UBND HUYỆN LỘC HÀ

PHÒNG GD – ĐT

 

Số:  295 /CV-PGD&ĐT

V/v Định hướng một số nội dung về chuyên môn của bậc MN năm học 2009 - 2010

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

 

                       Lộc Hà, ngày 01  tháng 10  năm 2009

                     

 

          Kính gửi:

 

- Cụm trưởng, cụm phó cụm chuyên môn liên trường.

- Ban giám hiệu các trường Mầm non.

- Tiểu ban nghiệp vụ bậc Mầm non.                            

` 

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, trong hai ngày 19, 29/9/2009, Phòng đã tổ chức chuyên đề dạy học theo chương trình giáo dục Mầm non mới cho CBGV của các trường trên địa bàn huyện, sau khi tiếp thu ý kiến thảo luận và xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GDMN Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Phòng quán triệt và chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

A. VIỆC LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC:

I. Kế hoạch của Hiệu trưởng:

Dùng chung với kế hoạch của nhà trường (Được quy định trong văn bản Hướng dẫn hệ thống các biểu bảng trong trường Mầm non Phòng đã gửi các trường ).

II. Kế hoạch của Phó Hiệu trưởng: Thể hiện được 3 phần sau:

          Phần 1. Đặc điểm tình hình:

Nêu những thuận lợi, khó khăn của bản thân, của khối mình phụ trách.

 Phần 2. Chỉ đạo nâng cao chất lượng:

 1. Chỉ tiêu: Nêu các chỉ tiêu cần đạt trong năm học.

Ví dụ:

- PHiệu trưởng phụ trách chuyên môn mẫu giáo:

Nêu được có bao nhiêu lớp, trong đó có mấy lớp 3-4 tuổi - Mấy lớp 4-5 tuổi- Mấy lớp 5-6 tuổi; tổng số trẻ MG là bao nhiêu, tỷ lệ bao nhiêu %; thực hiện các loại chương trình gì? Cuối năm đạt danh hiệu gì?...

- Hiệu phó phụ trách nhà trẻ và nuôi dưỡng:

Tổng số nhóm trẻ là bao nhiêu; 12-18 tháng mấy nhóm, 18-24 tháng mấy nhóm, 25-36 tháng mấy nhóm; tổng số trẻ ? tỷ lệ %; tổng số trẻ ăn chính ? tỷ lệ %, ăn phụ ?... (Nếu không phân theo đươc độ tuổi cụ thể thì có bao nhiêu nhóm ?

2. Biện pháp: Nêu các biện pháp phù hợp với lĩnh vực mình phụ trách.

Phần 3. Tổ chức thực hiện:

Nêu các bước về xây dựng kế hoạch; trình HT duyệt, chỉnh sữa, thông qua tập thể GV góp ý, bổ sung; tổ chức thực hiện, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh...

Tuỳ vào điều kiện thực tế của đơn vị, của lĩnh vực mình phụ trách để xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp, khả thi.

III. Kế hoạch của giáo viên:

- Đối với giáo viên dạy chương trình MN mới: Giáo viên không phải lập kế hoạch năm học như giáo viên dạy chương trình cải cách và đổi mới hình thức mà chỉ lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN mới.

- Chương trình đổi mới và cải cách: Giáo viên lập kế hoach năm học theo mẫu quy định trong văn bản Hướng dẫn hệ thống các biểu bảng trong trường MN.

B. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ:

I. Hồ sơ Hiệu trưởng (Hồ sơ nhà trường): 10 cuốn

1- Sổ điều tra độ tuổi.                                         6- Sổ biên bản.

2- Sổ danh sách trẻ.                                            7- Sổ ghi chép tổng hợp.

3- Sổ kế hoạch.                                                   8- Sổ thăm lớp, dự giờ.

4- Sổ kiểm tra, theo dõi thi đua.                         9- Sổ theo dõi quỹ tiền mặt.

5- Sổ (Hồ sơ) quản lý và theo dõi tài sản.        10- Sổ lưu trữ công văn đi và đến.

