PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CẨM KHÊ

     TRƯỜNG THCS TIÊN LƯƠNG

 

Sản phẩm dự án dạy học HĐ NGLL theo chủ đề:

 

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU VỀ NGÔ QUANG BÍCH

VÀ  DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA TIÊN ĐỘNG

 

I. THÂN TH:

 

Ngô Quang Bích, hiệu Ngư Phong là lãnh tụ của phong trào Cần Vương vùng đất sông Thao, sông Đà trong suốt những năm 1884 – 1890. Ông vốn họ Ngô là hậu duệ của vua Ngô Quyền, khai quốc công thần nhà Hậu Lê - Ngô Từ, sau vì ông nội đổi sang họ Nguyễn (họ ngoại) nên sử sách thường gọi ông với cái tên Nguyễn Quang Bích.

Ông sinh ngày 8, tháng Tư, năm Nhâm Thìn (tức 7 tháng 5 năm 1832) tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).

Ông là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ Cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Năm Kỷ Tỵ (1869), thời Tự Đức, ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên (tức Hoàng giáp). Sau đó ông được cử làm Tri phủ tại phủ Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ ngày nay), rồi Tri phủ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và lần lượt làm Án sát tỉnh Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám Huế, Án sát tỉnh Bình Định.

Năm Ất Hợi (1875), được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cũng trong năm này, triều đình mở doanh điền Hưng Hóa (tức tỉnh Phú Thọ ngày nay) vừa khai hoang vừa phòng vệ vùng núi rừng Tây Bắc, ông được cử làm Chánh sơn phòng sứ. Đến năm sau (1876) ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo phân hóa các đội quân người Trung Quốc mà sử cũ gọi là "giặc khách" (tàn dư của các cuộc chống Thanh, nhưng đã biến chất). Đặc biệt, trong số người mà Nguyễn Quang Bích cảm hóa được có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của Thái Bình Thiên quốc).

Ông được nhân dân yêu mến gọi là “Hoạt Phật”, tức là vị Phật sống.

Khi thành Hưng Hóa thất thủ. Ngô Quang Bích định theo gương Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết nhưng các tướng đã ngăn và hộ tống ông rút lui về Tiên Động xây dựng đại bản doanh (nay thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ).

Khi căn cứ Tiên Động bị đánh phá ác liệt, Quan Đại Ngô Quang Bích tiếp tục xây dựng căn cứ ở cánh đồng Tam Tổng, Mường Lò, Nghĩa Lộ (Yên Bái).
 Tiếp đến ông về Tôn Sơn - Mộ Xuân (xã Xuân An, huyện Yên Lập) xây dựng căn cứ. Đang lúc phong trào phát triển, ông đột ngột lâm bệnh và tạ thế vào ngày 15 tháng Chạp năm Canh Dần (tức ngày 24 tháng 1 năm 1890) thọ 59 tuổi, tại đại bản doanh của nghĩa quân. Thi hài của Ông được quân sĩ mai táng trên núi Tôn Sơn.

Ba năm sau, nghĩa quân Cần Vương đã bí mật đưa hài cốt ông về táng tại Cát Trù – quê của viên tướng thân thuộc Đề Kiều. Hai năm sau đó mới chuyển về an táng tại quê nhà Thái Bình.

Ngày nay, tên gọi của danh nhân Ngô Quang Bích được đặt cho một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.  Tên tuổi của ông còn được lấy làm quỹ khuyến học tại huyện Cẩm Khê chúng ta. ...

 

*

*     *

 

II. SỰ NGHIỆP KHÁNG PHÁP:

 

Vào cuối thế kỷ XIX sau hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884), thực dân Pháp đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ.  Và ngày 12 tháng 4 năm 1884 chúng đánh chiếm Hưng  Hóa - thủ phủ cuối cùng của Việt Nam.

CaptureCapture

Noi gương Tổng đốc Hoàng Diệu, ông định tuẫn tiết, nhưng nhờ quân sĩ phá vòng vây cứu ra. Sau đó, ông thu tàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc, rồi lên Tiên Động (xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) lập căn cứ để kháng Pháp.

Đại bản doanh Tiên Động được Ngô Quang Bích và Nguyễn Thiện Thuật chỉ đạo Tán Áo (Hà Công Cấn) xây dựng. Tiên Động giáp thượng nguồn sông Thao. Toàn khu vực là đồi núi xen lẫn đầm lầy, lau sậy um tùm. Giữa căn cứ là lá cờ đại thêu bốn chữ do chính tay Quang Bích thủ bút: “Bình Tây báo quốc”. Giữa đại bản doanh có gò cao nhất so với xung quanh. Người dân gọi đây là Gò Đại – nơi Quan Đại Ngô Quang Bích ở.

Capture

 

Với một trí tuệ sáng suốt, lòng gan dạ sắt son cùng với tinh thần đoàn kết một lòng của nghĩa quân, phong trào kháng chiến phát triển sôi nổi với nhiều trận thắng lớn được ghi nhận là một trung tâm kháng chiến chống Pháp đầu tiên ở Bắc Kỳ.

Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị), ban bố chiếu Cần Vương. Biết Ngô Quang Bích là người có chí và có tài đức, nhà vua phong ông làm Lễ bộ thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần Trung hầu; lãnh nhiệm vụ tổ chức kháng chiến ở vùng Tây Bắc (Bắc Bộ).

Kể từ đó, với uy tín của mình, ông vừa trực tiếp chỉ huy phong trào, vừa tìm cách liên hệ để phối hợp với các phong trào khác, như của Nguyễn Thiện Thuật, Đèo Văn Trì (thủ lĩnh người Thái), Nông Văn Quang, Cầm Văn Hoan, Cầm Văn Thanh,...Ngoài ra, ông còn lôi kéo được nhiều sĩ phu, tù trưởng và đông đảo người dân (gồm các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mông) trong vùng tham gia chiến đấu hay ủng hộ.

Trong hai năm 1885 - 1886, ông đã hai lần sang Trung Quốc cầu viện (nhưng việc không thành, vì triều đình nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp), mua vũ khí và phối hợp hoạt động với nhiều nhóm nghĩa quân khác ở Bắc Kỳ.

Cuối năm 1886, Ngô Quang Bích trở về nước. Xét thấy địa thế Tiên Động khá hẹp, lại do yêu cầu mới về chiến lược, chuẩn bị cho việc đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên ông và Nguyễn Văn Giáp (tức Bố Giáp, một cộng sự đắc lực) bèn đem quân lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng căn cứ mới.

Capture

Tháng 4 năm 1888, Soái phủ Nam Kỳ gửi thêm viện binh ra Bắc Kỳ. Ngay sau đó, quân Pháp chia làm hai đạo mở cuộc hành quân lên Nghĩa Lộ. Đạo thứ nhất gồm 400 quân do Thiếu tá Bose chỉ huy, đi từ Ngòi Hút (tức Đại Lịch). Đạo thứ hai gồm 384 quân do Thiếu tá Berger chỉ huy tiến từ Ngòi Lao. Dọc đường cả hai đạo quân đều chịu thiệt hại nặng vì bị mai phục và dịch bệnh, nên mặc dù chiếm được một số nơi mà vẫn phải triệt hồi.

Cầm cự ở đây thêm ít tháng nữa, thì Ngô Quang Bích mang một số quân rời Nghĩa Lộ đến Yên Lập, là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, để củng cố phong trào kháng chiến tại vùng này. Từ nơi đây, ông đã phái nhiều đạo quân đi đánh phá nhiều nơi.

Công cuộc đang thu được một số kết quả, thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn, (thuộc xã Mộ Xuân, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) ngày rằm tháng Chạp năm Canh Dần (tức 24 tháng 1 năm 1890).

Capture

Phong trào kháng Pháp ở vùng Tây Bắc (Việt Nam) vì thế bị giảm sút nặng nề sau cái chết của Bố Giáp và ông. Tuy nhiên, công cuộc do hai ông và các đồng đội đã dày công gây dựng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn mà còn được tiếp tục ở miền hạ lưu sông Đà (nổi bật là cuộc khởi nghĩa Thanh Sơn do Đốc Ngữ làm thủ lĩnh) cho đến năm 1893 mới chấm dứt hẳn.

 

Độc đáo Nguyễn Quang Bích trong quân sự và ngoại giao:

 

- Về chính trị:

Ông là người kiên quyết trong phái chủ chiến như một số vị văn thân thời đó, nhưng cái khác của ông là ông dự vào lực lượng nhân dân dựng cờ khởi nghĩa, coi dân là gốc rễ của nước nhà. Đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, họ đã đứng lên theo ông đánh giặc như: Cầm Hoan, Đèo Văn Trì, Đào Triển Lộc, Đổng Phúc Thịnh, Hà Văn Sang, Quách  Tất Ngân… Ngay từ lúc sinh thời ông, dân các vùng gọi ông là vịHoạt Phật” còn đồng bào dân tộc gọi ông là “Người nhà trời”  (Tài liệu Đặng Văn Vạn). Đó là một sự độc đáo

- Về chiến lược quân sự:

Ông là người chủ trương lấy núi rừng Thượng Du Tây Bắc làm căn cứ chống giặc. Dùng lối đánh “du binh” và lối đánh “du kích” ta đã thấy khá hiệu quả trong cách đánh du kích của các tướng như Đề Thành, Đề Kiều, Đề Mạc, Đốc Dị… (Đã dùng cả vũ khí chông tre, địa lôi tự tạo...) và lối đánh “du binh” là hai quân đội chuyên đánh “Vận động chiến” của Đốc Ngữ và Bố Giáp (Hiệp đốc Nguyễn Văn Giáp) Đội quân bố giáp hoạt động suốt dọc sông Thao, sông Chảy, sông Lô, có lúc sang cả Tuyên Quang, lúc lên Yên Bái rồi vòng về nghĩa Lộ, Hòa Bình. Đội quân Đốc Ngữ hoạt động vùng Thanh Sơn Phú Thọ, Hòa Bình có lúc sang cả Thanh Hóa. Hai đơn vị này ví như hai quảĐấm thép”. Có lúc địch đã dùng cả binh đoàn đến 7000 quân mà vẫn bị thất bại bởi nghĩa quân lúc ẩn lúc hiện tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ sơ hở của địch. Trong lúc các cuộc khởi nghĩa Cần Vương (1884-1885 ) phần lớn đều xây dựng cứ điểm cố định như Ba Đình, Bãi Sậy… thì cuộc khởi nghĩa Tây Bắc đã dùng lối đánh “du binh” như kiểu đánh “vận động chiến” sau này. Đó cũng là sự độc đáo về chiến lược quân sự.

- Về ngoại giao:

Khi ông còn là chi phủ Lâm Thao đã cảm hóa được Lưu Vinh Phúc, vốn là một tướng của Đảng Thái Bình Thiên quốc thất bại chạy sang Việt Nam, chuyên cướp bóc, quấy rối, khiến nhân dân nhiều nới cơ cực; nhưng khi được cảm hóa, Lưu đã theo ta, trước hết là tiễu phỉ miền biên giới, dệt tan bọn Cờ Trắng (Bàn Văn Nhị), Cờ Vàng (Hoàng Sùng Anh), nên được Vua Tự Đức phong chức: “Bảo Thắng Phòng ngự sứ” và khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ, đội quân Cờ Đen của Lưu đã cùng quân dân ta hai lần chiến thắng vang dội ở Cầu Giấy, giết chết hai tên tướng Gác-ni-ê (1873) và Hăng-ri-vie (1883). Ngoài Lưu Vĩnh Phúc còn nhiểu tướng giỏi khác đã theo ông chống giặc như: Đốc Ngữ, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Lãnh Hoan, Tán Áo, Tán Thuật, Vũ Hữu Lợi, Tống Duy Tân, Nguyễn Hội, Nguyễn Tử Ngôn, Nguyễn Cao…. Và một người Trung Hoa nữa là Chu Thiết Nhai (sau hy sinh trên đường làm nhiệm vụ). Bằng tài trí, tâm đức ông đã thu phục được lòng người, đoàn kết các dân tộc đánh giặc là một sự độc đáo đặc biệt…

 Còn một sự độc đáo nữa: Trong thế cô sức yếu, địch nhiều lần dụ hàng. Ông đã viết bức thư trả lời quân Pháp, lời lẽ hùng tráng, thể hiện một tầm cao văn hóa và thể hiện cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta. Có lẽ đây là bản cáo  trạng “Chủ nghĩa thực dân” đầu tiên mà sau này được phát huy ở Nguyễn Ái Quốc  trong “Bản án chế độ thực dân” …

 Ông viết: “Khi Quý Quốc sang đây, một dòng hòa hiếu, hai dòng bảo hộ, để rồi chiếm thành chì chúng tôi, đuổi Vua, đuổi Tướng chúng tôi, để rồi lại còn tự quyền lập Vua Đồng Khánh. Chẳng qua đó chì là kế “Bịt tai ăn trộm chuông” mà thôi! Lợi quyền chính trị đều về tay Quý Quốc nắm cả; văn thần võ tướng đều bị Quý Quốc câu thúc trói buộc… gọi là “hòa hiếu”, gọi là “bảo hộ” mà lại có như thế? ….

