Trường THPT Nguyễn Khuyến  GDCD 10

Tuần: 21         Lớp dạy: 10A3

Tiết PPCT: 21

Ngày soạn: 18/01/2013

 

Bài 11

MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

(tiết 1)

 

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

     1. Về kiến thức

      - Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm

      - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người, từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.

     2. Về kỹ năng

      - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức hằng ngày của xã hội.

      - Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

     3. Về thái độ

      - Biết tôn trọng và giữ gìn những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ.

       - Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo những chuẩn mực, giá trị ấy trong cuộc sống

II.NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

     1. Nội dung cơ bản:

      - Nghĩa vụ

      - Lương tâm

      - Làm thế nào để có lương tâm trong sáng

     2. Kiến thức trọng tâm:

      - Biết được nghĩa vụ của bản thân và thực hiện tố nghĩa vụ đó.

      - Biết giữ gìn để cho lương tâm luôn trong sáng.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH

      - Thuyết trình

      - Đàm thoại

      - Thảo luận nhóm

      - Tình huống

      - Nêu vấn đề

VI.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

      - Sách giáo khoa GDCD lớp 10

      - Sách giáo viên GDCD lớp 10

      - Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10

      - Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT

      - Giấy khổ lớn, bút dạ...

      - Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10

V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

     1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

     2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

     Câu hỏi:  Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng.

Nội dung

Đúng

Sai

1. Những người sống thiếu đạo đức thường hành động một cách tàn nhẫn, ích kỉ.

 

 

2. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức biến đổi cùng với quá trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội.

 

 

3. Nền đạo đức xã hội luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của những giai cấp, tầng lớp lao động chiếm số đông trong xã hội.

 

 

4. Để xây dựng nền đạo đức mới tiến bộ, chúng ta cần loại bỏ và tránh xa những nền tảng đạo đức trước đây.

 

 

5. Đạo đức là phương thức duy nhất để điều chỉnh hành vi của con người một cách hiệu quả.

 

 

6. Đạo đức là pháp luật  tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu.

 

 

7. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

 

 

8. Không phải phong tục, tập quán truyền thống nào cũng phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

 

 

9. Đạo đức không quan trọng bằng tiền bạc.

 

 

10. Tất cả các hành vi vi phạm đạo đức đều là hành vi vi phạm pháp luật.

 

 

 

Gợi ý trả lời: Câu đúng: 1, 2, 6, 7, 8                      Câu sai: 3, 4, 5, 9, 10

 

   Lời vào bài (2 phút): Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc... Trong bài học này chúng ta nghiên cứu nội dung những phạm trù đạo đức trên.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: THUYÊT TRÌNH + VẤN ĐÁP ĐỂ TÌM HIỀU NGHĨA VỤ LÀ GÌ ? (10 phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nghĩa vụ

a) Nghĩa vụ là gì?

 

 

 

 

 

 

* Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các yêu cầu của nghĩa vụ đạo đức:

 

+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên; phải biết hy sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì quyền lợi chung (những giá trị cao).

+ Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.

b) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay

- Giải thích tựa bài:

+ Phạm trù: thực chất cũng là một khái niệm, nhưng là khái niệm chung nhất, khái quát nhất của một ngành khoa học. Còn khái niệm, đó là một hình thức tư duy của con người, phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu và bản chất nhất của các sự vật, hiện tượng (trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người).

+ Đạo đức học là nói đến một môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, về những quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người.

- GV nêu ví dụ: Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Khi đất nước bị xâm lăng, mọi người có trách nhiệm chiến đấu, lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.

Đó là nghĩa vụ.

Vậy, nghĩa vụ là gì?

- GV: Nhận xét, chốt lại.

 

 

 

- GV: Gọi học sinh lấy thêm ví dụ.

 

- GV: Nghĩa vụ là biểu hiện riêng chỉ có ở con người, trong khi đó con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Nghĩa vụ bao hàm: nghĩa vụ pháp lýnghĩa vụ đạo đức.  Để đảm bảo hài hoà những nhu cầu, lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra yêu cầu chung là làm theo quy định của đạo lýluật pháp.

Một hành vi được xem là thực hiện nghĩa vụ đạo đức phải đặt trên cơ sở: tự giác, vì cái thiện, cái tốt đẹp; và được tự do.

- GV: Trong thực tế, nhu cầu và lợi ích của cá nhân không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn:

Ví dụ: Phải chặt bỏ đi một cây lưu niệm của nhà mình để xây dựng cột điện, kéo dây về làng; phải dọn nhà đi nơi khác để thành phố mở rộng đường; Tổ quốc bị xâm lăng, trong khi đó bản thân phải nuôi mẹ già, con nhỏ, cầm súng lên đường hay ở nhà…

- Khi đó, sự kết hợp hài hoà đòi hỏi (như phần nội dung):

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

- HS ghi ý chính

- HS Ví dụ: Con cái có trách nhiệm yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời, nuôi dưỡng cha mẹ…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS ghi ý chính.

Hoạt động 2: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG + THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ TÌM HIỂU LƯƠNG TÂM (17 phút)

2- Lương tâm.

a) Khái niệm lương tâm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

* Hai trạng thái biểu hiện

- Lương tâm thanh thản -> giúp con người tự tin hơn, phát huy được tình tích cực trong hành vi của con người.

- Sự cắn rứt của lương tâm -> giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Một cá nhân làm điều vô đạo đức mà không biết ăn năn hối cải, không cắn rứt lương tâm – kẻ vô lương tâm.

 

 

 

b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm.

- Thường xuyên rèn luyện TT đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân, tự nguyện phấn đấu để trở thành công dân tốt.

- Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người

* Đối với HS:

   - Tự giác thực hiện nghĩa vụ của học sinh

   - Ý thức đạo đức, tác phong, ý thức kỷ luật

   - Biết quan tâm, giúp đỡ người khác

   - Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội

 

- GV: Cho HS  đọc tình huống sgk tr. 69.

Câu hỏi:

- GV : Em đánh giá như thế nào về hành vi của bà A ?

 

 

 

 

 

 

+ Bà A hối hận→thể hiện năng lực gì ?

 

- GV : Khi bản thân thực hiện một hành vi nào đó, mỗi cá nhân luôn tự đánh giá xem hành vi đó đúng hay sai. Năng lực đó gọi là lương tâm. Lương tâm là gì ?

- GV : Nhận xét, KL

 

 

- GV : Lương tâm có mấy trạng thái ?

- GV : Nhận xét

 

- GV: chia lớp làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phân công vị trí chỗ ngồi, cử nhóm trưởng, thư kí.

- GV nêu câu hỏi trên bảng phụ. Nêu yêu cầu thời gian tháo luận (3 phút).

- Hết giờ thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

 

 

 

 

 

Câu 1 : Khi nào lương tâm thanh thản ? Ví dụ. Ý nghĩa của trạng thái này ?

Câu 2 : Khi nào lương tâm cắn rứt ? ví dụ ? ý nghĩa của trạng thái này ?

- GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

- GV : Người như thế nào là người vô lương tâm ?

- GV : Người vô lương tâm sẽ bị xã hội lên án và bị đào thải. Vì thế chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện để trở thành một người có lương tâm trong sáng.

- GV: Mỗi người phải rèn luyện NTN để trở thành người có lương tâm?

 

 

 

 

- GV: Nhận xét, KL

 

 

 

 

 

- GV : HS phải làm gì để trở thành người có lương tâm ?

 

 

 

- GV : kết luận.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Hành vi của bà A đã sai khi nghi ngờ hàng xóm của mình và bà đã hối hận tự nhủ: “Nếu sau này có mất thứ gì thì mình cần xem xét bình tĩnh, không nên phản ứng vội vàng, làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm!”

- HS : Bà A hối hận đã thể hiện năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức.

 

 

 

 

 

- HS trả lời : Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- HS trả lời: 2 trạng thái: trạng thái thanh thản của lương tâm và trạng thái cắn rứt của lương tâm.

- HS nhanh chóng hình thành nhóm học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 

- Các nhóm quan sát câu hỏi trên bảng phụ và nhóm trưởng đều hành công việc thảo luận của nhóm dưới sự động viên, giúp đỡ của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS :

  Câu 1 : Đưa 1 cụ già qua đường ; Trả lại một chiếc ví nhặt được.

→ Tự tin vào bản thân, tiếp tục phát huy

  Câu 2: Quay cóp trong giờ kiểm tra, Lấy trộm tiền của bố mẹ.

→ hối hận, ăn năn, điều chỉnh hành vi của bản thân.

- HS ghi ý chính.

- HS : Thường làm điều ác nhưng không hối hận, ăn năn, xấu hổ, không cắn rứt.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Phải thường xuyên làm việc thiện, giúp đỡ người khác.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân, tự nguyện phấn đấu để trở thành công dân tốt…

 

 

 

 

 

- HS: phải thật thà, không làm những điều trái với đạo đức, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh khi có điều kiện.

-HS ghi ý chính.

 

 

 

 

 

 

     4. Củng cố ( 10 phút)

     Bài 1: Gia đình cụ A và gia đình cụ B sống cùng 1 khu phố. Năm nay 2 cụ đã ngoài 80 tuổi. 2 cụ vữa là hàng sớm vừa là bạn thân nhưng hoàn cảnh 2 gia đình khác nhau.

      Gia đình cụ B kinh tế khó khăn hơn gia đình cụ A do con cái cụ chỉ là những công chức bình thường. Tuy nhiên, mọi sinh hoạt trong gia đình cụ B đều rất ngăn nắp. Những việc lớn nhỏ trong nhà các con đều xin ý kiến của cụ. Từng miếng ăn, từng giấc ngủ của cụ đều được các con chăm sóc chu đáo. Các cháu của cụ cũng rất chăm ngoan, học giỏi và lễ phép với mọi người. Nhắc đến gia đình cụ B, cả khu phố ai cũng thể hiện mến phục. Năm nào gia đình cụ cũng được công nhận gia đình văn hóa.

      So với gia đình cụ B thì gia đình cụ B có điều kiện kinh tế khá giả hơn. Các con cụ đề có thu nhập cao. Tuy nhiên, hàng xóm xung quanh đã nhiều lần chứng kiến cảnh con cháu cụ A to tiếng quát nạt, hắt hủi cụ. Có lần, con dâu còn nói với cụ là “ chết đi cho khuất mắt”. Cách đây nữa năm, các con của cụ A đã quyết định đem gửi cụ vào viện dưỡng lão. Họ cho rằng, vào viện dưỡng lão cụ sẽ được chăm sóc tốt hơn ở nhà, vì ở nhà các con đều bận đi làm, các cháu thì bận đi học nên không có thời gian chăm sóc cụ chu đáo. Mỗi tháng, các con cụ A vào viện dưỡng lão thăm cụ 1 lần. Họ thanh toán cho viện mọi chi phí để thuê ngời chăm nuôi cụ. Các con của cụ cũng rất tự hào vì họ đã làm tròn nghĩa vụ đạo đức với đng sinh thành.

      Câu hỏi:

       - Theo em, con cháu trong gia đình cụ A hay cụ B đã thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của những người làm con, cháu trong gia đình? Tại sao?

       - Trong trường hợp trên, người nào bị coi là thiếu lương tâm? Tại sao?

       - Giữa cụ A và cụ B, cụ nào hạnh phúc hơn? Tại sao?

       - Theo em, cụ A hay cụ B có thể tự hào về gia đình, con cháu mình? Tại sao?

      Gợi ý trả lời: Trường hợp của 2 gia đình cụ A và cụ B:

       - Con cháu trong gia đình cụ B đã thực hiện tốt hơn nghĩa vụ đạo đức với đấng sinh thành, vì họ đã thực lòng kính trọng, yêu thương, quan tâm và chăm sóc cụ B một cách chu đáo.

       - Trong trường hợp trên người con dâu của cụ A là người thiếu lương tâm vì hành vi xúc phạm cụ A của chị ta là sai lầm và vi phạm các chuẩn mực của đạo đức xã hội, đi ngược lại đạo lí của người làm con.

       -  Cụ B hạnh phúc hơn cụ A vì cụ được sống trong tình yêu thương, sự kính trọng và quan tâm, chăm sóc chu đáo của con cháu.

       - Cụ B có thể tự hào về gia đình, con cháu mình, vì các con, cháu của cụ là những người có đạo đức, vì danh dự của gia đình cụ đã được bà con trong khu phố đánh giá và công nhận

 

     5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (1 phút)

       - Học bài và làm bài tập 1, 2 sgk

       - Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về nghĩa vụ và lương tâm

 

 

  

Thoại sơn, ngày....tháng....năm 2013

GVHD giảng dạy duyệt      Sinh viên thực tập

 

 

 

     Phạm Thái Ngọc                 Nguyễn Văn Bậu

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học                                                                                    1

 

nguon VI OLET