II. Hồ sơ Phó Hiệu trưởng:

1- Sổ kế hoạch.                                                    4- Sổ soạn bài.

   2- Sổ thăm lớp dự giờ.                                         5- Sổ tích lũy chuyên môn.

    3- Sổ ghi chép tổng hợp.

Đối với Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng có thêm Hồ sơ bán trú.

III. Hồ sơ bán trú:

1- Sổ báo ăn.                                                        3- Sổ chi ăn hàng ngày.

 2- Sổ xuất - nhập chi chợ.                                    4- Sổ lưu thực đơn ăn hàng ngày.

Ngoài ra còn có phiếu xuất kho và sổ thu và thanh toán (Dành cho kế toán)

IV. Hồ sơ giáo viên:

1- Sổ soạn bài.                                                     4- Sổ theo dõi trẻ.

2- Sổ thăm lớp, dự giờ.                                        5- Sổ tài sản (Nếu có).

3- Sổ ghi chép tổng hợp.

Ngoài ra còn có sổ tích luỹ chuyên môn để ghi những giáo án hay, kinh nghiệm tốt, những vấn đề cần khắc sâu, cần lưu ý, những nội dung sáng tạo, bổ ích trong công tác quản lý chỉ đạo và chuyên môn...(Sổ này không quy định có trong bộ hồ sơ)

C. VỀ CÁCH SOẠN BÀI:

* Đối với chương trình cải cách:

I. Kế hoạch tháng: Có 3 phần

1. Chăm sóc giáo dục: GV ghi rõ nội dung công việc, cách tiến hành chăm sóc  và giáo dục trẻ trong tháng

2. Nề nếp thói quen: GV ghi rõ những nội dung cần hình thành cho trẻ nề nếp thói quen gì về vui chơi, học tập, lao động, vệ sinh.

  3. Nhiệm vụ cô giáo: Ghi rõ các công việc cần chuẩn bị cho nội dung bài dạy của mình: Làm đồ dùng, đồ chơi, công tác tự bồi dưỡng và chuẩn bị cho ngày hội lễ như thế nào? (Nếu có)...

VD: Tháng 9: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi, cắt khẩu hiệu, làm hoa chuẩn bị khai giảng năm học mới,...

+ Những vấn đề cần phải phối hợp với phụ huynh để nhắc nhở trẻ.

VD: Tháng 9 phối hợp với cô giáo rèn luyện trẻ thói quen chào hỏi, ý thức đến lớp thường xuyên, cách cầm bút và cách sử dụng đồ dùng học tập,...

   + Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi gì?

   + Soạn giáo án, tập bài hát gì?, tập kể chuyện...

II. Kế hoạch tuần:   

                     Kế hoạch tuần........Từ ngày....../....../ đến ngày....../......

1. Thể dục sáng:

  Đề tài: GV nêu cụ thể các động tác: Hô hấp 1, tay 2, chân 3, bụng lườn 2, bật 3. (Hoặc: Tập kết hợp động tác bài “Đu quay” - Bật 2).

a. Khởi động: GV đưa ra một số hình thức tổ chức cho trẻ KĐ trong tuần. VD: Đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi, làm theo người dẫn đầu, chèo thuyền, bơm xe đạp...

b. Trọng động: Trẻ tập theo động tác chuẩn bị, chú ý sửa sai cho trẻ.

c. Hồi tĩnh: GV đưa ra một số hình thức tổ chức cho trẻ tập hồi tĩnh trong tuần.VD: Làm bướm bay đi chơi, đi nhẹ vài vòng quanh sân, làm gà mẹ và gà con đi ăn...

Lưu ý:

- Hàng ngày GV tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng theo kế hoạch tuần, không phải soạn bài.

- Những hôm có sự thay đổi của thời tiết, GV có thể thay đổi hình thức tổ chức hoặc thay đổi đề tài cho phù hợp.

2. Hoạt động vui chơi:

a- Trò chơi sáng tạo:

Giáo viên nêu ngắn gọn các yêu cầu, chuẩn bị, nội dung các chủ đề chơi và cách tiến hành cho trẻ vui chơi.

b- Trò chơi có luật: Ghi tên trò chơi mới sẽ hướng dẫn vào chiều thứ Hai. GV chú ý mỗi tuần hướng dẫn trẻ một trò chơi mới của một trong 4 loại: Trò chơi sáng tạo (Trò chơi phân vai theo chủ đề, xây dựng, đóng kịch), vận động, dân gian và học tập. GV cần soạn cụ thể vào kế hoạch vào chiều thứ 2 hàng tuần.

3. Kế hoạch hàng ngày:

3.1.Trò chuyện đầu tuần:

Giáo viên tiến hành sau khi trẻ đến đầy đủ, nội dung trò chuyện là những điều liên quan đến nội dung chương trình đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra xunng quanh hàng ngày đối với trẻ. Khi trò chuyện giáo viên có thể nêu một số tình huống, gợi ý để trẻ trả lời, giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng ứng xử, giao tiếp. GV chỉ soạn váo sáng thứ 2 hàng tuần.

3.2. Tiết 1:

Soạn yêu câù, chuẩn bị, cách tiến hành. Nội dung tích hợp được thể hiện ở phần trình bày các hình thức tổ chức của tiết học, không phải soạn một mục riêng.

3.3.  Hoạt động chuyển tiếp:

Diễn ra đối với những ngày có 2 tiết học. Các trò chơi chuyển tiếp do trẻ tự chọn, tự tổ chức nhưng cô nên giúp trẻ chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động - tĩnh (Nếu tiết 1 động GV cho trẻ chơi 1 trò chơi tĩnh và ngược lại). Có thể cho trẻ chơi với đồ chơi, xem truyện tranh hoặc trò chơi đơn giản và bắt đầu vào tiết học thứ hai, tạo được thói quen khi có lệnh của cô, trẻ cất đồ chơi nhanh và gọn.

3.4. Tiết 2 (Nếu có): Trình bày trương tự như tiết 1

3.5. Hoạt động ngoài trời: Có 3 nội dung:

+ Hoạt động có mục đích: GV cho trẻ quan sát đối tượng, phần này chiếm 2/3 các thứ trong tuần, ngoài ra GV có thể thay đổi nội dung như đọc truyện cho trẻ nghe, biểu diễn văn nghệ, kể chuyện. Không nhất thiết cả tuần đều cho trẻ quan sát đối tượng, tránh tình trạng lặp nhiều lần trong tuần.

+ Trò chơi vận động: GV tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 trò chơi: Có sự hướng dẫn của cô giáo. GV chú ý thay đổi các  trò chơi trong tuần, tránh tình trạng cho trẻ chơi trò chơi trùng lặp nhiều lần, trẻ nhàm chán.

+ Chơi theo ý thích: GV không nhất thiết soạn vào kế hoạch, nhưng lưu ý: GV phải có sự theo dõi, bao quát trẻ trong quá trình chơi, tránh tình trạng để trẻ chơi mà không có sự quản lý của giáo viên.

3.6. Hoạt động vui chơi:

Phần này có trò chơi chính và trò chơi kết hợp:

- Trò chơi chính: GV soạn cụ thể đề tài và phương pháp hướng dẫn. Đối với những trò chơi chính cho chơi lặp lại vào những ngày sau, GV phải nâng cao yêu cầu, mở rộng nội dung trò chơi cao hơn so với lần chơi trước.

- Trò chơi kết hợp: GV ghi rõ tên các trò chơi tổ chức cho trẻ chơi kết hợp với trò chơi chính.

VD: Chơi bán hàng tạp hoá, khám bệnh (không ghi chơi phân vai)...

3.7. Hoạt động chiều:

 Thời điểm này được tổ chức sau thời gian ăn phụ buổi chiều.

- Khi tiến hành, chủ yếu cô tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động theo ý thích,

trò chơi trong các góc hoạt động. Những trò chơi thường là trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi học tập, hoặc trò chơi đóng kịch. Hoặc cô có thể tổ chức cho trẻ nghe kể chuyện, tự kể chuyện; đóng kịch, đọc lại bài thơ hoặc biểu diễn những bài hát, múa mà trẻ đã biết; xem các chương trình trên vô tuyến; chơi các trò chơi với máy tính... Với trò chơi vận động, không nên cho trẻ chơi kéo dài 20 phút.

