MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT DÀNH CHO GVCN LỚP
1. MÔN TIẾNG VIỆT
+ Phần Luyện từ và câu như sau: 
“Vốn từ của con rất tốt/ tốt/khá tốt”; hoặc 
“Vốn từ của con còn hạn chế, cần luyện tìm từ nhiều hơn nhé”. 
Nhận xét về phần Câu có thể “Con đặt câu đúng rồi”, “Con đặt câu hay lắm. Cần phát huy nhé”
+ Khi nhận xét Bài tập làm văn, một số gợi ý như “Con có năng khiếu làm văn lắm”; “Câu văn hay biết dùng từ ngữ gợi tả tốt” hay “Bài văn biết chọn hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc”…
+ Khi nhận xét về Chính tả, giáo viên có thể nêu “Chính tả con chú ý nét khuyết thêm. Con rèn chữ thêm. Con cố gắng viết đúng hơn nhé.”…
+ Trong phần nhận xét cuối năm: “đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm”, “đã khắc phục được lỗi phát âm l/n”; “Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi”; “Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình”
2. MÔN TOÁN
Đối với môn Toán, một số mẫu câu nhận xét như “Em đã hiểu bài và làm bài rất tốt”; “Em hiểu bài và làm bài tốt” hay “Em có hiểu bài, nhưng chú ý cách đặt tính hoặc chú ý nhân chia cộng trừ… nhớ nhé”…
Học, Học nữa, Học mãiQuản trị viên Violet

  MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT DÀNH CHO GVCN LỚP 1 
Môn Tiếng Việt: 
1) Em viết chữ khá đều nét nhưng nên chú ý viết đúng điểm dừng bút của con chữ … nhé! (tuỳ vào con chữ nào hs viết sai để nêu tên).
2) Viết đã đều nét hơn nhưng vẫn chưa đúng điểm đặt bút của chữ … (tuỳ vào con chữ nào hs viết sai để nêu tên). 
3) Viết chưa đúng nét khuyết trên của chữ …. (h, l, k, hay b…) 
4) Viết nên chú ý nét khuyết dưới của chữ … (g, y) nhé. 
5) Viết có tiến bộ nhiều nhưng chú ý bớt gạch xoá nhé! 
6) Chú ý nét nối giữa 2 con chữ … để viết cho đúng nhé! 
7) Em nên chủ động rèn chữ viết. Nhất là chú ý dựa vào đường kẻ dọc để chữ viết thẳng đều hơn nhé! 
8) Viết nên chú ý độ rộng nét khuyết trên và độ cao nét móc hai đầu ở chữ h. 
9) Chú ý để viết đúng dòng kẻ và độ rộng chữ … nhé! 
10) Viết chú ý dựa vào đường kẻ dọc của vở nhé!
11) Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
12) Nên chú ý mẫu chữ … khi viết nhé! 
13) Viết có tiến bộ nhưng nên chú ý thêm điểm đặt bút của chữ … nhé! 
14) Chữ viết khá đều và đẹp. Nhưng chú ý điểm đặt bút chữ…nhiều hơn nhé! 
15) Em còn viết sai khoảng cách giữa các con chữ. 
16) Cần viết chữ nắn nót hơn. 
17) Cố gắng viết đúng độ cao các con chữ. 
18) Bài viết sạch, đẹp, chữ viết khá đều nét. 
19) Chú ý viết đúng độ cao con chữ r, s hơn.
20) Em viết nét khuyết trên của con chữ b, h, l, k chưa được đẹp, cần cố gắng hơn. 
21) Bài viết có tiến bộ, cần phát huy. 
22) Em viết đúng mẫu chữ, nhưng nắn nót thêm chút nữa thì chữ của em sẽ đẹp hơn. 

23) Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu. 24) Biết cách trình bày bài, chữ viết tương đối. 
25) Chữ viết đều nét, bài viết sạch đẹp. 
26) Cần viết đúng độ cao, độ rộng các con chữ. 

27) Viết đúng khoảng cách giữa các con chữ hơn. 
28) Chú ý trình bày bài viết đúng qui định, sạch đẹp hơn. 
29) Có ý thức rèn chữ, giữ vở tốt. 
30) Bài viết còn tẩy xóa nhiều, cố gắng viết đúng hơn. 
31) Chú ý viết dấu thanh đúng vị trí. 
32) Cần rèn chữ, giữ vở sạch hơn nhé! 
33) Điểm dừng bút chưa đúng qui định. 
34) Chú ý cách nối nét giữa các con chữ. 
35) Cố gắng viết chữ đều nét, đẹp hơn nhé! 
36) Em viết chưa đúng còn sai chính tả, cần cố gắng hơn. 
37) Rèn thêm chữ viết khi ở nhà. 
38) Nhìn kĩ để viết đúng mẫu hơn.

 

MẪU NX ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HS Ở TIỂU HỌC.
*Nếu học sinh hoàn thành tốt bài làm, GV có thể nhận xét: 
-Bài làm tốt, đáng khen. 
-Thầy (Cô) rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.
-Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn con nhé;
- Con làm bài tốt, cô khen ngợi con.
-Em học tốt, em giỏi, em ngoan .
-Bài làm tốt, rất đáng khen, con cần phát huy.
-Cô rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.
-Cô rất thích cách suy luận và trình bày vở của con. Cố gắng phát huy con nhé. 
-Bài làm tốt, con đáng khen.


*Học sinh hoàn thành bài làm đạt kết quả khá, GV có thể nhận xét: 
-Bài làm khá tốt, nếu …………… em sẽ có kết quả tốt hơn. 
-Bài của em đã hoàn thành khá tốt.Để đạt kết quả tốt hơn, em cần …
-Em đã có sáng tạo trong bài làm. Tuy nhiên em cần trình bày sạch đẹp hơn!...
-Bài làm có đủ ý; Em hãy phát huy nhé!

*Học sinh hoàn thành bài làm, GV có thể nhận xét: 
-Em đã hoàn thành bài làm, nếu rèn thêm ...,em sẽ có kết quả tốt hơn. 
-Bài làm đạt yêu cầu. Nếu em chú ý những vấn đề như ……………., thì kết quả sẽ tốt hơn.
-Em có hiểu bài; Em hãy phát huy nhé!
- Em có cố gắng; Em hãy phát huy nhé!
--Em có tiến bộ; Em hãy phát huy nhé!
- Em cần cố gắng hơn nữa; 
- Em có nhiều cố gắng; Em hãy phát huy nhé!
- Bài làm Tạm được; Em cố gắng hơn nhé!
--Em Hiểu đề; Em cố gắng hơn nhé!

*Học sinh chưa hoàn thành bài làm, GV có thể nhận xét:
- Bài làm chưa đủ ý; Em cố gắng hơn nhé!
- Bài làm diễn đạt ý chưa trôi chảy, Thiếu ý; Em cố gắng hơn nhé!
-Bài làm bẩn; Chưa sáng tạo, Em cố gắng hơn nhé!
-Trình bày ẩu ; Em cố gắng hơn nhé!
- Bài làm quá sơ sài; Em cố gắng hơn nhé!
- Bài làm chưa có chiều sâu; Em hãy cố gắng hơn nhé!
-Em thiếu kỹ năng làm bài; Em cố gắng hơn nhé!
- Em có tiến bộ; Em cố gắng hơn nhé!
- Bài làm diễn đạt lủng củng, Em cố gắng hơn nhé!
-Em cần cố gắng hơn nhé, em còn tính nhầm phép tính , lần sau em cẩn trọng hơn em nhé…
-Em cần nỗ lực nhiều hơn, cần ………và ……Cô tin chắc em sẽ có kết quả tốt hơn.
-Em đã cố gắng thực hiện bài làm. Nếu lưu ý những điểm như …………………… , em sẽ có kết quả cao hơn. 
-Bài làm chưa đạt yêu cầu, con cần cố gắng thêm nhé...
-Chú ý hơn chút nữa là con sẽ làm được tốt đấy”; 
-Lần sau con nhớ khắc phục lỗi này nhé”; 
-Cô tin rằng lỗi này con sẽ không mắc phải ở bài sau nữa”;
-Bài này con đã có tiến bộ hơn rồi đấy ! Cố lên !”

*Nếu học sinh có nhiều tiến bộ, GV có thể nhận xét: 
-Em đã có nhiều tiến bộ trong việc …… và ……… Cô tự hào về em.
-Em nói rất chính xác
-Em nên cố gắng viết chữ rõ và trình bày sạch sẽ hơn
-Em cần cố gắng hơn, cô rất tin ở em;
- Em cần cố gắng viết chữ rõ hơn, 
-Em không nên viết hai màu mực trong một bài làm..
--“ Em viết chữ khá đều nét nhưng nên chú ý viết đúng điểm dừng bút của con chữ nhé”; 
-Chữ viết chưa đẹp, cần luyện thêm nét con nhé.
--Em viết nên chú ý nét khuyết dưới của con chữ nhé...
--Chữ hơi ốm, Em cần luyện nhiều hơn nữa sẽ đẹp đấy,
-- Em có nhiều tiến bộ, hãy phát huy nhé”,
tìm hiểu đề, bố cục và nội dung, hình thức bài làm… (với môn văn). Và việc hiểu lý thuyết, kỹ năng vận dụng tính toán… (Với môn toán)…

 

nguon VI OLET