Trường THCS  Lê Hồng Phong                                                              Giáo án Mĩ Thuật 7 ************************************************************************

TUẦN 14             Ngày soạn :24/11/ 2012

TIẾT 14                                                                                                    Ngày giảng:26/11/ 2012

BÀI 14:Vẽ  Theo Mẫu

CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT (Tiết 2 – Vẽ Đậm Nhạt)

 

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu hơn cách sắp xếp bố cục , hình mảng hợp lí trong bài vẽ.

- Nâng cao nhận thức về phương pháp tiến hành bài vẽ.

- Củng cố thói quen quan sát nhận xét mẫu từ bao quát đến chi tiết.

2. Kĩ năng
- Vẽ được khung hình chung và riêng, phác hình gần giống với mẫu.

- Vẽ được độ đậm nhạt chính của mẫu.

- Vẽ được bài tương đối hoàn chỉnh.

II/ CHUẨN BỊ.

1. Tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị.

a. Giáo viên .

- Mẫu vẽ.

- Bài vẽ đậm nhạt của một số hoạ sĩ trong nước và ngoài nước.

- Bài vẽ đậm nhạt của học sinh năm trước.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt.

b. Học sinh .

- Mẫu vẽ.

- Bài vẽ hình lần trước,bút chì,tẩy.

3. Phương pháp dạy học.

- Phương pháp quan sát và gợi mở kết hợp với làm việc cá nhân, luyện tập, thực hành. 

III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Giảng bài

Hoạt Động 1:Hướng dẫn hs quan sát nhận xét

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của hs

Thiết bị và ĐDDH

- Giáo viên bày mẫu và ỵêu cầu học sinh tự

bày mẫu để vẽ.

- Học sinh đối chiếu hình vẽ của mình

- Điều chỉnh mẫu.

Kết luận

I/Quan sát nhận xét:

- Nguồn sáng chiếu tới mẫu.

- Các  độ đậm ,nhạt,sáng, tối của mẫu.

-Chất liệu của mẫu.

- Hs quan sát mẫu vẽ.

 

 

 

 

- Hs chú ý nghe gỉang

 

Mẫu vẽ như bài trước

     

Hoạt Động 2:Hướng dẫn hs cách vẽ

-Yêu cầu học sinh quan sát và phân các mảng đậm,nhạt ở ấm tích và cái bát.

- Phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của cái ấm,cái bát.

  • Cổ,thân ấm (nét thẳng).
  • Vai ấm (nét nghiêng )
  • Thân bát (nét cong )

- Các mảng đậm nhạt không bằng nhau.

-Vẽ mảng đậm trước,từ đó so sánh để tìm

ra các độ đậm nhạt khác.

-Vẽ bằng nét đan xen nhau tạo thành

mảng.

- Vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của vật thể:

Mặt đứng - nét dọc, ngang; mặt cong-nét cong.

Mặt ngiêng – nét xiên…

                         Kết luận

II/Cách vẽ:

   - Phác mảng đậm,mảng nhạt theo hình khối của mẫu.

  - Chiều hướng nét vẽ thay đổi theo cấu

trúc(mặt cong,mặt đứng,mặt nghiêng).

  - Vẽ đậm nhạt để thể hiện ánh sáng, không gian, chất liệu khác nhau của mẫu.

- Hs quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs chú ý nghe gỉang

 

 

 

Hình minh hoạ các vẽ đậm nhạt

 

 

 

 

 

  

 

Một vài tranh vẽ theo mẫu của hs và hoạ sĩ

Hoạt Động 3: Hướng dẫn hs làm bài

    - Giáo viên theo dõi, gợi ý học sinh cách phân mảng và vẽ đậm nhạt,nhất là tương quan giữa các độ đậm vá nhạt.

   - Quan sát mẫu để so sánh,đối chiếu với bài vẽ của mình.

    - Độ đậm nhạt chuyển tiếp không rõ

ràng.

    - Độ đậm nhạt của các mặt cong.

    - Độ đậm nhạt của sánh,sứ.

    - Học sinh làm bài và hoàn thành bài vẽ.

 

III/Bài tập

    -Vẽ cái ấm tích và cái bát.

    -Vẽ đậm nhạt. 

 

 

     

4. Củng cố.

Hoạt Động 4  :Đánh giá kết quả học tập.

- Chọn một số bài vẽ của học sinh cùng học sinh nhận xét về:

- Bố cục.

- Hình vẽ.

- Độ đậm nhạt

5. Dặn dò.

- Về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài học sau.

6. Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………                        

******************************************************************************

Giáo Viên : Nguyễn Thị Hiền                                                            Năm học: 2012 - 2013

nguon VI OLET