Tổ văn trường THPT Hoàng Diệu (Điên Bàn)

Tiết 102  - 103: (Chương trình chuẩn )

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THƠ CA (Trích)

(Hoài Thanh)

A)Mục tiêu cần đạt :  Giúp HS

-          Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội .

-          Thấy rõ đặc sắc trong  nghị luận văn hoc của Hoài Thanh : tính khoa học và tính văn chương .

B) Phương tiện :

-          GV : SGK , SGV , thiết kế bài học , sách tham khảo : Thi nhân Việt Nam ( Hoài Thanh – Hoài Chân ) ; Về phương pháp phê bình văn học của Hoài Thanh ( Lí luận và phê bình văn học - Trần Đình Sử, NXB Hội nhà văn , 1996 , trang 298 ) …

-          HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà .

C) Phương pháp :

-          Đọc sáng tạo , phát vấn , nêu vấn đề , trả lời câu hỏi , thảo luận .

D)     Tiến trình thực hiện :

1)     Kiểm tra bài cũ: ( Về bài : Về luân lí xã hội của nước ta – Phan Chu Trinh )

2)     Giới thiệu bài mới :

 

    Hoạt động của G.V

    Hoạt động của H.S

 Nội dung cần đạt

HĐ1: Tìm hiểu chung

- Yêu cầu HS đọc tiểu

dẫn.

- Những nét chính về

cuộc đời và sự nghiệp

của H. Thanh?

 

 

 

- Em biết gì về cuốn Thi

nhân Việt Nam và bài

Một thời đại trong thi ca

- Cho biết vị trí đoạn

trích ?

- GV có thể nói thêm về Hoài Chân (Nguyễn

Đức Phiên- Em ruột Hoài Thanh,cùng tham gia biên soạn TNVN-1941)

- HS đọc T.dẫn và chú

thích .

 

- HS trả lời

I/ Tìm hiểu chung :

1/ Hoài Thanh :(1909-1982).

  -Tên thật : Nguyễn Đức Nguyên.

- Quê quán : Nghệ An.

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm tham gia phong trào yêu nước. Viết văn từ những năm mới ngoài 20 tuổi. hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hoá- Nghệ thuật.

- Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.. Những tác phẩm tiêu biểu ( Xem T. dẫn), tác phẩm nổi tiếng nhất là Thi nhân Việt Nam.

-H.Thanh được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (2000)

2/ Tác phẩm :Một thời đại trong thi ca.

- là bài mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới.

- Đoạn trích thuộc phần cuốibài tiểu luận.

HĐ2: Đọc - hiểu VB

- Cho HS đọc một đoạn

-Nội dung bao trùm của

VB là gì ? Được nêu rõ

Trong câu nào?

 

- HS đọc VB.

- HS trả lời, chọn

đúng câu theo yêu cầu.

 

II/ Đọc- Hiểu văn bản :

1/ Giá trị nội dung :

- Nội dung bao trùm: Vấn đề “Tinh thần thơ mới”( Bây giờ… thơ mới).

- Bài viết triển khai thành 3 nội dung chính: 

 


-Để làm nổi bật nội dung

bao trùm , tác giả triển khai  bài  viết thành những nội dung nào?

-Theo TG, cái khó trong v

việc tìm ra tinh thần của

thơ mới là gì? Và TG

nêu ra cách nhận diện

như thế nào?

- Chỉ ra những câu văn trong văn bản nêu cách nhận diện trên ? .             

- Vì sao tác giả đề xuất cách nhận diện như thế?

 

 

 

- Theo tác giả tinh thần của thơ xưa là gi ? Tinh thần của thơ mới là gi? Mối quan hệ giữa chúng?

 

 

 

- GV nhận xét thảo luận , nêu những câu hỏi :

+Ý nghĩa của “chữ tôi”? Phân biệt với “chữ ta”?

 

 

 

+Biểu hiện của chữ tôi ?

 

 

 

 

 

+ Vì sao nói chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của  nó lại đáng thương và    tội nghiệp ?

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và trả lời.

 

 

- HS suy nghĩ tự trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm , cử đại diện thuyết trình nội dung (c) 

 

 

 

-Các nhóm khác góp ý , trao đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a/ Cách thức xác định “ Tinh thần thơ mới”

- Nêu cái khó : Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra  (Giá các nhà thơ mới…một thời nào)

-Cách nhận diện :

+Không thể căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.

+Phải căn cứ vào đại thể và cái hay của thơ mỗi thời (“ Phải so sánh bài hay với bài hay”, “ Muốn rõ đặc sắc… đại thể”)

- Nguyên nhân :

+ Cái dở thời nào chả có,nó không đủ tư cách đại diện cho một thời đại lớn của nghệ thuật.

+ Nghệ thuật luôn có sự  nối tiếp giữa cái cũ và cái mới ( “Âu là ta…cái cũ”)

b/ Xác định tinh thần thơ mới : Chữ tôi, tinh thần thơ xưa : Chữ ta.

