Các nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh

NGHI LỄ CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

 

1. Lễ chào cờ:

Được sử dụng khi bắt đầu một buổi sinh hoạt, hoạt động Đội. Các liên đội trong trường học tổ chức lễ chào cờ đầu tuần theo Nghi thức Đội TNTP H Chí Minh.

- Diễn biến:(Sau khi đã tập hợp và ổn định đơn vị).

+ Chỉ huy hô: “Mời các vị đại biểu và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ!”.

+ Chỉ huy hô: “Đội nghi lễ vào vị trí” (Đội cờ của liên đội vác cờ, đội trống đeo trống, đội kèn cầm kèn tay phải vào vị trí quy định với từng hình thức tổ chức, đến nơi, đưa cờ về tư thế nghỉ).

+ Chỉ huy hô: “Nghiêm!”, đội kèn thổi kèn hiệu chào cờ. Hết hồi kèn, chỉ huy hô: “Chào cờ - chào!”, (Dứt động lệnh “Chào”, chỉ huy hướng về phía cờ), cờ giương (hoặc kéo), đội trống đánh trống chào cờ, tất cả đội viên giơ tay chào. (2 đội viên hộ cờ đứng nghiêm, không giơ tay chào)

+ Dứt tiếng trống, chỉ huy hô: “Quốc ca!”, đội viên bỏ tay xuống đứng tư thế nghiêm và hát Quốc ca.

+ Hát xong Quốc ca, chỉ huy hô: “Đội ca!”, đội viên hát đội ca.

+ Hát xong Đội ca, chỉ huy quay về đội hình hô “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!”, tất cả đội viên đồng thanh đáp 1 lần : “Sẵn sàng!” không giơ tay. Kết thúc lễ chào cờ, chỉ huy hô: “Mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ, đội Nghi lễ về vị trí”.

Trong các buổi lễ lớn, có phút sinh hoạt truyền thống, sau lời đáp “Sẵn sàng!”, chỉ huy hô: “Phút sinh hoạt truyền thống!”. Đội Nghi lễ chủ động về vị trí tập hợp đội hình tĩnh tại.

- Các hình thức tổ chức Lễ chào cờ: Có 3 hình thức.

+ Hình thức thứ nhất: Cờ được treo sẵn trên lễ đài hoặc trên cột cờ.

Diễn biến Lễ chào cờ được tiến hành như qui định.

+ Hình thức thứ hai: Cờ được đội viên cầm, đứng trước đơn vị.

Chào cờ ở chi đội: Cờ của chi đội do 1 đội viên cầm ở tư thế giương cờ (Không có hộ cờ), đứng trước chi đội và quay mặt về đơn vị. Diễn biến lễ chào cờ như quy định.

Chào cờ ở liên đội: Đội cờ của liên đội đứng cách đội hình ít nhất 3m, đội trống, kèn đứng sau đội cờ, tất cả đều quay mặt về đơn vị. Cờ của chi đội do 1 đội viên cầm cờ ở tư thế giương cờ, đứng trước, cách 3 bước cùng hướng với đơn vị. Diễn biến lễ chào cờ như quy định.

+ Hình thức thứ ba: Kéo cờ.

Đội cờ về vị trí tập kết, bốn đội viên cầm 4 góc cờ. Khi có lệnh vào vị trí, dâng cờ lên ngang vai tiến vào cột cờ theo nhịp trống hành tiến. Đến cột cờ, 4 đội viên hạ cờ ngang thắt lưng, 2 đội viên đứng trước buộc cờ vào dây kéo, hai đội viên đứng sau nâng cờ.

Khi có khẩu lệnh chào cờ, một đội viên cầm dây để kéo cờ lên, một đội viên cầm dây thả dần ra, 2 đội viên còn lại tiến lên thành hàng ngang với người kéo và quay xuống đơn vị, đứng ngiêm, không giơ tay chào.

Khi cờ lên đến đỉnh cột, 2 đội viên kéo cờ buộc dây vào cột rồi quay xuống đơn vị, đứng nghiêm. Cờ được kéo lên khi trống nổi, hết bài trống, cờ lên đến đỉnh cột.

2.Lễ diễu hành:

Lễ diễu hành được tổ chức để biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Đội hình diễu hành:

+ Vị trí tập kết chuẩn bị diễu hành: Đi đầu là đội cờ của liên đội, cách đội cờ khoảng 3m là đội rước ảnh Bác Hồ (nếu có), sau khoảng 3m là 3 đội viên đại diện Ban chỉ huy liên đội, sau Ban chỉ huy khoảng 3m là đội trống, kèn (đội trống, kèn có thể đứng cố định ở khu vực lễ đài, tuỳ thuộc vào hành trình diễu hành), sau đội trống, kèn khoảng 5m là cờ của chi đội đứng đầu, sau cờ khoảng 1m là chi đội trưởng, sau chi đội trưởng khoảng 1m là đội hình chi đội, chi đội nọ cách chi đội kia khoảng 5m. Phụ trách đi bên cạnh phân đội trưởng phân đội 1.

+ Diễn biến: Lễ diễu hành được thực hiện trước lễ khai mạc. Chỉ huy hô: “Nghiêm!” chạy đến trước lễ đài chào phụ trách, phụ trách chào đáp lại, chỉ huy báo cáo: “Báo cáo anh (chị) phụ trách, các đơn vị đã sẵn sàng, xin phép lễ diễu hành được bắt đầu!”. Phụ trách đáp lại. Chỉ huy hô: “Rõ!”, sau đó chỉ huy và phụ trách chào nhau kiểu đội viên. Chỉ huy quay về đơn vị thực hiện theo yêu cầu của phụ trách. Trong trường hợp phụ trách đáp “Đồng ý!” thì chỉ huy quay về đơn vị hô: “Lễ diễu hành bắt đầu!”- “Dậm chân - dậm!”. Thổi kèn, đánh trống hành tiến (đội viên dậm đều chân theo tiếng trống). Khi đơn vị đã dậm đều theo trống, chỉ huy hô: “Đi đều - bước!”, các đơn vị hành tiến từ trái qua phải lễ đài (theo hướng lễ đài), cờ được vác lên vai: Khi bắt đầu đến lễ đài (vạch chào), cờ được giương lên, đội viên giơ tay chào. Khi đã qua lễ đài (vạch thôi chào), chuyển cờ về tư thế vác cờ, đội viên thôi chào, tiếp tục đi đều. Từng đơn vị khi qua lễ đài được giới thiệu tóm tắt thành tích, các đại biểu vỗ tay động viên. Khi vòng ở góc sân, chú ý đảm bảo vuông góc. Khi diễu hành ở đường lớn, chú ý giữ cự ly các đơn vị, đội hình nghiêm túc và đi đúng đường, tránh làm mất trật tự an toàn giao thông. Diễu hành xong, các đơn vị về vị trí tập kết.

3. Lễ duyệt Đội:

- Diễn biến: Sau Lễ khai mạc, chỉ huy đến lễ đài báo cáo đại biểu (đại diện đại biểu - khăn quàng đỏ -  đứng dậy chuẩn bị nghe báo cáo): khi đến trước đại diện đại biểu, chỉ huy giơ tay chào, đại biểu chào đáp lại rồi cùng bỏ tay xuống. Chỉ huy báo cáo: “Báo cáo... các đơn vị đã sẵn sàng, xin mời đại biểu đi duyệt Đội!”. Đại diện đại biểu đáp lại. Chỉ huy hô “Rõ!”, sau đó chỉ huy và đại biểu chào nhau, chỉ huy quay về đội hình, thực hiện theo yêu cầu của đại biểu. trong trường hợp đại biểu đáp “Đồng ý!”. Chỉ huy quay về đội hình hô: “Lễ duyệt đội bắt đầu!” và hướng dẫn đại biểu đến trước vị trí đội cờ (đứng theo đội ngũ tĩnh tại), đại biểu giơ tay chào cờ rồi đi duyệt Đội. (Trong quá trình đi duyệt Đội, đại biểu không giơ tay chào).

Khi đại biểu vào vị trí duyệt Đội (Trước đội hình đội nghi lễ - nếu đội nghi lễ đứng đầu đội hình liên đội hoặc trước chi đội đầu tiên của đơn vị - nếu đội nghi lễ đứng trên lễ đài), chỉ huy đi sau đại biểu 1m, chếch về bên phải, đội nghi lễ thực hiện bài kèn, trống hành tiến, đại biểu đi từ đầu đến cuối đơn vị. Khi kèn và trống nổi, cờ của liên đội giương cao, chỉ huy chào (đến khi đại biểu đi đến hết đơn vị cuối cùng). Khi đại biểu đi đến đơn vị nào, chỉ huy đơn vị đó hô “Chào!”, cờ của chi đội giương cao, đội viên giơ tay chào. Khi đại biểu đi qua, chỉ huy đơn vị đó hô “Thôi!”, đội viên thôi chào, cờ về tư thế nghiêm. Đi hết đơn vị cuối, đại biểu lên lễ đài. Lễ duyệt Đội kết thúc.

4. Kết nạp đội viên:

Sau khi đủ điều kiện kết nạp đội viên được được quy định tại điều 1, chương I Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, chi đội tổ chức lễ kết nạp mới như sau:

- Địa điểm kết nạp: Phòng Đội, phòng truyền thống, nhà bảo tàng, di tích lịch sử ...

- Thời gian: Chọn ngày lễ có ý nghĩa.

- Thành phần tham dự: Toàn chi đội, Tổng phụ trách, phụ trách chi đội, đại diện cha mẹ học sinh, đại diện Ban chỉ huy liên đội và đội viên được kết nạp.

- Trang trí: Có ảnh Bác Hồ, cờ Đội.

-Diễn biến:

+ Chi đội trưởng hoặc phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố danh sách đội viên đượx kết nạp và mời đội viên mới lên đọc lời hứa.

+ Đội viên mới bước lên đối diện với cờ, nghiêm trang đọc lời hứa (điều 2, chương I, Điều lệ Đội). Đọc xong hô: “Xin hứa!”, toàn chi đội đứng nghiêm.

+ Phụ trách chi đội đặt khăn quàng đỏ lên vai và căn dặn đội viên mới. Đội viên mới đáp “Sẵn sàng!” và tự thắt khăn quàng đỏ, đứng nghiêm, chào cờ và quay lại chào các đại biểu và các đội viên trong chi đội.

+ Chi đội trưởng phân công đội viên mới về phân đội. Toàn chi đội ngồi xuống và hát tập thể bài hát “Mơ ước ngày mai” (Trần Đức). Lễ kết nạp kết thúc.

Chú ý: - Tổ chức lễ kết nạp một cách trọng thể, gây ấn tượng giáo dục sâu sắt.

- Mỗi lần kết nạp không quá 15 đội viên. Nếu có từ 2 em trở lên thì một em đọc lời hứa xong, các em khác đáp một lần đồng thanh “Xin hứa!”.

5. Lễ công nhận chi đội:

- Điều kiện thành lập chi đội mới:

+ Có ít nhất 3 đội viên trở lên.

+ Việc thành lập và tổ chức công nhận: Do Ban chỉ huy liên đội đề nghị và Ban Chấp hành Đoàn hoặc Hội đồng Đội cấp xã ra quyết định.

- Thành phần tham dự: Chi đội được công nhận, đại diện chi đội đỡ đầu, Ban chỉ huy liên đội, tổng phụ trách, phụ trách chi đội, đại diện Ban giám hiệu. Đại diện hội đồng Đội cấp xã hoặc Ban chấp hành Đoàn cùng cấp...

- Diễn biến:

+ Đại diện Ban chỉ huy liên đội điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Phụ trách Đội đọc quyết định công nhận chi đội mới.

+ Phụ trách Đội gắn cấp hiệu cho Ban chỉ huy chi đội mới.

+ Tổng phụ trách trao cờ Đội cho chi đội trưởng (Toàn chi đội mới đứng nghiêm ), ban chỉ huy chi đội nhận cờ, giương cờ về phía chi đội. Đại diện Ban chỉ huy liên đội hô: “Nghiêm! Chào cờ - chào!”, đội viên giơ tay chào (không thực hiện bài trống chào cờ, không hát, không hô khẩu hiệu). Sau đó hô: “Thôi!”.

+ Đại biểu phát biểu, giao nhiệm vụ.

+ Chi đội trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ.

+ Đại diện Ban chỉ huy liên đội tuyên bố bế mạc.

6. Lễ trưởng thành đội viên:

Được tổ chức vào học kỳ II năm học lớp 9. Đơn vị tổ chức là chi đội có đội viên trưởng thành

- Thành phần tham dự: Toàn chi đội, phụ trách chi, đại diện Ban chỉ huy liên đội, chi đoàn. Số lượng đội viên được trưởng thành không hạn chế.

- Thời gian: Chọn ngày có ý nghĩa, thời gian tổ chức ngắn gọn.

- Diễn biến:

+ Chi đội phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Chi đội trưởng công bố danh sách đề nghị của tập th chi đội những đội viên trưởng thành.

+ Phụ trách chi đội phát biểu biểu dương, nhắc nhở các em tiếp tục rèn luyện, phn đấu để sớm trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời giúp đỡ chi đội trong  mọi hoạt động.

+ Đội viên được trưởng thành phát biu cảm tưởng.

+ Đại diện chi đoàn phát biểu.

+ Trao tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) và vui liên hoan một số tiết mục văn nghệ (có thể làm một công trình lưu niệm nhỏ).

+ Bế mạc, hát bài: “Tiến lên đoàn viên”(Phạm Tuyên)

7. Lễ thành lập Liên, Chi đội tạm thời:

Lễ thành lập Liên, Chi đội tạm thời được tổ chức trước các hoạt động tập trung của Đội, như hội trại, trại hè, lớp tập huấn, đại hội cháu ngoan Bác Hồ… khi cần thiết

* Diễn biến buổi lễ:

- Ổn định tổ chức, người điều hành hô: “Xin mời đại biểu và các bạn đứng dậy!” (nếu các đơn vị đang ngồi).

- Công bố quyết định thành lập liên đội, các chi đội và chỉ định Ban chỉ huy liên, chi đội tạm thời. (Quyết định do thường trực Hội đồng Đội hoặc Ban chấp hành Đoàn cùng cấp ký).

- Khi đọc đến tên thành viên nào trong Ban chỉ huy liên, chi đội thì thành viên đó hô “có!” rồi chạy lên trước đội hình (Ban chỉ huy liên đội đứng trên cùng, quay mặt về phía đơn vị; ban chỉ huy chi đội nào đứng trước chi đội đó, cùng hướng với chi đội).

- Mời đại diện Thường trực Hội đồng Đội cấp ký quyết định thành lập Liên đội tạm thời lên trao cấp hiệu cho Ban chỉ huy liên, chi đội. Trao cấp hiệu cho ban chỉ huy liên đội trước, tiếp đó là ban chỉ huy các chi đội, theo thứ tự từ chi đội đứng đầu đến chi đội đứng cuối. Trước khi gắn cấp hiệu (dưới cầu vai trái 5m), lãnh đạo và thành viên BCH được gắn cấp hiệu chào nhau kiểu đội viên.

- Sau khi trao xong cấp hiệu cho BCH Liên, chi đội, người điều hành hô: “Xin kính mời… trao cờ cho Liên, chi đội”.

- Liên đội trưởng bước lên một bước, lãnh đạo nhận cờ do đại diện ban tổ chức trao và trao cho Liên đội trưởng. Tiếp đó tiến hành trao cờ cho các chi đội theo thứ tự từ chi đội đứng đầu đến chi đội đứng cuối (cách làm tương tự như trao cờ liên đội). Cờ giương, toàn liên đội đứng nghiêm. (Trước khi nhận và sau khi trao, người trao và nhận cờ đứng nghiêm chào cờ).

- Lãnh đạo trao cờ xong, người điều khiển hô: “Nghiêm! Chào cờ - chào!” Toàn thể đội viên giơ tay chào (không thực hiện bài trống chào cờ, không hát, không hô khẩu hiệu). Sau đó hô: “Thôi! Lễ thành lập Liên, chi đội tạm thời đến đây kết thúc. Xin trân trọng kính mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ, Ban chỉ huy liên đội về vị trí”

Chú ý: Liên đội tạm thời tự giải thể khi kết thúc hoạt động.

8. Đại hội Đội:

- Thời gian: Tổ chức đại hội vào thời gian đầu năm học (với các chi đội, liên đội trong nhà trường) và đu k ngh hè (với các chi đội, liên đội ở địa bàn dân cư). Đại hội diễn ra không quá 2 giờ.

- Địa điểm: Có thể ở Hội trường, trong lớp học, phòng truyền thống, nơi có ý nghĩa.

- Trang trí: C T quốc, cờ Đội hoặc huy hiệu Đội, ảnh Bác Hồ hoặc tượng Bác (Cờ Đội có thể do đội viên cầm khi chào c theo nghi thức Đội).

Nội dung và chương trình Đại hội:

- Đối với chi đội:

+ Tập hợp chi đội, kiểm tra số lượng, tư thế, trang phục của đội viên.

+ Khai mạc đại hội: Chào cờ (theo nghi thức Đội). Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố số lượng đội viên dự đại hội.

+ Bầu đoàn chủ tịch (3 - 5 đội viên), Ban chỉ huy chi đội có thể dự kiến chủ tịch đoàn để đại hội biểu quyết. Đoàn ch tịch lên làm vic.

+ Đoàn ch tịch giới thiệu thư ký Đại hội (1 - 2 đội viên) và công bố chương trình và nội dung đại hội.

+ Đọc báo cáo tổng kết công tác của chi đội trong nhiệm kỳ qua và d thảo chương trình công tác nhim k mới. (Đối với chi đội mới thành lập chỉ trình bày dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới).

+ Phụ trách chi đội (hoặc đại diện đại diện) phát biểu ý kiến.

+ Tiến hành thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể trong dự thảo đề án công tác nhiệm kỳ mới.

+ Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của chi đội.

+ Bầu Ban chỉ huy chi đội và bầu đại biểu đi dự đại hội liên đội. Đoàn chủ tịch công b Ban chỉ huy chi đội cũ hết nhiệm kỳ, nên tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng bầu vào Ban chỉ huy mới. Biểu quyết thống nhất số lượng bầu Ban chỉ huy chi đội (từ 3 - 7 đội viên). Ứng cử và đề cử. Nếu có đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút thì nêu rõ lý do, đoàn chủ tịch sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút tên hay không. Biểu quyết chốt danh sách bầu cử. Biểu quyết chọn hình thức bầu cử (Có thể là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

Nếu đại hội quyết định bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín thì bầu Ban kiểm phiếu.

Thống nhất số lượng, danh sách và bầu Ban kiểm phiếu (Bằng hình thức giơ tay).

+ Ban kiểm phiếu làm việc:

Ban kiểm phiếu công bố nguyên tắc, thể lệ bầu cử, kiểm tra phiếu, phát phiếu bầu cử, kiểm tra hòm phiếu, hướng dẫn bỏ phiếu và tiến hành bỏ phiếu (Phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách bầu cử, không thừa so với số lượng quy định, không để phiếu trắng). Người trúng cử phải được trên ½ tổng sốphiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống, có thể bầu trực tiếp chi đội trưởng và chi đội phó).

+ Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (khi Ban kiểm phiếu làm việc)

+ Ban kiểm phiếu làm việc ngay và công bố kết quả bầu cử trước đại hội.

Nếu bầu lần 1 chưa đủ số lượng, đại hội tiến hành bầu cử lần 2 trong số những đội viên không trúng cử ở lần 1. Nếu bầu lần 2 vẫn chưa đủ thì đoàn chủ tịch xin ý kiến đại hội để bu tiếp hoc s bầu b sung trong các k họp sau.

Nếu bầu bằng hình thức giơ tay biểu quyết thì chủ tịch đoàn điều khiển đội viên giơ tay biểu quyết từng người một theo thứ tự: Đồng ý, không đồng ý, thư ký đếm s lượng, ghi biên bản và công bố kết quả.

+ Ban chỉ huy chi đội mới ra mắt đại hội, đại diện Hội đồng Đội xã, phường, Tổng phụ trách hoặc phụ trách chi đội công nhận Ban chỉ huy chi đội mới và giao nhiệm vụ.

+ Đại diện Ban chỉ huy chi đội mới phát biểu nhận nhiệm vụ.

+ Nếu phải bầu đại biểu đi dự đại hội liên đội thì bầu tiếp như trình t bầu ban ch huy Đội.

+ Thư ký trình bày dự thảo nghị quyết đại hội, Đại hội biểu quyết thông qua nghị quyết.

+ Tổng kết đại hội. Chủ tịch đoàn đánh giá kết quả đại hội, cảm ơn các đại biểu và tuyên bố bế mạc.

+ Chào cờ bế mạc (Không thc hin bài trống chào c, không hát, không hô khẩu hiu).

- Đối với liên đội: Đại hội liên đội tiến hành khi các chi đội đã tổ chức xong đại hội. Đại hội toàn thể đội viên hoặc đại hội đại biểu do Ban chỉ huy liên đội quyết định. Thời gian đại hội không quá một buổi. Đại hội báo cáo kết quả công tác của liên đội nhiệm kỳ qua, thông qua chương trình hành động nhiệm kỳ tới và bầu Ban chỉ huy liên đội mới.

Nội dung và chương trình đại hội:

- Lễ khai mạc đại hội:

+ Chào cờ theo nghi thức Đội (Có sinh hoạt truyền thống).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, số lượng đại biểu chính thức dự đại hi và khai mạc đại hội.

- Bầu đoàn chủ tịch (Từ 5 - 7 đội viên) đoàn chủ tịch lên làm vic.

- Đoàn chủ tịch giới thiệu thư ký của đại hội (2 đội viên) và công bố chương trình và nội dung làm việc của đại hội.

- Đoàn chủ tịch trình bày dự thảo báo cáo kết quả công tác của nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của liên đội trong nhiệm kỳ mới.

- Đại diện Hội đồng Đội và cấp uỷ Đảng (Ban giám hiệu) phát biểu ý kiến.

- Các đại biểu dự đại hội thảo luận.

- Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của liên đội.

- Bầu Ban chỉ huy liên đội mới:

+ Đoàn chủ tịch công bố ban chỉ huy cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được bầu vào Ban Chỉ huy mới.

+ Thảo luận và quyết định cơ cấu, số lượng Ban chỉ huy mới.

+ Ứng cử, đề cử: Nếu đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút thì nêu rõ lý do, đoàn chủ tịch sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút hay không.

+ Biểu quyết chốt danh sách bầu cử.

+ Thống nhất số lượng, danh sách và bầu Ban kiểm phiếu (Bằng hình thức giơ tay).

+ Ban kiểm phiếu làm việc: Ban kiểm phiếu công bố nguyên tắc, thể lệ bầu cử, kiểm tra hòm phiếu, kim tra phiếu, phát phiếu bầu cử, hướng dn b phiếu và tiến hành b phiếu. (Phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách bầu cử, không thừa so với số lượng quy định, không để phiếu trắng. Người trúng cử phải được trên ½ tổng số phiếu bầu hp l và theo thứ tự từ cao xuống (Có thể bầu trực tiếp liên đội trưởng và các liên đội phó).

- Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (Khi Ban kiểm phiếu làm việc).

- Ban kiểm phiếu làm việc ngay và công bố kết quả bầu cử  trước đại hội.

- Nếu bầu lần 1 chưa đủ số lượng, đại hội tiến hành bầu cử lần 2 trong số những đội viên không trúng cử ở lần 1. Nếu bầu lần 2 vẫn chưa đủ thì đoàn chủ tịch xin ý kiến đại hội để bu tiếp hoc s bầu b sung trong các k họp sau).

- Ban chỉ huy liên đội mới ra mắt đại hội.

- Tổng phụ trách công nhận và giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy mới ...

- Đại diện Ban chỉ huy liên đội phát biểu nhận nhiệm vụ.

- Thư ký trình bày dự thảo nghị quyết đại hội.

- Đại hội biểu quyết thông qua nghị quyết đại hội.

- Đoàn chủ tịch đánh giá kết quả đại hội, cảm ơn các đại biểu, tuyên bố bế mạc.

- Chào cờ, bế mạc (Không thc hin bài trống chào c, không hát, không hô khẩu hiu).

 15.9 Đại hội cháu ngoan Bác Hồ ở cơ sở:

- Mục đích, ý nghĩa:

T chức Đại hi cháu ngoan bác H sau một năm học tp, tu dưỡng, rèn luyn, phn đấu đối với các em đội viên và tp th Đội là vic làm có ý nghĩa, tác dụng rất ln:

+ Là cuộc liên hoan, biểu dương thành tích của tp th, cá nhân thc hin tốt 5 điu Bác H dạy.

+ Là nơi trao đổi, học hỏi những kinh nghim tiên tiến, gp mặt những người tốt, vic tốt.

+ Là dịp tuyên truyn, tạo dư lun xã hi v những hoạt động, phong trào của Đội, tranh th s giúp đỡ, ủng h của các t chức xã hi.

- Thời gian và công vic chun b cho Đa hi:

 Tiến hành Đại hi cháu ngoan Bác H vào thời gian cuối năm học.

 + Đại hi phải dưc tiến hành t chi đội. Thành viêc Đại hi phải do các em bình xét và đề ngh đạt danh hiu Cháu ngoan Bác H.

 + Hình thức t chức đại hi phải nghiêm trang, vui v, thc s là ngày hi báo công “Người tốt vic tốt” dâng lên Bác H. Các hin vật, con người phải thc s đin hình, có sức thuyết phục cao với các em thiếu nhi.

 - Kết cu ni dung:

 + Phải đảm bảo trình t hp lý, logic.

 + Ni dung phù hp với đối tượng.

 + Th hin s quan tâm của Đảng và cơ quan địa phương.

 + Đáp ứng thiết thc nhu cầu, nguyn vọng của các em.

 - Din biến đại hi:

 n định t chức sau khi đi viếng nghĩa trang liệt sĩ hoặc t chức một hoạt động xã hi trước đại hi. 

 + T chức l chào c theo nghi thức Đội TNTP H Chí Minh.

 + L dâng hoa lên Bác H (C đại hi đứng nghiêm).

 + Phút sinh hoạt truyn thống hoặc hoạt cảnh truyn thống (Nếu có).

 + Tuyên b lý do, giới thiệu đại biểu.

 + Các t chức xã hi đến chào mừng (Có các hình thức khác nhau để gây n tượng đối với đại biểu).

 + Báo công dâng Bác (Bằng hình thức hoạt cảnh, múa, hát, thơ…).

 + Tuyên dương, khen thưởng (Chú ý nghiêm túc, trang trọng với các hình thức phù hp với thiếu nhi).

 + Đại biểu phát biểu động viên, tuyên dương.

 + Đọc quyết tâm thư của Đại hi.

 + Bế mạc Đại hi.

 

1

nguon VI OLET