- Có thể gợi ý cho trẻ lựa chọn nội dung hoạt động theo ý thích phù hợp với trẻ, tổ chức các hoạt động phối hợp xen kẻ điều hoà giữa động và tĩnh một cách hợp lý, đảm bảo tính vừa sức của trẻ, không nên cho trẻ tham gia quá nhiều nội dung cùng một lúc hay thời gian quá lâu với một hoạt động nào đó, cần tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, chú ý và khuyến khích trẻ thể hiện những khả năng đặc biệt của mình.

- Xây dựng kế hoạch tuần và hàng ngày cho HĐ chiều tuỳ vào khả năng của trẻ để giáo viên lựa chọn 1 trong những nội dung trên và tổ chức thực hiện phù hợp với tính chất ôn luyện kiến thức và củng cố kỹ năng.

* Đối với nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi: Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần cũng giống như Mẫu giáo. Riêng trẻ 12 -18 tháng không có thể dục sáng và hoạt động ngoài trời.

Vui chơi: 12-18 tháng: Mỗi tuần soạn 1 trò chơi mới và 1 - 2 trò chơi cũ.

                      18-24 tháng: Mỗi tuần soạn 1 trò chơi mới và 2 - 3 trò chơi cũ.

* Đối với chương trình đổi mới:

I. Khối 5 tuổi:

- Chương trình đổi mới 5 tuổi có kế hoạch cụ thể cho từng tuần trong sách Hướng dẫn thực hiện chương trình, GV dựa vào đó để thực hiện cho từng chủ đề. Cho phép GV chuyển các đề tài trong các chủ đề con cho phù hợp với thời gian, thời điểm thực hiện.

VD: Bài “Ngày nhà giáo Việt nam” trong phân phối chương trình vào thời điểm đầu tháng 11, được phép chuyển sang tuần gần với ngày 20/11...

- Môn Làm quen chữ cái: Trong chương trình không có tiết “Trò chơi với chữ cái” GV căn cứ vào số tuần thực hiện chương trình trong năm học và tuỳ vào nhận thức của trẻ lớp mình để phân bố số tiết LQCC cho phù hợp.

VD: Nhóm chữ c, i, t

Nếu sau khi cho trẻ làm quen chữ cái mà trẻ chưa nhận biết và phát âm nhanh, đúng các chữ cái đã học thì GV tổ chức cho trẻ học tiết “Trò chơi với chữ cái c, i, t”. Nếu trẻ đã tiếp thu bài tốt thì GV tổ chức cho trẻ dạy tiết “Tập tô chữ cái c, i, t”  không phải dạy tiết trò chơi với chữ cái.

- Môn Làm quen văn học: Có một số đề tài chưa phù hợp đã được điều chỉnh ở phần phụ lục, GV lưu ý đưa vào để thay thế cho phù hợp với từng chủ đề.

Có một số tuần không phân đề tài LQVH, GV có thể lựa chọn các đề tài ngoài chương trình đưa vào để dạy trẻ (Nội dung bài được lựa chọn vào dạy trẻ phai phù hợp vơi chủ đề đó và có tính giáo dục trẻ).

- 1 tuần khối 5 tuổi sẽ bố trí có 7 hoạt động chung: Thể dục, LQMTXQ, tạo hình, GD âm nhạc, LQ với toán, LQ văn học, LQCC. GV sắp xếp hợp lý vào 5 thứ trong tuần, (có 2 thứ được bố trí 2 hoạt động chung) nhưng đảm bảo trong tuần trẻ phải được hoạt động đầy đủ các bộ môn, kể cả các môn đưa vào tích hợp.

II. Đối với khối 3 và 4 tuổi:

Giáo viên phải lựa chọn các đề tài đưa vào dạy trẻ trong các chủ đề. Phải xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động của chủ đề.

