Kính chào thầy cô và các em
Giảng viên :Đặng Thị Nhuần
Sinh viên : Nguyễn Thùy Trang
Lớp : k53 ĐHSP Địa Lý
BÀI BÁO CÁO
TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI
A. Sơ lược tình hình sử dụng năng lượng
I. Năng lượng là gì?
- Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.
Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính
+ Bức xạ mặt trời
+ Năng lượng sinh học
+ Năng lượng chuyển động của khí quyển, thủy quyển
+ Năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).
Năng lượng lòng đất

II.Phân loại
Năng lượng
NL chuyển hóa toàn phần
Năng lượng tái tạo
Năng lượng hóa thạch
Năng lượng nguyên tử
Năng lượng mặt trời
Năng lượng thủy triều
Năng lượng gió
Năng lượng thủy điện
Năng lượng sóng biển
Năng lượng sinh học
B. Tài nguyên năng lượng
I.Năng lương chuyển hóa toàn phần
1.Năng lượng hóa thạch
a. Khái niệm
Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinhvật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao
b. Vai trò
Nhiên liệu hóa thạch có vai trò rất quan trọng bởi vì chúng có thể được dùng làm chất đốt (bị ôxi hóa thành điôxít cacbon và nước) để tạo ra năng lượng
Một số hình ảnh về năng lượng hóa thạch
c. Tác động đến môi trường
Ở Hoa Kì, có hơn 90% lượng khí nhà kính thải vào môi trường từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra các axít nhưsulfuric, cacbonic và nitric, các chất có nhiều khả năng tạo thànhmưa axít và ảnh hưởng đến các vùng tự nhiên và hủy hoại môi trường
Ô nhiễm môi trường do đốt nguyên liệu hóa thạch
2.Năng lượng hạt nhân
Khái niệm
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát
b.Tình hình sử dụng
Đến năm 2005, năng lượng hạt nhân cung cấp 2,1% nhu cầu năng lượng của Thế giới và chiếm khoảng 15% sản lượng điện Thế giới, trong khi đó chỉ tính riêngHoa Kỳ, Pháp, và Nhật Bản sản lượng điện từ hạt nhân chiếm 56,5% tổng nhu cầu điện của ba nước này.
Năm 2007, 14% lượng điện trên Thế giới được sản xuất từ năng lượng hạt nhân.
Cơ cấu sử dụng điện hạt nhân của một số nước trên thế giới
Sơ đồ nhà máy điện hạt nhân
II. Năng lượng tái tạo
1. Năng lượng mặt trời
- Công nghệ mặt trời có thể dùng
+ Đun nước nóng
+ Hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió
+ Xử lí nước
+ Nấu ăn
+ Nhiệt quy trình
+ Điện mặt trời

Hệ thống năng lượng mặt trời từ vũ trụ
Điện năng lượng mặt trời
Sử dụng năng lượng mặt trời
2. Năng lượng gió
a.Khái niệm
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại
b. Sử dụng
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió .
Ngày nay người sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện
 

Công suất điện gió trên thế giới trong thời kì 1996-2008
Năng lượng gió
c.Tại Việt Nam

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió
Hình: Danh sách các dự án điện gió tại việt nam
3. Năng lượng thủy triều
Khái niệm
Năng lượng thủy triều hay điện thủy triều là lượng điện thu được từ năng lượng chứa trong khối nước chuyển động do thủy triều. Hiện nay một số nơi trên thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thủy triều.
Sản xuất điện từ năng lượng thủy triều
b. Tại Việt Nam
Việt Nam bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn
Về năng lượng thủy triều thì chúng ta có hai vùng khả quan. Thứ nhất là Quảng Ninh, có thủy triều lên đến 4 mét. Thứ hai là ở Đồng bằng Nam Bộ, thủy triều vào khoảng 3 mét
Nhưng do thời gian và kinh phí có hạn nên năng lượng thủy triều vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thí nghiệm trên qui mô nhỏ
4. Năng lượng thủy điện
Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nướcvà máy phát điện
* Tầm quan trọng của thủy điện
- Thuỷ điện, sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của Thế giới.
+ Na Uy sản xuất toàn bộ điện của mình bằng sức nước
+ Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất Thế giớivà lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ
Một số công trình thủy điện lớn trên thế giới
Thủy điện Tam Hiệp
Thủy điện Sơn La (VN)
5. Năng lượng sóng
Sóng đại dương sinh ra do gió, gió gây ra bởi mặt trời (chuyển động của các khối khí do chênh lệch nhiệt độ v.v..). Vì vậy, năng lượng sóng được xem như dạng gián tiếp của năng lượng Mặt Trời
Mặc dù nguồn năng lượng từ sóng đại dương là rất lớn nhưng cho đến nay, hiệu suất năng lượng thu được còn rất thấp nên việc ứng dụng năng lượng sóng chưa mang tính kinh tế và thực tiễn.
Tại Việt Nam
Cũng như năng lượng thủy triều, do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn nên cũng rất có tiềm năng về năng lượng sóng biển
Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận. Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m
6. Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học là năng lượng tái tạo sinh ra từ các vật liệu có nguồn gốc sinh học. Sinh khối là vật liệu hữu cơ được hình thành từ năng lượng mặt trời ở dạng năng lượng hóa học. Ở góc độ nhiên liệu, nó có thể bao gồm gỗ ,chất thải từ gỗ, rơm,phân,mía và bất kỳ sản phẩm phụ khác thu hoạch từ hoạt động nông nghiệp. Đến năm 2010, toàn cầu có khoảng 35GW điện sinh ra từ năng lượng sinh học, trong số đó, 7GW do Hoa Kỳ sản xuất.
Năng lượng sinh học
Phân loại chính
Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:
+Diesel sinh học
+Xăng sinh học
+Khí sinh học (Biogas)
Ưu điểm của năng lượng sinh học
Thân thiện với môi trường: chúng có nguồn gốc từ thực vật, mà thực vật trong quá trình sinh trưởng (quang hợp) lại sửdụng điôxít cácbon (là khí gây hiệu ứng nhà kính - một hiệu ứng vật lý khiến Trái Đất nóng lên) nên được xem như không góp phần làm trái đất nóng lên.
Ngày nay nguồn năng lượng này đã được chú trọng hơn
7.Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất
Một số nhà máy địa nhiệt trên thế giới
nguon VI OLET