ta thấy nhóm đối chứng A thành tích và kỹ thuật thấp hơn so với nhóm thực nghiệm B, đã có sự khác biệt về kỹ thuật và thành tích giữa 2 nhóm. Điều đó chứng tỏ phương pháp cải tiến tôi đưa ra là phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6 tại trường THCS Tam Hòa.

- Đồng thời khi các em biết luật và cách thức thi đấu bản thân nhận thấy các em thích thú hơn trong việc tập luyện tại trường nói chung và khi về nhà các em cũng thường xuyên ra các sân có sẵn quanh khu vực tại khu phố để tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân. Ngoài ra các em cũng vận động người thân cùng ra tham gia tập luyện đúng theo lời vận động của nhà nước : “ bản thân mỗi cá nhân trong gia đình chọn một môn thể thao để nâng cao sức khỏe ”.

c/. Khả năng áp dụng của sáng kiến :

- Sáng kiến này đã được bản thân áp dụng tại trường THCS Tam Hòa đồng thời bản thân nhận thấy không chỉ áp dụng được cho các em học sinh trong bậc THCS mà còn có thể áp dụng cho các em học sinh Tiểu học và THPT trở lên.

- Sáng kiến này có thể áp dụng tại bất cứ nơi đâu với đều kiện có đủ diện tích để vẽ đường chạy theo quy định.

 

 


PHẦN KẾT LUẬN

I/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

1- Với Giáo viên cần :

 - Phải lao động thực sự, có tâm huyết với nghề.

 - Phải nghiên cứu kỹ nội dung bài học phù hợp với lứa tuổi và lượng vận động trong tiết học đối với học sinh, từ đó mới phát huy được tiềm năng của học sinh.

 - Sắp xếp các bài tập khoa học từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp.

2- Với Học sinh cần :

 - Phải luyện tập theo đúng hướng dẫn và nội dung các bài tập cách khoa học và đảm bảo an toàn trong luyện tập.

 - Sau khi được GV hướng dẫn về nhà phải tự tập luyện thêm.

II/. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT :

- Tạo điều kiện sân bãi và dụng cụ tập luyện cho các em.

- Neân thaät söï quan taâm hôn moân thể dục noùi chung vaø moân chạy noùi rieâng.

- Neân coù söï löïa choïn k löôõng nhöõng hoïc sinh coù naêng khieáu ñeå ñöa vaøo ñoäi tuyeån cuûa trường để tập luyện thi đấu.

- Toå chöùc giao löu vaø thi ñaáu, coï saùt trong tröôøng cuõng nhö nhöõng tröôøng khaùc.

 III/. CAM KẾT :

  Tôi cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của các nhân tôi. Nếu có tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tính trung thực của lời này.

 

 

                  Tam Hòa, ngày ..  tháng ..  năm 2019

HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN            Tác Giả Sáng Kiến

        ( Xác nhận, ký tên, đóng dấu )

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………                 

              Nguyễn Quốc Hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


  UBND TP BIÊN HÒA

TRƯỜNG THCS TAM HÒA

–––––––––––

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Tam Hòa, ngày         tháng 10 năm 2019

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN

Năm học: 2019 - 2020

Phiếu đánh giá của thành viên thứ nhất Hội đồng công nhận sáng kiến

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến : Một số hướng dẫn giúp học sinh rèn luyện phát triển sức nhanh

Họ và tên tác giả :  Nguyễn Quốc Hợp - Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị : Trường THCS Tam Hòa

Họ và tên thành viên thứ nhấ t: .................................... Chức vụ : ......................................

Đơn vị : Trường THCS Tam Hòa

Số điện thoại của thành viên thứ nhất : ................................................................

 * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:

 1. Tính mới

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Điểm: …………./……...

 2. Hiệu quả

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Điểm: …………./……..

 3. Khả năng áp dụng

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Điểm: …………./……..

 Nhận xét khác (nếu có): ..................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Tổng số điểm: ................/…..…. Xếp loại: .............................................................

Phiếu này được thành viên thứ nhất của Hội đồng công nhận sáng kiến đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của thành viên thứ nhất  và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến của đơn vị.

 

THÀNH VIÊN THỨ NHẤT CỦA HỘI ĐỒNG

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

nguon VI OLET