* Kế hoạch tuần (Cả 3 độ tuổi)

        Thứ

H động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ

Cô đến lớp sớm, vệ sinh lớp học, sân chơi sạch sẽ. Đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, vui vẻ. Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, về những vấn đề cần giáo dục, các khoản thu nộp ...

Thể dục sáng

Đề tài: Ghi tên các động tác

a. Khởi động:

b. Trọng động:

c. Hồi tĩnh:

Hoạt động chung

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời

 

 

 

 

 

Hoạt động góc

 

 

 

 

 

Hoạt động chiều

 

 

 

 

 

- Trong khi thực hiện giáo viên có thể đưa HĐNT trước HĐG hoặc ngược lại (Tuỳ điều kiện và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách)

- Cuối mỗi chủ đề GV dành  thời gian hợp lý đề đóng chủ đề cũ và giới thiệu chủ đề mới. Tuỳ vào nội dung của chủ đề lớn, chủ đề con, GV có thể đóng hoặc mở chủ đề trong thời gian 1 buổi, 1 tuần hay 1 ngày.

- Thiết kế hoạt động chung có mục đích học tập không đòi hỏi phải răm rắp theo các bước của tiết học một cách maý móc, hình thức mà xây dựng theo cách kết hợp nhiều hoạt động khác nhau cho phù hợp, linh hoạt…để giúp trẻ hực sự được hoạt động lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng.

* Kế hoạch ngày: (Giống các hoạt động của chương trình cải cách)

III. Đối với độ tuổi 24 - 36 tháng:

- Kế hoạch chủ điểm:

Tên chủ điểm: ……………………

Thời gian thực hiện:………………..Từ ngày…../…./….đến ngày…/…/…

1. Chăm sóc, giáo dục:

 a. Chăm sóc:

 b. Giáo dục:

2. Nề nếp, thói quen:

3. Nhiệm vụ của cô:

- Kế hoạch tuần:

Cách 1: (Giống Mẫu giáo)

Cách 2:

Chủ điểm……………….Tuần………….(Từ ngày….đến ngày….)

Thời gian

Môn học

Hoạt động góc

Thứ 2

 

 

Thứ 3

 

 

Thứ 4

 

 

Thứ 5

 

 

Thứ 6

 

 

- Kế hoạch ngày: (Các hoạt động giống Mẫu giáo)

* Đối với chương trình GDMN mới:

Kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày thực hiện theo tài liệu chuyên đề ngày 19 và 20/9/2009. Lưu ý một số vấn đề sau:

- Đối với mạng nội dung và mạng hoạt động: Chỉ xây dựng cho chủ đề lớn, không xây dựng cho chủ đề con. Mạng nội dung chỉ dừng lại ở phần chia các chủ đề con không đi sâu vào các nội dung của hoạt động. Mạng hoạt động nên lựa chọn các đề tài đưa vào các chủ đề cho phù hợp.

- Phần đánh giá:

+ Đánh giá hàng ngày: Giáo viên đánh giá sau mỗi ngày học vào sổ soạn bài.

          + Đánh giá sau chủ đề: Giáo viên không ghi vào sổ bài soạn mà ghi vào phiếu đánh giá riêng.

- Đối với nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi: Xây dựng kế hoạch năm học: Mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục (không dự kiến các chủ đề như nhóm trẻ 24 - 36 tháng).

Sau kế hoạch năm đến kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày.

- Cách ghi biểu đồ: Giáo viên xếp loại cân nặng và chiều cao của trẻ theo chỉ dẫn ở góc bên trái phía trên của biểu đồ (Theo chỉ dẫn của các màu)

VD: Trẻ thấp còi độ 1; cao bình thường; suy dinh dưỡng vừa; cân nặng cao so với tuổi; suy dinh dưỡng nặng...

D. CHỈ ĐẠO KIỂM TRA NỘI BỘ, SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN:

I. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học:

1. Thành phần Ban kiểm tra nội bộ gồm Hiệu trưởng (trưởng ban), Hiệu phó (phó ban trực), Chủ tịch công đoàn (Phó ban), các thành viên là Bí thư chi đoàn, Trưởng ban thanh t các tổ trưởng tổ chuyên môn.

2. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban kiểm tra, hàng tháng có sơ kết đánh giá kết quả hoạt động và lên kế hoạch cho tháng tiếp theo.

3. Hồ sơ kiểm tra nội bộ nhà trường: Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, sổ kế hoạch, sổ biên bản (có thể dùng chung với cuốn biên bản sinh hoạt Hội đồng SP); hồ sơ thanh tra chuyên môn, bản đánh giá xếp loại viên chức hàng năm theo Chuẩn nghề nghiệp GV Mầm non, lưu các văn bản chỉ đạo của cấp trên (nếu có).

II. Nội dung hoạt động chính của Ban kiểm tra nội bộ:

1. Quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng về nhiệm vụ năm học, thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình, thời khoá biểu, chương trình SGK mới ở Tiểu học đến từng CB,GV; việc sử dụng trang thiết bị dạy học.

2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường theo năm, học kỳ, tháng, tuần.

3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên.

III. Hoạt động tổ chuyên môn:

1. Tổ chức cho giáo viên đăng ký nội dung cần bồi dưỡng; chủ động xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của tổ trình lãnh đạo để xin ý kiến tổ chức thực hiện; giao việc nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cho từng giáo viên. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nòng cốt trong tổ.

2. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn bằng cách tổ chức hoạt động, việc làm cụ thể, thiết thực như: thăm lớp, dự giờ lẫn nhau; tổ chức dạy thể nghiệm, dạy mẫu, dạy thao giảng, đúc rút kinh nghiệm; phương pháp dạy học các bài trong chương trình GDMN mới; trao đổi kinh nghiệm sử dụng vi tính,...Mỗi tháng ít nhất mỗi tổ phải tổ chức được 1 chuyên đề.

IV. Về công tác tổ chức chỉ đạo công tác BD nâng cao chất lượng đội ngũ:

Các trường và các cụm chuyên môn cần tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ theo các hình thức sau:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho đơn vị, phát động phong trào thi đua phấn đấu trở thành GVG các cấp. Tổ chức cho GV đăng ký phấn đấu trở thành GVG các cấp cùng với việc đăng ký viết SKKN, làm và sử dụng thiết bị dạy học, đăng ký các nội dung tự học, tự bồi dưỡng.

- Khảo sát để phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng thiết thực. Tổ chức các tiết dạy

thể nghiệm, dạy thao giảng theo hướng các giáo viên phải tham gia dạy tất cả các nhóm lớp thuộc một số tiết (hoạt động) do sự thống nhất giữa giáo viên, tổ CM và ý kiến của nhà trường để giúp giáo viên tiếp cận được phương pháp dạy học ở các môn học thuộc các lớp.

- Tổ chức cho GV nghiên cứu tài liệu về chuyên môn mang tính chất nâng cao qua báo chí và tài liệu tham khảo, thường xuyên tích luỹ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Xem đây là một tiêu chí đánh giá thi đua quan trọng.

- Tổ chức thi và chọn công nhận giáo viên giỏi trường; tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển GV tham gia thi GVG huyện năm học 2010 - 2011 và thi GVG tỉnh trong những năm tới. Các trường căn cứ vào điều kiện thực tiễn để lên lịch tổ chức thi GVG cấp trường sao cho phù hợp.

- Trao đổi kinh nghiệm khai thác thông tin trên www.violet.vn (đây là một trong những địa chỉ có nhiều tài liệu quý) để phục vụ cho công tác nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của CBGV

E. HOẠT ĐỘNG CỦA CỦA TBNV VÀ CỤM CHUYÊN MÔN:

        1. Tổ chức công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ (các chuyên đề bồi dưỡng nhận thức chính trị, bồi dưỡng GVG,….). Nghiên cứu và tổ chức các chuyên đề cấp Phòng, cấp cụm, cấp trường.

2. Tham gia xây dựng ngân hàng đề thi KSCL GVG, khảo sát chất lượng giáo viên.

3. Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra việc dạy học của các giáo viên và các nhà trường khi có Quyết định điều động của Phòng, của Sở.

4. Tổ chức và tham gia việc coi thi, chấm thi GVG.

5. Tham gia tư vấn hỗ trợ các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho GV (tổ chức một số chuyên đề cấp trường, cấp cụm trong việc đổi mới PP dạy học (Chú trọng dạy học theo chương trình GDMN mới); sử dụng thiết bị dạy học; trao đổi kinh nghiệm tổ chức cho GV đọc, nghiên cứu viết bài trên tạp chí giáo dục Mầm non.

6. Tổ chức thực hiện tốt KH tự học, tự BD nâng cao CM nghiệp vụ cho CB,GV.

7. Tổ chức và tham gia phong trào nghiên cứu khoa học, viết SKKN; bồi dưỡng và tham gia thi GVG các cấp.

8. Tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng mối đoàn kết giữa các đơn vị giáo dục trong cụm và toàn huyện.

9. Đánh giá thi đua kỳ, năm của các trường trong cụm theo các tiêu chí thi đua của ngành.

         10. Xây dựng kế hoạch, tổ chức họp cụm mỗi tháng một lần, báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện các hoạt động hàng tháng của cụm CM về Phòng vào ngày 26 hàng tháng.

F. CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNNT VÀO QL VÀ DẠY HỌC:

- Tập huấn phổ cập tin học, sử dụng máy vi tính cho CBGV.

- Chỉ đạo các trường nâng cấp máy tính, nối mạng Intenet, xây dựng trang website của trường trên violet; mua sắm các trang thiết bị hiện đại; tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kĩ năng sử dụng máy vi tính.

- Khuyến khích sử dụng các phần mềm quản lý; soạn và sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT (Mỗi tháng 01 giáo viên dạy 1 tiết có ứng dụng CNTT); khuyến khích GV soạn giáo án trên máy tính; xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung trên website www.violet.vn/locha.

G. T CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các trường nên tổ chức phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng đều khắp trong cán bộ, giáo viên.

2. Phòng sẽ theo dõi các trường thông qua các kết quả trên các tạp chí, trên mạng internet, việc tổ chức thực hiện quy chế CM đ đánh giá thi đua các trường hàng năm.  

3. Danh sách Tiểu ban nghiệp vụ:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Đơn vị công tác

Ghi chú

1

Lê Trọng Châu

P. Trưởng phòng

Phòng GD - ĐT

Chỉ đạo chung

2

Trần Thị Lý

Cụm trưởng, Hiệu phó

MN Thạch Bằng

Tổ trưởng

3

Hoàng Thị Thành

Cụm trưởng, Hiệu phó

MN Thụ Lộc

Tổ phó

4

Phan Thị Kim Vân

Hiệu phó

MN Tân Lộc

Thành viên

5

Trương Thị Thanh

Cụm phó, Hiệu trưởng

MN Hộ Độ

Thành viên

6

Nguyễn Thị Lan

Hiệu phó

MN Hộ Độ

Thành viên

7

Mai Thị Hải

CTCĐ, Giáo viên

MN Hồng Lộc

Thành viên

8

Nguyễn Thị Hoài Chi

Hiệu phó

MN Ích Hậu

Thành viên

9

Nguyễn Thị Thủy

Cụm phó, Hiệu trưởng

MN An Lộc

Thành viên

10

Trần Thị Thủy

Hiệu phó

MN Thạch Châu

Thành viên

 

Trên đây là một số nội dung cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn ở bậc Mầm non, yêu cầu các cụm chuyên môn, TBNV; Ban giám hiệu, tổ chuyên môn các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc.

 

 

 Nơi nhận:

-          Lãnh đạo, CV Phòng GD&ĐT; (để ch/đ)           

-          Hiệu trưởng các trường MN;     (để th/h)

-         Lưu VT. 

 

P. TRƯỞNG PHÒNG

 

 

 

 

 

 

Lê Trọng Châu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET