Bài 1:     BÀI MỞ ĐẦU

 

 

Câu 1: Chọn đáp án đúng:

- Phương pháp chủ yếu học tập môn cơ thể người và vệ sinh là:

  1. Trực quan: Quan sát tranh ảnh mẫu vật….
  2. Làm thí nghiệm
  3. cả a và b.

Đáp án: c

Câu 2: Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật.

Câu 3: Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học ‘cơ thể người và vệ sinh’

Câu 4:  Chứng minh con người là sinh vật tiến hóa nhất trong giới sinh vật ?

 

 

                         Bài 2:        CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

 

 

Câu 5: Chọn đáp án đúng:

Cơ thể người gồm những phần nào ?

A. Đầu                  B. Mình              C. Tay chân              D. Cả A, B và C

Đáp án: D  

Câu 6: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là:

a. Hệ hô hấp        b. Hệ thần kinh            c. Hệ tiêu hóa

Đáp án: c             

Câu 7: Bằng một VD em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể                                   

Câu 8: Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể người ?

 

 

 

                                   Bài 3:          TẾ BÀO

 

 

Câu 9: Chọn đáp án đúng :

Thành phần cấu tạo của tế bào là:

A. Màng   B. Nhân.    C. Chất tế bào.   D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 10: Nêu cấu tạo và chức năng của tế bào ?

 

 

                           Bài 4:           MÔ                                                           

 

 

Câu 11. Trong cơ thể máu thuộc loại mô nào?

A. Cơ   B. Mô biểu bì     C. Mô liên kết.  D. Mô cơ tim

Đáp án: C

Câu 12:  So sánh mô biểu bì mô liên kết  về vị trí của chúng trong cơ thể và sư sắp xếp các tế bào trong cơ thể ?

Câu 13: Trình bày cơ vân ,cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo ? Sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn ?

 

 

                               Bài 6:       PHẢN XẠ

 

 

Câu 14: Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần: 

a. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

 b. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm, nơ ron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

c. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm, nơ ron trung gian cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

d. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm, nơ ron trung gian, cơ quan phản xạ

Đáp án: a

Câu 15: Nêu cấu tạo – chức năng của nơ ron ?

Câu 16: Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

Câu 17: Giải thích vì sao khi cắt đứt dây thần kinh cảm giác thì có thể không có phản ứng với kích thích.

 

 

                                   Bài 7:  BỘ XƯƠNG

 

 

Câu 18: Trong cơ thể có mấy loại khớp xương

        a. 1 loại                b. 2 loại           c. 3 loại

Đáp án: c

Câu 19: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì

        a. Cấu trúc có sư kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng

        b. Xương có tủy xương và muối khoáng

        c. Xương có chất hữu cơ và màng xương

        d. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ

Đáp án: a

Câu 20: Nêu thành phần, chức năng chính của bộ xương ?

Câu 21: Xương to ra, dài ra là do đâu ?

Câu 22:  Giải thích tại sao các khớp xương ở sọ đa số là các khớp bất động ?

 

 

                             Bài 8:   CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG

 

 

Câu 23 : Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì

        a. Cấu trúc có sư kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng

        b. Xương có tủy xương và muối khoáng

        c. Xương có chất hữu cơ và màng xương

        d. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ

Đáp án: a

Câu 24: Chức năng các thành phần hóa học của xương? Tại sao xương động vật hầm thì bở ?

Câu 25: Giải thích tại sao khi bị gãy xương tre nhỏ mau liền xương hơn người già.

Câu 26: Có khi nào cả cơ cả cơ gấp và duỗi của  một bộ phận trên cơ thể cùng co tối đa và cùng duỗi tối đa.

 

 

                    Bài 9:      CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ

 

 

Câu 27: Chọn đáp án đúng: Mỗi bắp cơ gồm nhiều:

a. Tiết cơ            b. Bó cơ                     c. Sợi cơ

Đáp án: b

Câu 28: Có khi nào cả cơ gấp và duỗi của  một bộ phận trên cơ thể cùng co tối đa và cùng duỗi tối đa.

Câu 29: Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ ?

 

 

                       Bài 10:  HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ

 

 

Câu 30: Nguyên nhân gây mỏi cơ là

a. Lượng nhiệt sinh ra nhiều    

b. Do lượng cácbonníc quá cao

c. Do dinh dưỡng thiếu hụt    

d. Lượng ô xy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ

Đáp án: d

Câu 31: Tại sao khi cơ co lại sinh ra công ? Công của cơ được sử dụng vào những mục đích gì ?

Câu 32: Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ ?

Câu 33: Tại sao khi cơ co lại sinh ra công ? Công của cơ được sử dụng vào những mục đích gì ?

Câu 34: Nêu các hoạt động hàng ngày có tác dụng rèn luyện cơ.

 

 

    Bài 11:    TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG, VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG

 

 

Câu 35: Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân ?

a. Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, nồng ngực nở sang 2 bên.

b. Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

c. Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triền.

d. Cả a, b và c

Đáp án: d

Câu 36: Nêu cấu tạo của xương cột sống ?

Câu 37: Nêu sự sự tiến hóa bộ xương người phù hợp với dáng đứng thẳng và chức năng lao động ?

 

 

                       Bài 13:   MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

 

 

Câu 38: Môi trường trong cơ thể gồm:

a. Máu, nứơc mô, bạch cầu

b. Máu, nước mô và bạch huyết

c. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể .

d. Nước  mô, các tế bào máu và kháng thể .

Đáp án: a

Câu 39: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu ?

Câu 40: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể ?

Câu 41: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau thế nào ?

 

 

                Bài 14:    BẠCH CẦU MIỄN DỊCH

 

Câu 42: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là        

a. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô

b. Bạch cầu ưa kiềm

c . Bạch cầu ưa axít

d. Bạch cầu lim phô.

 Đáp án: a

Câu 43: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

Câu 44: Tại sao cơ thể có các hành rào bảo vệ mà không ngăn được vi rut HIV.

 

 

                  Bài 15:    ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU

 

 

Câu 45: Bố có nhóm máu A có 2 đứa con 1 đứa có nhóm máu A một đứa có nhóm máu O, đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố

a. Đứa con có nhóm máu A       

b. Hai câu a, b đúng                                                 

c. Đứa con có nhóm máu O   

Đáp án: c

Câu 46: Bố có nhóm máu B có 2 đứa con, 1 đứa có nhóm máu A một đứa có nhóm máu O, đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố

        a. Đứa con có nhóm máu A                                       c. Hai câu a,b đúng

        b. Đứa con có nhóm máu O                                     d. Hai câu a, b

Đáp án: a                         

Câu 47:  Ở  người có mấy nhóm máu ? Viết sơ đồ truyền máu ?

Câu 48: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

Câu 49: Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít ?

 

 

       Bài 16:    TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT

 

 

Câu 50: Câu nào sau đây không đúng

a. vòng tuần hoàn nhỏ máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi giàu ôxy

b. vòng tuần hoàn nhỏ máu giàu ô xy do trao đổi khí ở phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

c. vòng tuần hoàn lớn máu động mạch đi nuôi cơ thể giầu ôxy

d. vòng tuần hoàn lớn máu tĩnh mạch từ cơ quan về tim nghèo ôxy.

Đáp án: d

Câu 51: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn ?

Câu 52: Giải thích thế nào là hiện tượng sơ vữa động mạch ?

 

 

                      Bài 17:      TIM VÀ MẠCH MÁU

 

 

Câu 53 Thành cơ tim mỏng nhất là:

a. Tâm nhĩ trái                        c. Tâm thất trái

b. Tâm nhĩ phải                       d. Tâm thất phải

Đáp án:  a

Câu 54: Trình bày cấu tạo thành động mạch ?

Câu 55: Tại sao tim hoạt động liên tục mà không hề mệt mỏi ?

 

 

 Bài 18:  VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

 

 

Câu 56: Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là:

a. Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch            

b. Nhờ sự đàn hồi của thành mạch

c. Sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng lên thành tĩnh mạch sức hút của lồng ngực khi hít vào và tâm nhĩ khi thở ra

d. Hai câu a, b đúng

Đáp án: c

Câu 57: Nêu biện pháp rèn luyện hệ tim mạch ?

Câu 58: Máu vận chuyển trong động mạch là nhờ các yếu tố nào ?

Câu 59: Trình bày các hoạt động hàng ngày có tác dụng rèn luyện tim mạch

Câu 60: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều theo hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?

Câu 61: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?

 

 

           Bài 20:       HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP

 

 

Câu 62: Cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp là:            

A. Khí quản        

B, Phế quản             

C. Phổi        

D. Mũi.

Đáp án:C

Câu 63: Nêu các cơ quan trong hệ hô hấp ?

 

 

                       Bài 21:   HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP

 

 

Câu 64: Trong hoạt động hô hấp bình thường có sự tham gia của các cơ:

A. Cơ hoành           

B. Cơ liên sườn ngoài      

C. Cả 2 loại trên.

Đáp án: C

Câu 65: Nêu quá trình trao đổi khí ở phổi ?

Câu 66: Giải thích mối quan hệ giữa trao khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào ?

 

 

                      Bài 22:   VỆ SINH HÔ HẤP

 

 

Câu 67: Các khí nào sau đây có hại cho hệ hô hấp

A. Oxi           

B.  CO2             

C. SO2       

D. B và C.

Đáp án: D

Câu 68: Cần rèn luyện như thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh ?

Câu 69: Tại sao hút thuốc lá lại có hại cho đường hô hấp ?

Câu 70: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong  sạch bầu không khí quanh ta ?

Câu 71: Tại saotrong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn còn đeo khẩu trang chống bụi ?

Câu 72: Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập đẻ tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

 

 

                     Bài 24:     TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA

 

 

Câu 73: Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa.

A. Nước       

B. Gluxit         

C. Lipit        

D. Vitamin             

E. Cả A và D.

Đáp án: E

Câu 74: Nêu các hoạt động của quá trình tiêu hóa ? 

Câu 75: Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào ? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?

Câu 76: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì ?

 

 

              Bài 25:         TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG

 

 

Câu 77: Trong khoang miệng chất hữu cơ nào có trong thức ăn bị biến đỏi về mặt hóa học ?

A. Protein             

B. Tinh bột          

C. Lipit

Đáp án:  B        

Câu 78: Trong khoang miệng chất hữu cơ nào có trong thức ăn bị biến đỏi về mặt lí học?

A. Protein            

B. Tinh bột          

C. Lipit     

D. A và C

Đáp án:  D       

Câu 79: Nêu quá trình biến đổi thức ăn về mặt lý học ở khoang miệng ?

Câu 80: Giải thích câu tục ngữ nhai kỹ no lâu ?

Câu 81: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này biến đổi như thế nào ?

 

 

                       Bài 27:   TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

 

 

Câu 82: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng.

1. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về hóa học và lí học ở dạ dày ?

a. Gluxit

b. Lipit

c. Khoáng

Đáp án: b

2. Biến đổi lí học ở dạ dày gồm :

a.  Sự tiết dịch vị

b.  Sự co bóp của dạ dày

c.  Sự nhào trộn thức ăn

d. Cả a, b, c đều đúng

Đáp án: a

3. Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm :

a. Tiết các dịch vị

b. Thấm đều dịch với thức ăn

c.  Hoạt động của EnZim Pepsin.

 Đáp án: c

Câu 83: Nêu các hoạt động của quá trình tiêu hóa ?

Câu 84: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Câu 85 : Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Câu 86: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?

 

 

                      Bài 28:     TIÊU HÓA Ở RUỘT NON

 

 

Câu 87: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng.

1. Các chất trong thức ăn được biến đổi hoàn toàn ở ruột non là:

a. Protein

b. Lipit

c. Gluxit

d. Cả a, b, c

e. Cả a và b.

Đáp án: e

2. Ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu là:

a.  Biến đổi lí học

b.  Biến đổi hóa học

c. Cả a và b

Đáp án: b

Câu 88: Những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non ?

Câu 89: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu qua  thì thành phần các chất dinh dưỡng  sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?

Câu 90: Một người có triệu chứng thiếu a xit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non  có thể thế nào ?

Câu 91: Nêu quá trình tiêu hóa về măt hóa học ở ruột non ?

 

 

               Bài 29:  HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN

 

 

Câu 92: Phần lớn lipit được hấp thụ nhờ: 

A. Bạch huyết                 

B. Đường máu          

C. Cả 2 con đường

Đáp án: B

Câu 93: Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hập thụ dinh dưỡng ?

Câu 94: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng ?

Câu 95: Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng  được hấp thụ ở ruột non là gì ?

Câu 96: Gan đảm nhận những vai trò gì  trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ?

 

 

                          Bài 31:     TRAO ĐỔI CHẤT

 

 

Câu 97: Sự trao đổi chất  được thể hiện ở:

a. Cấp độ cơ thể

b. Cấp độ tế bào

c. Cấp độ mô

Đáp án: b

Câu 98: Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là :

a. Sự TĐC giữa hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.

b. Sự TĐC giữa hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.

c. Sự  TĐC  giữa tế bào với môi trường ngoài

d. Sự TĐC giữa tế bào với môi trường trong

Đáp án: d

Câu 99: Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực chất là:

a. Sự TĐC giữa hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.

b. Sự TĐC giữa hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.

c. Sự  TĐC  giữa tế bào với môi trường ngoài

d. Sự TĐC giữa tế bào với môi trường trong

Đáp án: c

Câu 100: Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ là ?

a. Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận các chất thải

b. Sự trao đổi chất ở cấp độ  tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể

c. Sự TĐC giữa hệ tiêu hóa hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài và trong.

Câu 101:Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự TĐC giữa cơ thể với môi trường ?

Đáp án: b

Câu 102: Hệ tuần hòa có vai trò gì trong sự TĐC ở tế bào ?

 

 

                             Bài 32:   CHUYỂN HÓA

 

 

Câu 103: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hóa được sử dụng:

a. Tổng hợp các chất hữu cơ                

b. Vận động

c. Tạo nhiệt                                            

d. Cả a, b và c

Đáp án: a

Câu 104: Quá trình đồng hóa có đặc điểm:

a. Phân giải chất hữu cơ                                            

b. Tích lũy năng lượng

c. Tổng hợp chất hữu cơ                                           

d. Cả b và c

Đáp án: a

Câu 105: Quá trình dị hóa có đặc điểm:

a. Phân giải chất hữu cơ                                            

b. Tích lũy năng lượng

c. Giải phóng năng lượng                                          

d. Cả b và c

Đáp án: b

Câu 106: Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm:

a. Tổng hợp chất hữu cơ và.phân giải chất hữu cơ  và  

b. Tích lũy năng lượng và giải phóng năng lượng 

c. Đồng hóa và dị hóa

d. Tổng hợp và tích lũy năng lượng

Đáp án: c                                                                    

Câu 107: Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình TĐC là nhờ sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ?

Câu 108: Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?

Câu 109: Hãy nêu sự khác biệt giũa đồng hóa với tiêu hóa,giữa dị hóa với bài tiết ?

 

 

                              Bài 33:   THÂN NHIỆT

 

 

Câu 110: Nhiệt năng được giải phóng:

a. Trong quá trình lấy thức ăn vào cơ thể

b. Trong quá trình thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể

c. Trong quá trình dị hóa

d. Trong qua trình đồng hóa

Đáp án: d

Câu 111: Quá trình điều tiết sự nhiệt có đặc điểm

a. Chịu sự chi phối của hệ thần kinh

b. Chịu sự chi phối của hệ tiêu hóa

c. Do nguồn gốc thức ăn quyết định

d. Cả a, b và c

Đáp án: a

Câu 112: Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trương hợp ( trời nóng, trời oi bức, trời lạnh )

Câu 113: Để đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của em cần phải chú ý những điểm gì ?

 

 

                      Bài 34:   VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG

 

 

Câu 114: Vitamin có vai trò:

a. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể

b. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

c. Là thành phần cấu trúc của nhiều loại enzim cần thiết trong chuyển hóa

d. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia và cấu tạo của nhiều EZ

Đáp án: b

u 115: Muối khoáng có vai trò gì ?

a. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể

b. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

c. Là thành phần cấu trúc tham gia các quá trình  chuyển hóa trong cơ thể

d. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia và cấu tạo của nhiều EZ

Đáp án: d

Câu 115: Em hãy kể những điều em biết về các loại vitamin

Câu 116; Vì sao cần bổ sung  thức ăn giàu chất sắt chop các bà mẹ khi mang thai ?

 

 

       i 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN

 

Câu 117: Bữa ăn hơp lí cần có chất là:

a. Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng

b. Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phân thức ăn

c. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

d. Cả 3 ý a, b, c

Đáp án: d

Câu 118: Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần:

a. Phát triển kinh tế gia đình

b. Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng

c. Bữa ăn nhiều thịt cá, trứng, sữa

d. Chỉ a và b.

Đáp án: a

Câu 119: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người ? Cho VD cụ thể

Câu 120: Thế nào là bữa ăn hợp lí có chất lượng. Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn  trong gia đình.

 

 

    Bài 38:    BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

 

 

Câu 121: Trong cơ thể thận là cơ quan thực hiện chức năng:

A. Hô hấp 

B. Bài tiết  

C. Trao đổi chất  

D. Tuần hoàn.

Đáp án: B

Câu 122: Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống là:

A. Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng.

B. Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất.

C. Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài môi trường.

D. Giúp cơ thể điều hoà chức năng tiêu hoá và bài tiết.

Đáp án: C

Câu 123: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?

Câu 124: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?

Câu 125: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?

 

 

                       Bài 39:    BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

 

 

Câu 126: Thận có bao nhiêu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu ?

A. 2 triệu đơn vị chức năng.          

B. 2,5 triệu đơn vị chức năng.

C. 3 triệu đơn vị chức năng.  

D. 4 triệu đơn vị chức năng.

Đáp án: A

Câu 127: Giai đoạn hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết của quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở đâu ?

A. Ống đẫn tiểu.  

B. Bàng quang.  

C. Màng cầu thận.  

D. Ống thận.

Đáp án: D

Câu 128: Chất nào trong các chất sau đây không có trong thành phần nước tiểu chính thức ?

A. Các chất bã.                     

B. Các chất dinh dưỡng,

C. Các ion thừa H+ K+           

D. Các chất thuốc.

Đáp án: A

Câu 129: Khi cầu thận bị viêm và suy thoái thì hậu quả gì sẽ xảy ra ?

A. Quá trình hấp thụ lại và bài tiết kém. 

B. Ống thận bị tổn thương và nước tiểu hoà vào máu.

C. Gây bí tiểu.                                  

D. Cơ thể bị nhiễm. Quá trình lọc máu trì trệ dẫn đến đầu độc.

Đáp án:  B 

Câu 130: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ?

Câu 131: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?

Câu 132: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào ?

 

 

                  Bài 40:   VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

 

 

Câu 133: Các tác nhân nào thường gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

A. Các vi khuẩn gây bệnh.  

B. Các chất độc trong thức ăn.

C. Khẩu phần ăn không hợp lý.  

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 134: Căn bệnh nào dưới đây xảy ra do sự kết tinh giữa muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu?

A. Sỏi thận.  

B. Viêm thận. 

C. Nhiễm trùng thận. 

D. tất cả đều sai.

Đáp án: A

Câu 135: Trong các thói quen sống K / h để bảo vệ HBT nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?

Câu 136: Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống K / h nếu em chưa có.

 

 

                    Bài 41:    CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

 

 

Câu 137: Da có cấu tạo gồm 3 lớp đó là:

A. Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. 

B. Lớp biểu bì, lớp bì và lớp tế bào sống.

C. Lớp biểu bì, tầng sừng và lớp mỡ dưới da.    

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: A

Câu 138: Chức năng của tuyến mồ hôi là:

A. Tổng hợp và bài tiết mồ hôi để thải bã. 

B. Tiết chất nhờn dể làm mềm da.

C. Điều hoà thân nhiệt. 

D. Bảo vệ phần da của cơ thể. 

Đáp án:  C

Câu 139: Da có cấu tạo như thế nào ? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ? Vì sao ?

Câu 140: Da có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó ?

 

 

                                  Bài 42:      VỆ SINH DA

 

 

Câu 141:  Bảo vệ phần da trong cơ thể là nhiệm vụ của:

A. Tầng tế bào sống. 

B. Tầng sừng. 

C. Sợi mô liên kết. 

D. Lớp mỡ dưới da.

Đáp án: B

Câu 142: Da luôn mềm mại và không thấm nước là vì ?

A. Các sợi mô liên kết bền chặt với nhau. 

B. Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn

C. Dưới da có lớp mỡ dự trữ làm cho da mềm mại.  

Đáp án: A

Câu 143: Da điều hoà thân nhiệt bằng cách:

A. Co dãn mạch máu dưới da.             

B. Nhờ hoạt động của tuyến mồ hôi.

C. Nhờ cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da          

D. Cả A, B, C đúng

Đáp án: A

Câu144: Hãy nêu các biện pháp giữ về sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 145: Hãy rửa mặt, chân tay sau khi lao động, khi đi học về..., tắm giặt thường xuyên cho da khỏe mạnh.

 

 

                    Bài 43:   GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

 

 

Câu 146: Hệ thần kinh gồm có hai bộ phận là:

A. Trung ương và phần ngoại biên.  

B. Trung ương và dây thần kinh.

C. Phần ngoại biên và nơ ron.   

D. Nơron và các dây thần kinh.

Đáp án: A

Câu 147: Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

A. Điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh sản.  

B. Điều khiển, điều hoà hoạt động của xương, các cơ vân và chi phối các hoạt động có ý thức

C. Chi phối các hoạt động có ý thức.   

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 148: Trình bày cấu tạo của chức năng nơron.

Câu 149: Trình bày các bộ phận của HTK và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.

Câu 150: Phân biệt chức năng HTK vận động và HTK sinh dưỡng.

 

 

                Bài 45:        DÂY THẦN KINH TỦY

 

 

Câu 151: Tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha ?

A. Vì dây thần kinh tuỷ có rễ trước và rễ sau.  

B. Vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước.

C. Vì dây thần kinh tuỷ có 31 đôi bao gồm rễ sau và rễ trước.  

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: B

Câu 152: Rễ sau của dây thần kinh tuỷ có chức năng gì ?

A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

B. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

C. Dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng. 

D. Cả A, B, C sai

Đáp án: B

Câu 153: Tại sao dây TK tủy là dây pha ?

                Bài 46:   TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN

 

 

Câu 154: Hệ thần kinh nào có cấu tạo là các bộ phận: tuỷ sống, trụ não, tiểu não và bán cầu đại não ?

A. Hệ thần kinh sinh dưỡng.    

B. Hệ thần kinh vận động.

C.  Nơron.                        

D. Tuỷ sống.

Đáp án: A

Câu 155: Nơron là tên gọi của:

A. Tổ chức thần kinh. 

B. Tế bào thần kinh. 

C. Hệ thần kinh. 

D. Mô thần kinh.

Đáp án: B

Câu 156: Chức năng của nơron là:

A. Cảm ứng.  

B. Điều khiển các hoạt động của cơ thể. 

C. Trả lời các kích thích.

D. Dẫn truyền xung thần kinh. 

Đáp án: D 

Câu 157: Các sợi trục của các nơron tập hợp tạo nên chất gì ở trong trung ương thần kinh ?

A. Chất xám.  

B. Chất trắng.  

C. Tuỷ sống.  

D. Não.

Đáp án: B

Câu 158: Trong trung ương thần kinh, chất xám được cấu tạo từ:

A. Các sợi. 

B. Các tế bào thần kinh.   

C. Nơron.    

D. Các sợi nhánh và thân nơron.

Đáp án: D

Câu 159: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan. 

B. Phối hợp hoạt động của các cơ quan.

C. Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. 

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: C

Câu 160: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não.

Câu 161: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?

 

                                   Bài 47:      ĐẠI NÃO

 

 

Câu 162: Chất xám và chất trắng ở đại não được sắp xếp như thế nào ?

A. Chất xám ở ngoài chất trắng ở trong. 

B. Chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong.

C. Chất xám và chất trắng xếp xen kẽ nhau thành  nhiều lớp. 

D. Chỉ có A, C đúng.

Đáp án: A

Câu 163: Các rãnh đã chia mặt ngoài của bán cầu não thành mấy thuỳ não?

A. 3 thuỳ.  B. 4 thuỳ.  C. 5 thuỳ.  D. 6 thuỳ.

Đáp án: A

Câu 164: Đặc điểm nào sau đây đã làm tăng diện tích bề mặt của võ não ở người ?

A. Lớp vỏ chất xám dày.    

B. Bề mặt có nhiều khe rãnh.

C. Bề mặt võ não chia nhiều thuỳ.  

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: B

Câu 165: Vẽ sơ đồ đại não từ bên ngoài và hình dạng, cấu tạo ngoài.

Câu 166: Mô tả cấu tạo trong của đại não.

 

 

                     Bài 48:    HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

 

 

Câu 167: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là:

A. Điều khiển và điều hoà hoạt động các nội quan.  

B. Giữ thăng bằng cho cơ thể.

C. Điều khiển hoạt động nói và viết.    

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: A

Câu 168: Trung ương thần kinh giao cảm nằm  ở sừng bên của tuỷ sống từ:

A. Đốt ngực I đến đốt thắt lưng III.         

B. Đốt ngực II đến đốt thắt lưng IV.

C. Đốt ngực III đến Đốt thắt lưng V.  

D. Đốt cổ I đến Đốt ngực III.

Đáp án: A

Câu 169: Trung ương của thần kinh đối giao cảm nằm ở vị trí nào sau đây ?

A. Ở bán cầu não lớn và đoạn cùng của tuỷ sống.

B. Ở trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống. 

C. Ở tiểu não và đoạn cùng của tuỷ sống.

D. Ở sừng bên của tuỷ sống từ đốt ngực I đến đốt thắt lưng III.

Đáp án: D

Câu 170: Trình bày sự giống nhau và khác nghau về mặt cấu trúc và chức năng hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong HTK sinh dưỡng ?

                     Bài 49:     CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

 

 

Câu 171: Cầu mắt gồm bao nhiêu lớp ?

A. 2 lớp.  B. 3 lớp.  C. 4 lớp.  D. 5 lớp.

Đáp án: B

Câu 172: Vai trò của màng cứng là:

A. Bảo vệ các phần trong của mắt.  

B. Điều tiết lượng ánh sáng đi qua.

C. Phân tích hình dáng vật.   

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: A

Câu 173: Lòng Đen thuộc màng nào của mắt ?

A. Màng cứng.  

B. Màng mạch.     

C. Màng lưới.       

D. Cả 3màng trên.

Đáp án: B

Câu 174: Bộ phận nào sau đây của cầu mắt xem như là một thấu kính hội tụ ?

A. Màng cứng.   

B. Màng lưới.     

C. Thể thuỷ tinh.   

D. Dịch thuỷ tinh.

Đáp án: C

Câu 175: Vai trò của con ngươi là ?

A. Bảo vệ mắt.   

B. Điều tiết ảnh của vật rơi trên điểm vàng.

C. Nuôi dưỡng mắt.   

D. Điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

Đáp án: D

Câu 176: Nơi tập trung nhiều tế bào thụ cảm thị giác là ?

A. Màng lưới. 

B. Màng mạch.  

C. Màng cứng. 

D. Dịch thuỷ tinh.

Đáp án: A

Câu 177: Mô tả cầu mắt của màng lưới nói chung và màng lưới nói riêng ?

Câu 178: Hãy quan sát đồng tử của các bạn em khi dọi và không dọi đèn pin và mắt.

 

 

                           Bài 50:     VỆ SINH MẮT

 

 

Câu 179: Cận thị là gì ?

A. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần.

B. Là tật mà mắt có khả năng nhìn xa.

C. Là tật mà mắt không có khả năng nhìn

D. Là tật mà mắt có khả năng nhìn rõ.

Đáp án: A

Câu 189: Nguyên nhân dẫn đến cận thị là:

A. Do cầu mắt dài bẩm sinh

B. Do đọc sách không đúng cách.không giữ đúng khoảng cách

C. Do vệ sinh không sạch

D. Cả A và B

 

Câu 190 : Viễn thị là gì ?

A. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần.

B. Là tật mà mắt có khả năng nhìn xa.

C. Là tật mà mắt không có khả năng nhìn

D. Là tật mà mắt có khả năng nhìn rõ.

Đáp án: B

Câu 191: Nguyên nhân dẫn đến cận thị là :

A. Do cầu mắt dài bẩm sinh

B. Do đọc sách không đúng cách không giữ đúng khoảng cách

C. Do vệ sinh không sạch

D. Do cầu mắt ngắn, hoặc do thủy tinh thể bị lão hóa.

Đáp án: B

Câu 192: Cận thị là do đâu, làm thé nào để nhìn rõ ?

u 193: Tại sao người già thường phải đeo kính lão ?

Câu 194: Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.

 

 

               Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC

 

 

Câu 195: Cấu tạo của tai gồm:

A. Tai ngoài: Vành tai, ống tai

B. Tai giữa: Màng nhĩ, chuỗi xương tai

C. Tai trong: Ốc tai, ba ống bán khuyên và bộ phận tiền đình

Đáp án: A

Câu 196: Chức năng của ốc tai:

A. Thu nhận kích thích sóng âm

B. Chuyền sóng âm

C. Cả A và B

Đáp án: C

Câu 197: Biện pháp bảo vệ tai là :

A. Dùng tăng bông để lấy ráy tai ngoài ống tai

B. Không dùng que nhọn

C. Không làm ở những nơi có tiếng ồn nhiều

D. Chỉ A, C

Đ. Cả A, B, C

Đáp án: Đ

Câu 198: Hãy trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào hình 51.2

Câu 199: Quá trình thu nhận kích thíh của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được ?

Câu 200: Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái ?

 

 

    Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

 

 

Câu 201: Tính chất nào sau đây thuộc phản xạ không điều kiện:

A. Bẩm sinh không có luyện tập. 

B. Có tính cá thể.

C. Không duy truyền cho đời sau. 

D. Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu không cũng cố.

Đáp án: A

Câu 202: Tính chất nào sau đây thuộc phản xạ có điều kiện:

A. Có tính chất chung cho loài.                 

B. Có tính bền vững, tồn tại suốt đời.

C. Trung ương thần kinh nằm ở võ đại não.      

D. Di truyền cho đời sau.

Đáp án: B

Câu 203: Trung ương thần kinh của phản xạ không điều kiện nằm ở đâu ?

A. Tuỷ sống và hành tuỷ.   

B. Tuỷ sống và trụ não.

C. Võ não và trụ não.   

D. Trụ não và hành tuỷ.

Đáp án: Đáp án: C

Câu 204: Ở người, hoạt động nào dưới đây là phản xạ có điều kiện.

A. Học đàn.   

B. Tập bơi.  

C. Viết bài.   

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 205: Phân biệt PXKĐK và PXCĐK.

Câu 206: Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Câu 207: Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

 

 

             Bài 53:    HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI

 

Câu 208: Kể tên các chất kích thích cho HTK

A. Rượu

B. Nước chè, cà phê

C. Thuốc lá, ma túy

D. Cả 3 ý đều đúng

Đáp án: D

Câu 209: Vùng hiểu tiếng nói ở thùy

A. Thùy trán

B. Thùy chẩm

C. Thúy thái dương

D. Thùy đỉnh

Đáp án: B

Câu 210: Vùng hiểu chữ viết nằm ở thùy

A. Thùy trán

B. Thùy chẩm

C. Thúy thái dương

D. Thùy đỉnh

Đáp án: C

Câu 211: Vùng vận động ngôn ngữ nói và viết nằm ở thùy:

A. Thùy trán

B. Thùy chẩm

C. Thúy thái dương

D. Thùy đỉnh

Đáp án: D

Câu 212: Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ?

Câu 213: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ?

 

 

                           Bài 54:    VỆ SINH HỆ THẦN KINH

 

 

Câu 214: Biện pháp để có giấc ngủ tốt là:

A. Cơ thể sảng khoái

B. Chỗ ngủ thuận tiện

C. Sử dụng chất kích thích như rượu, chè...

D. Cả A, B

Đáp án: D

Câu 215: Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ?

Câu 216: Trong vệ sinh đối với HTK cần quan tâm đến những vấn đề gì ? Vì sao vậy?

 

 

               Bài 55:     GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT

 

Câu 217: Tuyến nào dưói đây là tuyến nội tiết ?

A. Tuyến vị.  

B. Tuyến giáp.  

C. Tuyến ruột. 

D. Tuyến nước bọt.

Đáp án: B

Câu 218 : Lập bảng so sánh cấu tạo và chức nằn của tuyến yên và tuyến ngoại tiết.Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào ?

Câu 219; Nêu vai trò của một số hooc môn, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung

 

 

                 Bài 56: TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP

 

 

Câu 220: Cấu tạo tuyến yên gồm:

A. Thùy trước

B. Thùy sau

C. Thùy giữa

D. Chỉ A và C

Đ. Cả A, B, C

Đáp án: Đ

Câu 221: Lập bảng tổng kết của các tuyến nội tiết đã học theo

STT

Tuyến NT

Vị trí

Tác dụng

 

 

 

 

Câu 222: Phân biệt bệnh Bazođô  với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

 

 

                 Bài 57:    TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN

 

 

Câu 223: Tuyến nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các tuyến sau:

A. Tuyến tụy          

B. Tuyến giáp           

C. Tuyến yên             

D. Tuyến trên thận

Đáp án: C

Câu 224: Hooc môn đóng vai trò quan trọng điều hòa hàm lượng đường trong máu sau khi ăn là:

A. Insulin              

B. Ostrogen                  

C. Testosteroon    

D. Glucagon

Đáp án: A

Câu 225: Trình bày chức năng của hôc môn tuyến tụy

Câu 226: Trình bày vai trò của tuyến trên thận

 

 

                              Bài 58:Tuyến sinh dục

 

 

Câu 227: Hooc môn đóng vai trò quan trọng kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung là:

A. Insulin              

B. Ostrogen                  

C. Testosteroon    

D. Glucagon

Đáp án: B

Câu 228: Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng

Câu 229: Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì ? Trong những biến đổi đó, biến đổi là quan trọng cần lưu ý ?

 

 

Bài 59: 

SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

 

 

Câu 230: Hooc môn đóng vai trò chuyển hóa glicogen thành glucozo là:

A. Insulin              

B. Ostrogen                  

C. Testosteroon    

D. Glucagon

Đáp án: D

Câu 231: Hooc môn có vai trò:

A. Duy trì tính ổn định của môi trường trong, điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

B. Điều hòa, trao đổi canxi diễn ra trong máu.

C. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể

D. Tiết hooc môn

Đáp án: A

Câu 232: Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tụy

Câu 233: nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.

 

 

                Bài 60:        CƠ QUAN SINH DỤC NAM

 

 

Câu 234: Tuyến sinh dục nam gồm:

A. Hooc môn sinh dục

B. Tế bào sinh dục

C. Tinh hoàn

D. Buồng trứng

Đáp án: C

Câu 235: Tuyến sinh dục có chức năng;

A. Tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu

B. Tiết dịch tiêu hóa và tiết hooc môn

C. Điều hòa đường huyết, muối Na trong máu

D. Tiết hooc môn sinh dục

Đáp án: D

Câu 236: Nêu các  bộ phận trong cơ quan sinh dục nam.

Câu 237: Nêu cấu tạo của tinh hoàn và tinh trùng.

 

 

            Bài 61:        CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

 

 

Câu 238: Tuyến sinh dục có chức năng;

A. Tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu

B. Tiết dịch tiêu hóa và tiết hooc môn

C. Điều hòa đường huyết, muối Na trong máu

D. Tiết hooc môn sinh dục

Đáp án: D

Câu 239: Nêu cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ ? Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ?

Câu 240: Trình bày cấu tạo của trứng và buồng trứng.

 

 

        Bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI

 

 

Câu 241: Buồng trứng có chức năng;

A. Sinh sản  ra giao tử cái

B. Tiết hooc môn điều hòa hoạt động sinh dục

C. Kích thích tăng trưởng

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 242: Tuyến tiền liệt có vai trò:

A. Tiết dịch để dễ hòa loãng tinh trùng thành tinh dịch

B. Chứa tinh và nuôi dưỡng tinh trùng

C. Đường dẫn tinh chung và nước tiểu.

D. Tiết dịch nhờn vào âm đạo

Đáp án: A

Câu 243: Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu cho thấy nữ giới có khả năng………. Và…….

Câu 244: Hàng tháng,một………. chín và rụng từ trong hai buồng trứng.

Câu 245: Hiện tượng trứng chín rời khỏi buồng trứng được gọi là ………..

Câu 246: Trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng, sẽ xảy ra hiện tượng ……… và

Phụ nữ sẽ………….

 

 

           Bài 63:     Cơ sở khoa hoc của các biện pháp tránh thai

 

 

Câu 247: Muốn tránh thai cần theo nguyên tắc.

A. Ngăn trứng chín và rụng

B. Không để trứng và tinh trùng gặp nhau.

C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 248: Câu nào đúng (Đ) câu nào sai (S) trong các câu sau:

Câu

Đúng

sai

1. Thể vàng có chức năng tiết hooc môn duy trì lớp niêm mạc tử cung

2. Tại nơi trúng làm tổ sẽ hình thành nhau thai

3. Thai có thể tự tổng hợp chất dd

4. Tử cung là nơi trứng chín và rụng

 

 

Câu 249: Niệu tinh quản có vai trò:

A. Tiết dịch để dễ hòa loãng tinh trùng thành tinh dịch

B. Chứa tinh và nuôi dưỡng tinh trùng

C. Đường dẫn tinh chung và nước tiểu.

D. Tiết dịch nhờn vào âm đạo

Đáp án: B

Câu 250: Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm. Ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Phải làm gì để điều đó không xảy ra.

Câu 251: Những hậu quả có thể xảy ra khi phải sử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì ? Làm thế nào để tránh được.

 

 

           Bài 64:   CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

 

 

Câu 252: Bệnh giang mai gây hậu quả:

A. Gây tổn thương các phụ tạng ( gan, tim, thận ) có thể sinh con ra mang các tật bẩm sinh.

B. Gây vô sinh do viêm nhiễm đường tình dục

C. Dễ tử vong vì các ( bệnh cơ hội ) mà có thể bình thường chống đỡ dễ dàng, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 253: Bệnh lậu gây hậu quả:

A. Gây tổn thương các phụ tạng ( gan, tim, thận) có thể sinh con ra mang các tật bẩm sinh.

B. Gây vô sinh do viêm nhiễm đường tình dục

C. Dễ tử vong vì các( bệnh cơ hội) mà có thể bình thường chống đỡ dễ dàng, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

D. Cả A và B

Đáp án: B

Câu 254: Nêu rõ tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Câu 255: Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với các bệnh trên là gì ?

 

 

            Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS - THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI

 

 

Câu 256: Bệnh AIDS gây hậu quả:

A. Gây tổn thương các phụ tạng ( gan, tim , thận) có thể sinh con ra mang các tật bẩm sinh.

B. Gây vô sinh do viêm nhiễm đường tình dục

C. Dễ tử vong vì các ( bệnh cơ hội ) mà có thể bình thường chống đỡ dễ dàng, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

D. Cả A và B

Đáp án: C

Câu 257: AIDS thực sự trở thành thảm họa của loài người vì:

A. Tỉ lệ tử vong cao

B. Lây lan nhanh, rộng

C. Không có vácxin phòng và thuốc chữa

D. Các lứa tuổi đều có thể mắc

Đ. ChỉA, B, C

E. Chỉ A, B, C, D

Đáp án: E

Câu 258: Các hoạt động nào không thể bị lây nhiếm HIV:

A. Ăn chung bát, đũa, muối đốt

B. Hôn nhau, bắt tay, cạo râu.

C. Mặc chung quần áo, sơn móng tay, bơm kim tiêm.

D. Truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn

Đáp án: A

Câu 259: AIDS là gì ? Nguyên nhân dẫn tới AIDS là gì ?

Câu 260: Kể những con đường lây nhiễm HIV/AIDS

Câu 261: Phòng tránh bị lây nhiễm HIV bằng cách nào ? Có nên cách li người bệnh để khỏi bị lây nhiễm không ?

 

 

1

 

nguon VI OLET