 Trong lịch sử chống ngoại xâm thời kỳ Cần Vương, có lẽ  đây là bức thư duy nhất mà chúng ta được thấy, thể hiện được ý chí của dân tộc ta chống xâm lược đến cùng, “Sống thì là nghĩa sỹ, chết thì làm quỷ thiêng giết giặc!”

 

*

*     *

 

 

 

 

III. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

CỦA TƯỚNG CÔNG NGÔ QUANG BÍCH

 

16Ngô Quang Bích là một danh tướng trong phong trào Cần Vương, ông từng lãnh đạo nghĩa quân đóng đại bản doanh tại Tiên Động (Tiên Lương – Cẩm Khê – Phú Thọ). Không những thế ông còn là một nhà thơ tiên phong về Tây Bắc. Cuộc đời, sự nghiệp cùng những vần thơ tài hoa về cảnh vật và con người Tây Bắc của ông là một tài sản quý và niềm tự hào của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Tây Bắc nói riêng.

Ngô Quang Bích sinh ngày 7/5/1832 tại làng Trình Phổ, Phủ Kiến Xương, Tỉnh Nam Định – nay là tỉnh Thái Bình. Ông tên tự là Hàm Huy, hiệu Ngư Phong, đậu tú tài năm 28 tuổi, năm 31 tuổi đậu cử nhân, đến năm 1869 thi đậu Hoàng Giáp. Ông là quan thanh liêm được dân tôn là Hoạt Phật – tức là Phật sống.

Khi ông đang làm Tuần Phủ Hưng Hóa (Phú Thọ ngày nay) thì Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882). Triều đình ký hòa ước nhưng Ngô Quang Bích không chịu khuất phục, chống cự quyết liệt, sau đó thế cô phải lui về Tam Nông, rồi Cẩm Khê (Phú Thọ)… bắt đầu cuộc kháng chiến trường kỳ trên địa bàn Tây Bắc.

Anh W 1Về Sự nghiệp văn chương: Nguyễn Quang Bích để lại Ngư phong thi tập (Tập thơ Ngư Phong), gồm 97 bài thơ bằng chữ Hán phần lớn theo các thể Đường luật, sáng tác trong những năm ông lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, biểu lộ tiếng nói bi phẫn, đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, ông còn có các bài văn, câu đối, liễn điếu viếng các đồng đội tử trận, và "Thư trả lời quân Pháp" với lời lẽ khảng khái, ý chí quyết hi sinh vì độc lập,    dân tộc.

Dưới đây xin giới thiệu bài thơ “Đi đường núi tự an ủi” - một bài thơ ông làm khi đang đi chinh chiến.

Phiên âm: Sơn lộ hành tự uỷ 

Khi khu mạc phạ lộ hành nan,

  Đồ báo dư sinh thệ thốn đan.

  Đầu thượng quân thân thiên nhật chiếu,

  Giang sơn đáo xứ hộ bình an.

Dịch nghĩa: Đi đường núi tự an ủi

Gập ghềnh chẳng sợ đường khó đi 

Kiếp sống thừa thề đem tấc son để lo toan báo nước

  Quân thân đặt trên đầu, có mặt trời soi xét

  Khắp non sông, đến nơi nào cũng được phù hộ bình yên.

Dịch thơ (Bản dịch của Kiều Hữu Hỷ)

Gập ghềnh nào sợ bước gian nan 

Cứu nước thân già dạ sắt son

  Trung hiếu trên đầu trời chiếu rọi

  Giang sơn che chở được bình an

(Ngày 10 tháng 7 năm Ất dậu (19 - 8 -1885) Ngô Quang Bích phụng mệnh đi sứ sang Vân Nam xin quân cứu viện của Trung Quốc, dọc đường tức cảnh làm bài thơ này).

Anh W 2

Ngô Quang Bích từng đóng đại bản doanh tại vùng đất thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, “Dinh chỉ huy đóng chếch trên sườn núi, nay là xã Nghĩa Sơn của người Khơ Mú, ba mặt có đường núi che chở, được các đồn trấn giữ” (Hoạt động của Nguyễn Quang Bích qua tư liệu Thái, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1994, trang 189) lợi dụng địa thế hiểm trở, được bà con các dân tộc: Thái, Mèo, Tày, Dao… hết lòng ủng hộ giúp đỡ, được các thổ ti, lang đạo nhiệt liệt hưởng ứng. Sau này trong tham luận: “Vai trò lãnh đạo của vị thủ lĩnh” của thượng tướng, giáo sư Hoàng minh Thảo đã nhận xét: “Việc xây dựng căn cứ kháng chiến tại Nghĩa Lộ, Văn Chấn đã chứng tỏ tầm nhìn chiến thuật của Nguyễn Quang Bích”.

Ông thiết lập đường dây liên lạc chặt chẽ với các lãnh tụ nghĩa quân khác như: Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân…quân Pháp không sao đánh nổi phải tìm cách mua chuộc dụ hàng. Ngô Quang Bích khảng khái trả lời: “Một chữ thú, từ nay xin quý quốc đừng có nhắc lại nữa, xin đừng có khuyên bừa, chúng tôi cam lòng chịu chết vì nghĩa Vua tôi” (Thư trả lời quân Pháp). Ông mất ngày 5/1/1890 vì bệnh trọng, khi đang chuẩn bị cho cuộc phản công lớn. Nhân dân cả nước vô cùng thường tiếc, có câu đối viếng ông:

Bất hủ giả danh, tại thiên hạ, tại hậu thế

Hà đoạt chi tối, thử quốc bộ thử nhân tâm

Nghĩa là:

Tiếng để lưu truyền, khiến thiên hạ biết mãi, đời sau biết mãi

Trời sao vội cướp, lúc vận nước thế này, lòng người thế này

Anh W 3Là một danh tướng, là một nhà nho, Ngô Quang Bích một tay cầm gươm một tay cầm bút, mà Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, tình người chân chất, dũng cảm đã sát cánh cùng nghĩa quân chống giặc, là nguồn đề tài và cảm hứng vô tận.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Ngô Quang Bích là nhà thơ tiên phong về Tây Bắc. Trong những tác phẩm của ông để lại có một số bài văn xuôi, nhưng giá trị nhất là “Ngư phong thi tập” gồm 97 bài thơ chữ Hán, viết khi lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Tây Bắc, từ 1884 đến 1889. Đây có thể coi là tập nhật ký bằng thơ.

Tuy là một vị tướng, mang trọng trách lớn với dân với nước, nhưng thơ Ngô Quang Bích hiếm khi nói về không khí chiến trận, những lời hiệu triệu, những tiếng thét xung trận với cảnh ngựa hí, gươm khua…Ngọn bút của ông bộc lộ một cách tài hoa trước thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà nên thơ, con người Tây Bắc cần cù, chất phác mà nồng hậu kiên cường.

Anh W 4

Khắp một dải Tây Bắc nghĩa quân đã từng đặt chân đến như: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai… những ngọn núi cao ngất tầng mây, những con đèo quanh co hiểm trở, những thác bạc ẩn hiện trong sương, một nếp nhà sàn bình dị, đây đó lảnh lót tiếng chim…Tất cả được Nguyễn Quang Bích cảm nhận và thể hiện vô cùng tinh tế như bức tranh thủy mặc, “thi trung hữu họa”:

Lên mãi càng cao mỗi bậc leo

Cúi nhìn rặng núi thấp leo teo

Đầu non hẩng sáng, sườn non tối

Mường tưởng mây mưa tự dưới đèo

(Lên núi Thái Bình – Dịch từ chữ Hán)

Anh W 5

Anh W 6Đây là dòng thác dữ cuồn cuộn trào dâng được thi nhân khắc họa một cách sống động:

“Nước reo sùng sục tựa trâu giống

Đá mọc lô xô tựa mũi tên

Trận thế rắn bò sông uốn khúc

Đoàn quân gấu dữ, núi như lên”

(Qua thác Chiến Than)

Tây Bắc tráng lệ, nên thơ đầy những bất ngờ, lý thú, gợi thi hứng cho thi nhân, để rồi trong phút hứng khởi, Ngô Quang Bích đã xuất thần trong thi tứ tuyệt vời, lột tả vẻ đẹp hài hòa của trời mây non nước:

Khe suối loanh quanh vòng dải áo

Núi non chồng chất bức tranh mây

(Trên đường Quỳnh Nhai)

Anh W 7

Cảnh vật Tây Bắc được miêu tả dưới nhiều góc độ, ở những khoảnh khắc của không gian và thời gian khác nhau lung linh những sắc mầu huyền ảo. Đây là một buổi sớm mà cảnh và tình hòa quyện, phảng phất chút hư ảo nhưng thật ấm lòng:

Nửa phần khói bếp, nửa phần mây

(Nghỉ trại ở núi Thái Bình)

Kia là dòng sông đượm nắng chiều thơ mộng:

Bên sông nắng xế bóng chênh vênh

(Đến trại Thái Bình)

Còn đây là cảnh trăng thu vằng vặc trên một bản Mèo:

Trăng sáng thu soi cây núi tỏ

(Sau đêm trùng cửu, nghỉ lại nhà người Mèo trên núi)

Cảnh vật trong thơ Ngô Quang Bích lung linh sắc mầu, có được do sự quan sát và cảm nhận tinh tế: Từ mầu đỏ của Sông Thao “Cuồn cuộn đổ ra biển phương Nam”, đến mầu xanh mượt mà của sóng lúa trên những thửa ruộng bậc thang từng bậc vút lên trời cao, mầu trắng của đám mây hững hờ vắt ngang đỉnh núi, màu vàng của một bông cúc dại bên đường, … Tuy có lúc “Bốn bề lạnh tanh không khói bếp” vắng lặng đến độ heo hút, nhưng có lúc lại vừa lạnh vừa trong, tiềm ẩn sự sống, chẳng khác nào “viên ngọc xúc trong bình băng”. Có lúc lại đắm mình trong cảnh non xanh thư thái như ở chốn bồng lai:

Sông vòng theo núi chảy

Rêu đượm nước mưa đầy

Đứng cao nhìn xa tít

Ngỡ mình ở trong mây

(Trên núi)

Thơ Ngô Quang Bích về Tây Bắc như những nét chấm phá đơn sơ nhưng vô cùng tinh tế, không mang theo những khuôn mẫu có sẵn. Tuy có phảng phất phong vị thơ Đường, nhưng lại rất riêng, rất lạ. Tất cả có được không chỉ do cái tài của nhà thơ, mà lớn hơn chính là do cái tâm của một người con đất Việt, yêu nước thương nòi. Tinh thần lạc quan ấy góp phần không nhỏ giúp Ngô Quang Bích và nghĩa quân vượt bao khó khăn gian khổ trong cuộc trường kỳ kháng chiến.

Trong thơ Ngô Quang Bích không chỉ có cảnh thiên nhiên Tây Bắc, mà chan chứa tình người. Đó là tình cảm nồng hậu của những thổ ti, lang đạo và nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng bao bọc, giúp đỡ nghĩa quân.

Đây là cảnh nhà ba anh em thổ ti họ Long, cảnh trí như chốn thần tiên lại vô cùng đầm ấm:

Nửa ngờ tiên cảnh, nửa quan trang

Cây cỏ đầy sân đẹp lạ thường

(Tặng anh em họ Long)

Được đồng bào Mèo đón tiếp ân cần, trọng thị, ông vô cùng cảm động: “Muốn trào nước mắt”. Ông trân trọng những phong tục tập quán của đồng bào:

Không chuộng văn hoa, còn giữ lề thói chất phác xưa

Làm hay nghỉ không cần biết, coi thường đói rét

(Được đồng bào Mèo đón tiếp)

Ông cảm thông sâu sắc với nỗi khó nhọc của đồng bào miền núi: “Đất ở đấy ít mầu mỡ Làm ăn được thực đã cướp cả quyền hóa công của tạo hóa” (Lên núi Thái Bình)

Ông ngỡ ngàng thích thú trước cảnh phiên chợ vùng cao đậm đà bản sắc dân tộc:

Trong chợ, địu con ở sau lưng, người Nùng, người Mèo lẫn lộn

Hỏi người trên đường, biết chợ họp có phiên

(Phong tục nơi biên giới)

Ngô Quang Bích rung cảm trước những nét đẹp của đời thường của cuộc sống, con người Tây Bắc: Một tiếng trẻ khóc trong đêm, một tiếng gà báo sáng, một ngọn khói lam chiều thơ mộng…Tất cả đều là nguồn cảm hứng và đề tài cho ông khơi nguồn sáng tạo.

Ngô Quang Bích là một nhà nho yêu nước chân chính, là một nhà quân sự tài hoa, là nhà thơ tiên phong về Tây Bắc. Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và sự đồng cảm với số phận con người đã làm nên vẻ đẹp rất riêng trong thơ ông: Vượt lên những hạn chế của thời đại, thơ ông vút lên cái hùng tâm tráng khí của người con đất Việt, hết lòng yêu nước, thương nòi. Đồng thời cũng thể hiện tinh tế, hào hoa, sâu sắc những khám phá về Tây Bắc, chan chứa tình người.

Ngày nay ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước đều có những ngôi trường, con đường mang tên ông. Ông sống mãi trong lòng dân tộc.

Anh W 8

*

*     *

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. CĂN CỨ ĐỊA TIÊN ĐỘNG THỜI KỲ CẦN VƯƠNG:

 

Anh ư 1

Toàn bộ khu vực này là đồi gò, đồng chiêm chũng. Xưa kia, vào Tiên Động chỉ có 02 con đường: Đường thủy thì theo ngòi Giành, đường bộ thì từ Minh Côi đi vào theo đường vòng cung, vượt qua những đồi gò lô nhô, xen lẫn những khe, dộc.

Anh Ư 2Với vị trí ấy, Ngô Quang Bích đã cho xây dựng đại bản doanh trên gò Quan Đại giáp với núi Lưỡi Hái. Đây là quả đồi có đỉnh lồi mặt gương lên ba mỏm: Mỏm giữa là đồi Tướng Quân – Đại bản doanh; bệ hữu là mỏm Hố Gia án ngữ con đường độc đạo xuyên qua núi Lưỡi Hái thông sang Yên Lập; mỏm bên tả là gò Cổng Đồn.

Phía gần chân đồi hiện nay vẫn còn vết tích của giếng nước và nơi buộc ngựa của nghĩa quân trước kia. Trước Cổng Đồn là đồi Cột Cờ - Nơi tế cờ khởi nghĩa (1884).

 Từ gò Quan Đại đi khoảng 500m theo đường chim bay thì đến đồn gò Đồn và đồn gò Múc. Hai đồn này cách nhau một tràn dộc. Từ gò Múc đi ra khoảng 2km thì đến gò Hàm Rồng, cạnh đó là gò Mai – Nơi diễn ra trận quyết chiến giữa nghĩa quân với Thực dân Pháp. Đến đây, hệ thống đồn được chia thành hai ngả:

 + Ngả thứ nhất: Từ gò Hàm Rồng sang đồn Cỏ Rác với diện tích khá lớn, phía Bắc là tràn dộc của xã Minh Côi, phía Nam là đầm Đào (Phong cảnh đẹp và hiểm trở).

Anh Ư 3

 + Ngả thứ hai: Từ gò Hàm Rồng rẽ tay phải khoảng 300m đến xóm Mỹ Lương nằm trên một khu đất hẹp hình mâm xôi với ba bề là đầm nước và dộc sình lầy.

Tại đây, Ngô Quang Bích cho xây dựng một cứ điểm kiên cố, lực lượng đông và mạnh để phong tỏa toàn bộ mặt đồng bằng, án ngữ đường thủy là ngòi Giành và yểm trợ cho đồn tiền tiêu (Đồn gò Dọc) và đồn gò Cỏ Rác. Chính vì cứ điểm Mỹ Lương mà nhiều lần Pháp tấn công căn cứ địa Tiên Động nhưng không thể vào sâu được vì hỏa lực của ta từ cứ điểm Mỹ Lương và đồn gò Dọc đánh trả quyết liệt.

 

*

*     *

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA TIÊN ĐỘNG

ĐỀN THỜ NGÔ QUANG BÍCH

 

 

Đất nước hòa bình và đang trên con đường đổi mới, Nhà nước tôn vinh những người có công với dân với nước. Cụ Ngô Quang Bích là một văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ đã được nhiều nơi lập đền thờ.

A 1

 Ở Tiên Lương, đền thờ Ngô Quang Bích được xây dựng trên đỉnh gò Đồn (Đại bản doanh của căn cứ Tiên Động ngày xưa). Đền xây dựng trên thế đất cao, thoáng mát, rất phù hợp với du lịch sinh thái tâm linh. Đền đã được cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 05/QĐ ngày 12/02/1999 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin.

 Ngày 16/02/2003, rước tượng cụ về đền. Tượng được đặt uy nghi chính giữa nơi thượng điện, hai bên tả, hữu thờ các văn quan và võ tướng dưới quyền Ngô Quang Bích. Đến với đền thờ Ngô Quang Bích, điều đầu tiên chúng ta cảm nhận được về con người Ngô Quang Bích thông qua đôi câu đối mà giáo sư Vũ Khiêu viết tặng và được treo ngay chính giữa của ngôi đền:             

“Thiên thu bích huyết sơn hà tại

   Nhất phiến đan tâm nhật nguyệt trường”

Dịch nghĩa: 

Sông núi ngàn năm dòng máu thắm

Đất trời muôn thuở tấm lòng son.

A 2

Chính giữa của đại điện có treo bức hoành phi “Bình Tây báo quốc” phản ánh đúng những đóng góp to lớn mà Tướng công Ngô Quang Bích cũng như nghĩa quân trong phong trào Cần Vương.

      A 3

Và cửa chính của đền thờ là  đôi câu đối rất hay được trạm khắc rất trang trọng:                                          

“Chỉ trụ thiên thu tiêu Việt quốc

Danh môn bách thế biểu Tiên Lương”

Dịch nghĩa

Trụ đá ngàn năm nêu nước Việt

Cửa thơm trăm thế kỉ tiêu biểu đất Tiên Lương

A 4

Cũng trong khuân viên của ngôi đền, chúng ta sẽ bắt gặp đài quan sát cao chừng 15m. Theo lối cầu thang chúng ta sẽ lên đến đài Kính Thiên. Ở trên đó chúng ta sẽ có cảm xúc đặc biệt khó tả, được thu vào tầm mắt một vùng trời đất mênh mông với núi đồi, rừng cây đầm cá, thấy được toàn cảnh làng quê Tiên Lương, thấy dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa và quốc lộ 32C xe cộ ngược xuôi tấp nập. Như giáo sư Huệ Chi từng cảm tác:

A 6“ Đường đến Tiên Lương cảnh hữu tình

Đầm sâu giờ đã hóa đồng xanh

Đê dài uốn khúc sông quanh khúc

Chiến tích lừng danh, người nổi danh.”

Ngay bên cạnh đài Kính Thiên là đài tưởng niệm các nghĩa sĩ Cần Vương. Bên kia là nhà bia nói về cuộc khởi nghĩa Tiên Động, thư trả lời Thực dân Pháp của Ngô Quang Bích... Nơi đây đã được nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước đến thăm và trồng cây lưu niệm.

Phía sau đền với bức vẽ đặc biệt này được gọi là “Bức tường hậu qủy” với hình ảnh Rồng phun nước .Tương truyền nơi ngọn núi này tõng có hình ảnh con rång mang nước về tưới đồng lúa rừng cây để nhân dân thêm trù phú bình yên.

A 7Phía cổng đền là mỏm đá cao nhất hướng thiên đó tượng trưng hình ảnh hiên ngang, vững chắc của tướng công:

“Một trụ chống trời danh väng lớn

Bốn bể dây đất tiếng quân ran”

Và 3 hòn đá về mặt tâm linh chính là 3 hòn đá hàn long mạch cho mảnh đất Tiên Lương của chúng ta. Tiếp đây, trước cổng đền là một đôi rồng mây được tạc – một trong bốn con vật hiển linh theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho sự thăng hoa và một hòn non bộ tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu.

 

Anh Ư 4

 Với hệ thống đồn bốt được bố trí theo đặc điểm địa hình, có sự hỗ trợ lẫn nhau, Tiên Động thực sự đã trở thành căn cứ kháng chiến dễ phòng thủ, khó tấn công, gây cho Pháp không ít khó khăn. Nhiều tướng lĩnh, văn thân sĩ phu yêu nước đã tụ nghĩa về đây bàn mưu kháng Pháp. Tại đây đã diễn ra nhiều trân đánh ác liệt giữa nghĩa quân với thực dân Pháp, đã gây cho thực dân Pháp tổn thất khá nặng nề về lực lượng.

 

Thông tin về nhóm giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 7A thực hiện dự án:

 - Họ và tên nhóm giáo viên :

 1. Họ và tên: Nguyễn Gia Định

 Ngày sinh: 15/08/1978;           Môn: Ngữ văn – Lịch sử

 Điện thoại: 0986 118 225;      Email: giadinhck@gmail.com

  2. Họ và tên: Hà Chí Công

 Ngày sinh: 18/08/1978;         Môn: Ngữ văn – Lịch sử

 Điện thoại: 0985 408 251;      Email: hacong.thcstienluong@gmail.com

 

Kính mong được các bạn đọc đóng góp ý kiến.

Xin chân thành cảm ơn!

 

 

1

 

nguon VI OLET