Mở chủ đề:

 “ Những ngành nghề bé biết – Ngày quân đội

nhân dân Việt Nam 22/12”

  1. Yêu cầu:

       Nghe kể chuyện về một số nghề gần gũi (Tên gọi, sản phẩm, đồ dùng, dụng cụ...)

       Nghe hiểu nội dung truyện, các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ điểm Nghề nghiệp  phù hợp với độ tuổi

       Trò chuyện đàm thoại một số nghề gần gũi; Trả lời và đặt câu hỏi về tên nghề, sản phẩm, dụ

       Biết cách xây và trang trí bệnh viện, vườn rau, xây nhà, doanh trạo bộ đội (thông qua các trò chơi ở góc chơi nghề nghiệp).

       Rèn luyện và phát triển các vận động cơ bản qua các trò chơi

       Trẻ biết hát, hát tự nhiên , hát trọn vẹn cả bài, nhận ra sắc thái giai điệu, vận động theo nhạc các bài hát, bản nhạc về chủ đề nghề nghiệp

 

  1.   Dự kiến câu hỏi gợi mở cho trẻ:

       Hỏi ba mẹ trẻ làm nghề gì ? ở đâu ?.

       Công việc đặc trưng của từng nghề ?.

       Đồ dùng để làm nghề ?.

       Các sản phẩm của từng nghề ?.

Hình ảnh có liên quan       Mỗi người đều có một nghề, mỗi nghề đều có ích lợi và đều phục vụ cho đời sống con người.

       Nhưng mỗi nghề đều có dụng cụ khác nhau và tạo ra sản phẩm khác nhau.

       Muốn hiểu rõ hơn, cô và bé cùng nhau tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Chuần bị

  1. Đồ dùng của cô:

-         Tranh cho cô dạy thơ, truyện và rối sa bàn.

-         Giấy vẽ, vở vẽ tạo hình theo chủ điểm.

-         Tranh to về cơ thể trẻ và tranh hoặc vật thật về các chất cần cho cơ thể.

-         Các trò chơi về chủ điểm

-         Giấy vẽ, tranh ảnh về chủ điểm, tranh ảnh phô tô cỡ nhỏ cho trẻ cắt, hồ dán,

bút màu, kéo, đất nặn…

-         Đồ chơi nấu ăn, bán hàng, bác sỹ, xây dựng.

-         Bài nhạc, nhạc trong chủ đề

-         Chuẩn bị các dụng cụ (bóng, vợt, vòng ) để trẻ chơi ngoài trời, các đồ chơi có sẵn trong sân trường.

-         Chuẩn bị: bánh mỳ, bơ, đường, sữa, đĩa, thìa để trẻ làm nội trợ.

-         Chuẩn bị một số trò chơi theo chủ điểm: Tìm bạn thân, tạo dáng, lộn cầu vồng, cái túi kỳ lạ

-         Nước cát sỏi để trẻ chơi.

-         Chuẩn bị của cô: Giáo án đầy đủ, các loại đồ dùng đồ chơi như : phục vụ cho các môn học, sưu tầm tranh ảnh, băng đĩa...

-         Chuẩn bị của trẻ: Đồ dùng đồ chơi,tập vở học tập, đồ chơi...

-          Tranh ảnh theo chủ đề (Trang trí lớp theo chủ đề, tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động)

-          Trang trí lớp theo chủ đề nhánh

-          Tuyên truyền với phụ huynh về ngày hội của các bà các mẹ và các bạn gái và nội dung một ngày ở trư­ờng của bé, cách phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ

-          Tạo môi trư­ờng mở để trẻ hoạt động với chủ đề

-          Chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi ở các góc

  1. Đồ dùng của trẻ
  2. Phối hợp với cha mẹ học sinh

-         Trao đổi với cha mẹ học sinh mang các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi như (hộp sữa, chai, nắp, thùng giấy, xốp, bistis, miếng nỉ, hũ yaour, lá cây, giấy màu, hồ, kéo…

-         Tìm vật liệu : hộp sữa, vải vụn, lon bia, cây vụn, thùng giấy, lá dứa, la phông vụn, gạch, cát, đá, xi măng. Một số vỏ hộp, chai lọ ,hộp sữa. Một số hạt ,vỏ sò, vỏ ốc ... để thực hiện thiết kế xây và trang trí bệnh viện, vườn rau, xây nhà, doanh trạo bộ đội.

-         Tranh ảnh treo dán phù hợp với chủ điểm.

-           Dạy cho trẻ những bài hát, ca dao, đồng dao…

-           Cô cháu cùng tìm hiểu về chủ đề thế giới thực vật

 

 

  1. Những bài sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, bài hát, trò chơi, bài vè:

 

 

 

Đóng chủ đề

  1. Trẻ thực hiện được của chủ đề:

       Trẻ biết tên gọi, sản phẩm, đồ dùng, dụng cụ các ngành nghề...

       Nghe hiểu nội dung truyện, các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ điểm Nghề nghiệp  phù hợp với độ tuổi

       Trò chuyện đàm thoại một số nghề gần gũi; Trả lời và đặt câu hỏi về tên nghề, sản phẩm, dụ

       Biết cách xây và trang trí bệnh viện, vườn rau, xây nhà, doanh trạo bộ đội (thông qua các trò chơi ở góc chơi nghề nghiệp).

       Rèn luyện và phát triển các vận động cơ bản qua các trò chơi

       Trẻ biết hát, hát tự nhiên , hát trọn vẹn cả bài, nhận ra sắc thái giai điệu, vận động theo nhạc các bài hát, bản nhạc về các ngành nghề khác nhau..

  1. Chuẩn bị cho chủ đề thế giới thực vật

       Tìm vật liệu : hộp sữa, vải vụn, lon bia, cây vụn, thùng giấy, lá dứa, la phông vụn, gạch, cát, đá, xi măng ... để thực hiện thiết kế xây và trang trí vườn hoa

       Cô cháu cùng tìm hiểu về chủ đề thế giới thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH

 

Nội dung phối hợp

Hình thức và biện pháp

Kết quả

1. Về giáo dục:

- Thực hiện chủ đề:

Ngành nghề và ngày 22/12

 

- Trao đổi thường xuyên với phụ huynh trong các giờ đón và trả trẻ để phụ huynh biết thêm về chế độ sinh hoạt và học tập của trẻ ở lớp để có hướng dạy trẻ tốt hơn.

-  Kết hợp với phụ huynh thường xuyên trò chuyện với trẻ để trẻ nhớ được công việc của ba mẹ, một số nghề phổ biến: bác sỹ, xây dựng, cô giáo,…; các sản phẩm của các nghề phổ biến, dụng cụ của các nghề,….

- Kết hợp vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, sách truyện tranh phục vụ cho hoạt động vui chơi và góc thư viện của trẻ ở lớp về chủ đề “Nghề nghiệp”.

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

 

2. Sức khỏe, dinh dưỡng:

* Phòng bệnh:

- Bệnh đường hô hấp.

- Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

- Bệnh giun.

 

* Tuyên truyền:

- Vệ sinh cá nhân.

 

 

- Dán các hình ảnh, các nội dung về phòng chống bệnh: Bệnh đường hô hấp, Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, Bệnh giun ở bảng thông tin tuyên truyền để phụ huynh theo dõi kết hợp phòng bệnh tốt cho trẻ.

 

- Thực hiện bảng thông tin tuyên truyền.

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………


3. Lễ giáo, nề nếp:

- Trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép với mọi người xung quanh. Nói năng mạch lạc, rõ ràng, trọn câu trọn ý và không nói leo.

- Với người lớn trẻ biết trao và nhận vật bằng 2 tay, nói cảm ơn.

- Có thái độ kính trọng những người lao động.

 

- Giờ đón và trẻ trẻ, kết hợp với phụ huynh nhắc trẻ biết chào cô, chào ba mẹ, nói to rõ ràng.

- Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

- Động viên phụ huynh, ở gia đình thường xuyên cho trẻ làm các công việc tự phục vụ bản thân, không làm thay cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng những người lao động, giữ gìn, bảo quản sản phẩm của họ làm ra.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sân trường sạch đẹp.

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HỌACH GIÁO DỤC TUẦN

Chủ đề nhánh : Nghề dạy học

           Tuần 12 : Thực hiện từ ngày 26/11/2018 đến 30/11/2018

 

Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ. Trò chuyện

 

 

Điểm danh

-   Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nhắc trẻ cất đồ cá nhân đúng nới quy định.

-   Trò chuyện với trẻ về chủ đề mới Nghề nghiệp: Nghề giáo viên    

-   TCDG: Tập tầm vông, nu na nu nống, lộn cầu vồng.

-   Tổ trưởng điểm danh để phát hiện những bạn vắng trong ngày

 

Thể dục sáng

Khởi động: Chuyển đội hình vòng tròn đi bằng mũi chân, đi thường, đi khom lung, chạy chậm, chạy nhanh

* Trọng động:

-  Hô hâp 2: Đưa 2 tay lên miệng

thổi bóng bay ( 4l . 4n)                                 TTCB     N1,N3     N2, N4

  • Tay vai 2: Đưa 2 tay lên cao và nói “ hái hoa” sau đó hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị (2l .4n )

- N1: Đưa 2 tay lên cao và nói “ hái hoa”

- N2: sau đó hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị

                                                                         TTCB      N1,N3    N2,N4     

  • Chân 1: “ Cỏ thấp” trẻ ngồi xổm “Cây cao”

trẻ đứng thẳng (4L . 4N)

-    N1: “ Cỏ thấp” trẻ ngồi xổm                        

-    N2 : “ Cây cao” trẻ đứng thẳng.                    TTCB     N1,N3     N2,N4    

  • Lườn 3: Quay người sang phải sang trái  (4L .4N)

- N1 : Quay người sang phải                           

- N2 : Quay người sang traùi.                   

 

                                                                        TTCB     N1,N3     N2, N4    

 

  •          Bật 1: Bật tại chổ  (4l .4n)

Hồi tĩnh: Cho cháu hít thở nhẹ nhàng       THCB,N4     N1,N3    N2 

                                           

 

Hoạt động có chủ đích

Ném trúng đích nằm ngang

(MT: 5)

 

Bé biết gì về nghề dạy học?

(MT: 29 )

 

So sánh chiều dài 2 đối tượng

(MT: 39)

DVĐ VTTN: “Cô giáo”

NH: Đi học

TC: Ai nhanh nhất

(MT: 71)

Nặn cây thước

( MT: 75)


 

 

Hoạt động ngoài trời

-   Trò chuyện về nghề dạy học

-   Quan sát một số đồ dùng dạy học

-   Làm quen thơ “ Cô giáo của em”

-   Vẽ trang phục cô giáo trển sân bằng phấn

-   Vẽ theo ý thích

+ TCVĐ: nhảy qua suối nhỏ, chạy tiếp cờ, kéo co

+ TCDG: nu na nu nống, rồng rắn lên mây

 

Hoạt động góc

  • Góc phân  vai: Cô giáo, nấu ăn

Yêu cầu : Trẻ biết tên góc, biết vào góc chơi, thể hiện vai chơi , không tranh giành đồ chơi

Chuẩn bị :Bộ đồ chơi nấu ăn, búp bê, đồ chơi cô giáo, cặp, sách, bút, thước….

 Hướng dẫn:

Cô gợi  ý giúp trẻ phân vai chơi: mẹ, con, chị em, cô giáo, học trò….

Cô cùng nhập vài chơi, giúp trẻ phân công vai chơi, phân công công việc cho từng trẻ, lúc đầu cô có thể đóng 1 vai trong nhóm, đóng vai cô bán hàng, ngưới mua hàng ; cô giáo và học trò, và cùng chơi với trẻ, sau khi đã quen dần cô có thể phân công để trẻ tự chơi với nhau, cô theo dõi và động viên giúp đỡ trẻ chơi.

- Trò chuyện với  trẻ về công việc của mẹ hàng ngày: đi chợ,  nấu ăn…

Cô giáo thì dạy học trò như thế nào, chăm sóc như thế nào?

Cho cháu chọn vai , đeo thẻ và về góc chơi

  • Góc  xây  dựng: Trường của bé

Yêu cầu :

Trẻ vào góc chơi, lấy gạch, xếp hàng rào nhẹ nhàng, sắp xếp hợp  lý, biết lắp ráp trường học, bố trí hợp lý.

Chuẩn bị :

Bộ đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ráp, hoa cỏ, cây xanh, trường học, các que gỗ, gạch để  xếp hàng rào, đồ chơi trong sân trường…

Hướng dẫn:

- Dạy trẻ knăng lắp ghép, xếp hàng rào, xây lớp học, xếp sân trường, trồng thêm một số hoa cỏ, lắp ghép đồ chơi trong sân trường, trước sân có bé đang đến trường….

  • Góc học tập: Xếp hạt,xem sách, truyện tranh, xếp hình rời

Yêu cầu :

trẻ tham gia trò chơi đúng luật, lật sách nhẹ nhàng từ trái sang phải, ghép hình rời thành hình hoàn chỉnh

Chuẩn bị


 

Hạt, hình rổng, sách chủ đề, tranh ảnh về nghề cô giáo ….Các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.

Hướng dẫn:

Cô hướng dẫn trẻ xếp hạt , lật sách nhẹ nhàng từ trái sang phải. Xếp hình và so sánh xem ai xếp được nhiếu hơn, phân biệt đồ dùng của các nghề trong xã hội…..

  • Góc nghệ thuật : Tô màu cô giáo, nặn, xé dán, lá cây, hát

Yêu cầu :

Biết di màu đều để tô cô giáovà dán những đồ dùng các nghề, nặn những đồ chơi sản phẩm của các nghề mà bé thích, biểu diễn văn nghệ

Chuẩn bị

Tập tạo hình ,các đồ dùng, dụng cụ các nghề, bút màu, đất nặn, lá cây, hồ dán, nhạc cụ…

Hướng dẫn:

Cô cho trẻ xem tranh mẫu và trẻ tô màu theo mẫu, dán vẽ thêm những sản phảm của các nghề,  nặn những đồ chơi mà bé thích, xếp lá cây thành những hình dụng cụ các nghề. Hát, biểu diễn văn nghệ…

 

Vệ sinh

Ăn trưa

Ngủ trưa

- Cho trẻ rửa tay rửa mặt bằng xà phòng trước khi ăn

- Giới thiệu các thức ăn hàng ngày

- Cháu nghe nhạc và vào đúng chỗ ngủ của mình

- Cháu biết món ăn xế qua lời cô giới thiệu

 

Hoạt

động

chiều

-  Ôn Ném trúng đích nằm ngang

-  Giáo dục nha học đường Bài 2:Làm thế nào cho răng sạch”.

-  Hướng dẫn trẻ cách vỗ tay theo nhịp 2/4

- Làm bài tập toán Dài - ngắn /10 (sách BLQVHV)

-  Thơ “Cô giáo của con” ( MT: 48)

 

Trả trẻ

- Cho trẻ làm vệ sinh trước khi ra về

- Nhắc trẻ chào ba mẹ

- Trao đổi với phụ huynh về việc học tập, sinh họat của cháu trong ngày

 

 

 

Tổ trương chuyên môn                                       Giáo viên lập kế họach

 

 

    Đào Nguyễn Thủy Lê                                        Lương Hồng Hạnh


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

                                    Thứ hai , ngày 26 tháng 11 năm 2018

Hoạt động

Nội dung – hình thức thực hiện

Đón trẻ

Trò chuyện

 

 

Điểm danh

-   Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nhắc trẻ cất đồ cá nhân đúng nới quy định.

-   Trò chuyện với trẻ về chủ đề mới Nghề nghiệp: Nghề giáo viên    

-   TCDG: Tập tầm vông, nu na nu nống, lộn cầu vồng.

-   Tổ trưởng điểm danh để phát hiện những bạn vắng trong ngày

 

Thể dục

buổi sáng :

 

Thực hiện giống kế hoạch tuần

Hoạt động: Ném trúng đích nằm ngang

 

I.Mục đích- yêu cầu:

- Dạy trẻ kỹ năng vận động ném trúng đích nằm ngang

- Rèn kỹ năng ném trúng đích nằm ngang, khi ném trẻ biết đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa tay ngang tầm mắt và ném vào trúng đích, phát triển cơ tay, cơ chân và khả năng định hướng trong không gian.

( MT: 5)

-Giáo dục trẻ có trật tự trong giờ học, luyện tập mạnh dạn tự tin, chơi trò chơi tích cực và đúng luật.

 

II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.

- Túi cát đủ cho số trẻ, 2 cái vòng thể dục( 35-40cm)

- 2 quả bóng

- Tích hợp : Trò chuyện về cách để có sức khỏe tốt

 

III. Tiến trình hoạt động

1.Ổn định: 

Hát “Thể dục buổi sáng”

2. Nội Dung:

2.1. Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ khởi động tay chân, đi các tư thế chân khác nhau theo nhạc bài “Bé khoẻ bé ngoan”.

2.2.Hoạt động 2: Trọng động.

*Tập bài tập phát triển chung:giống thể dục sáng


- Trò chuyện về một số nhóm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.

* Vận động cơ bản: "Ném trúng đích nằm ngang" 

-  Tư thế chuẩn bị: Đứng sau vạch mức đứng chân trước chân sau,1 tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt khi có hiệu lệnh sẽ ném trúng vào đích nằm ngang ở  phía trước.

 

 

                            1,5 m

 

- Cô ném mẫu kết hợp phân tích kỹ năng

- Mời 1-2 trẻ lên thực hiện thử

- Cho trẻ lần lượt thực hiện, cô theo dõi chú ý sửa sai cho trẻ. Khuyến khích trẻ mạnh dạn thực hiện đúng kỹ năng.

              x x x x x

 

    x x x x x                                     

 

    x x x x x                                      

             x x x x x

* Trò chơi vận động“Chuyền bóng”.

 

 

 

- Trẻ chia thành 2 nhóm, xếp thành 2 hàng dọc. Trẻ sẽ lần lượt chuyền bóng cho các bạn đứng kế mình ở phía sau, trẻ chuyền cho đến bạn cuối hàng, nhóm nào chuyền nhanh không làm rơi bóng là giỏi.

- Trẻ chơi (2- 3 lần)

2.3.Hoạt động 3: Hồi tĩnh:

+ Cho các cháu đi và hít thở nhẹ nhàng.

3. Kết thúc:

- Cùng cô thu dọn đồ dùng

Hoạt động chuyển tiếp

 

- Chơi trò chơi : Trời tối, trời sáng


 

Hoạt động

ngoài trời

Trò chuyện về nghề dạy học

1.Yêu cầu:

- Trẻ biết được công việc và ý nghĩa của nghề dạy học. Biết yêu quý cô giáo và các bạn

2. Chuẩn bị:

Một số đồ dùng của nghề dạy học.

  1. Tiến hành:

Hát “ cô giáo em”

Bài các con vừa hát nói về ai?

Cô giáo các con gặp ở đâu?

Con biết gì về dạy học?

Các con xem cô làm gì?

Cô tóm lại

Trò chơi “ ai nhanh hơn”

Cho trẻ chọn dụng cụ của nghề dạy học theo yêu cầu của cô.

Trẻ chơi

+ TCVĐ: kéo co

Chuẩn bị:
+ Một sợi dây thừng dài 6m
+ Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội
Luật chơi:
Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
Cách chơi:
Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc

+ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời,chơi với cát và nước.

 

Hoạt động

Góc

-         Góc phân  vai: Cô giáo, nấu ăn( Trọng tâm)

-         Góc  xây  dựng: Trường của bé

-         Góc học tập: Xếp hạt,xem sách, truyện tranh, xếp hình rời

-         Góc nghệ thuật : Tô màu cô giáo, nặn, xé dán, lá cây, hát

Vệ sinh

Ăn trưa

Ngủ trưa

-         Cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn

-       Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, Giới thiệu các thức ăn được các cô cấp dưỡng nấu  . Động viên cháu ăn hết khẩu phần.

-       Cho trẻ nghe các bài hát để trẻ dễ ngủ

 

Ôn Ném trúng đích nằm ngang

 

nguon VI OLET