- Tinh thần thơ xưa : Chữ ta ( Ngày trước là thời chữ ta).

- Tinh thần thơ mới : Chữ tôi (Bây giờ là thời chữ tôi)

- Mối quan hệ giữa “chữ ta” và “chữ tôi”: có chỗ giống nhau nhưng chủ yếu là khác nhau.

c) Bàn luận về chữ tôi và bi kịch của nó :   

- Nội dung của chữ tôi : ý thức cá nhân trong đời sống tinh thần của con người (Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này : quan niêm cá nhân ; chữ tôi với nghĩa tuyệt đối của nó)                                

+  Phân bịêt với chữ ta : ý thức cộng đồng .       

- Biểu hiện của chữ tôi :

+ Trước đây : nếu có thì ẩn mình sau chữ ta

+ Bây giờ : chữ tôi theo ý nghĩa tuyệt đối của nó (mỗi nhà thơ là một cái tôi riêng biệt, đa dạng phong phú : Thế Lữ , LTL -,HMT, CLV , XD , HC …

- Bi kịch “đáng thương” và “ tội nghiệp” của chữ tôi :

+ Nó xuất hiện “bỡ ngỡ” như “lạc loài nơi đất khách” , trong sự tiếp nhận của  “ bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu”

+ Nó không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước ( như Lí Thái Bạch , NC Trứ )

+ Nó “ chỉ nói cái khổ sở ,  cái thảm hại” : thoát lên tiên , phiêu lưu trong trường tình , điên cuồng , đắm say . bơ vơ , ngẩn ngơ buồn , bàng hoàng , mất lòng tin …


- Bi kịch của chữ  tôi  trong thơ mới là của riêng cá nhân hay của cả thời đại?

Ý nghĩa của nó ?

 

- Cách giải thoát bi kịch của những nhà thơ mới? Ý nghĩa của cách giải thoát này? 

- Em hiểu thế nào về câu : “ Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta” .

- Theo em , nội dung bài viết có những nét độc đáo gì? Đến nay những nội dung ấy có còn ý nghĩa không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời : ảnh hưởng của văn hoá , văn phương Tây đối với thơ mới

 

Tóm lại : đó là cái bi kịch dang diễn ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi , trong hồn người thanh niên 

+ Cái tôi và bi kịch này “đại biếu đầy đủ nhất cho thời đại” nên có ý nghĩa trên hai bình diện : văn chương và xã hội.

- Cách giải thoất bi kịch của những nhà thơ mới :

+ Gửi cả vào Tiếng Việt .

+ Tìm thấy niềm tin và “ nảy mầm hy vọng” , để lại những tên tuổi lớn trong thi ca Việt Nam.

 

 

 

 

Nhận xét chung :

- Bài viết có nội dung tinh tế , chính xác , nhiều phát hiện , đến nay vẫn còn nguyên giá trị .

- Bố cục chăt chẽ , trình tự lập luận hợp lí góp phần làm rõ được luận đề : tinh thần của thơ mới cốt lõi ở “chữ tôi”

- Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận văn chương   của Hoài Thanh ?

 

-Tính khoa học của bài viết thể hiện ở những yếu tố nào? Ví dụ?

 

 

Tính nghệ thuật thể hiện ở những yếu tố nào? Ví dụ ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2) Giá trị nghệ thuất : Nghệ thuật nghị luận văn chương  vừa có tính khoa học vừa có tính văn chương :

a) Tính khoa học :

- Kết cấu - bố cục : rõ ràng , khúc chiết  , logich , giàu sức thuyết phục (cm)

-Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, mới mẻ, sâu sắc phản ánh đúng bản chất của sự vật (cm)

Cách luận chứng : sử dụng đa dạng, linh hoạt các thao tác lập luận : so sánh, phân tích, nêu phản đề…(cm)

b) Tính nghệ thuật :

- Thể hiện ở những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế (cm).

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh trong văn nghị luận.(cm)

-Giọng điệu say mê, lối dẫn dắt uyển chuyển…(cm)


 

Phân tích đoạn văn “Đời chúng ta…hồn ta” để thấy sự kết hợp giữa tính KH và Tính NT?

 

 

 

 

 

 

HS đọc đoạn văn, thảo luận nhóm, trả lời

 

 

c) Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật:

- Chọn một đoạn văn phân tích để thấy sự kết hợp trên : “Đời chúng ta…hồn ta” :

+ Đvăn nhận định có tính khái quát cao bằng một vài từ( về cái tôi, về phong cách riêng nhà thơ)

+ Giọng văn mềm mại,uyển chuyển

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh.

 

HĐ3 : củng cố- tổng kết

 

HĐ4 : Bài tập nâng cao

 

 

 

HS tổng kết

 

- HS làm bài tập

III/ Tổng kết (Theo ghi nhớ)

- Về nội dung :

- Về nghệ thuật :

IV/ Bài tập nâng cao : Xem136 SGV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET