Tháng: 09 Ngày soạn: 20/09/2008
Tiết: 01 - 02 Ngày dạy: 23/09/2008

Chủ đề hoạt động tháng 9
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được vai trò của CNH – HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước…
2. Về kỹ năng:
- Biết xác định được quyền và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp CNH – HĐH.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.
3. Về thái độ:
Có ý thức rèn luyện bản thân và ý chí tự vươn lên trong cuộc sống.
II. Trọng tâm của chủ đề:
Vị trí và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu có liên quan.
Học sinh: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
IV. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Ổn định tổ chức, cử người dẫn chương trình.
Bước 2: Kiểm tra vở ghi và tài liệu
Bước 3: Hoạt động cụ thể
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh



Vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH

- CNH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện từ một nước nông nghiệp sử dụng công cụ thủ công là chính đến chỗ dựa vào công nghiệp là chính.
- HĐH là việc dựa vào những điều kiện của đất nước áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của KHKT vào sản xuất kinh doanh và quản lý.






GV hỏi: Có người cho rằng HS đang còn đi học nên có quyền được hưởng sự chăm sóc của xã hội không tham gia vào các hoạt động chung, chỉ cần học tập tốt là được. Em nghĩ như thế nào, tại sao?
GV tổng kết đánh giá quá trình làm việc của các nhóm qua phần 1



GV tổ chức cho học sinh thảo luận để hiểu và vận dụng các nội dung sau:
Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực.






GV gợi ý cho học sinh:
Vì: Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển không ngừng của KHCN. Để tồn tại và phát triển trong xã hội ấy chúng ta cần phải tìm một phương pháp học tập hữu hiệu giúp chúng ta nắm bắt thông tin thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Phương pháp học tập tích cực giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy và tính chủ động trong các hoạt động khác.
2. Thế nào là phương pháp học tập tích cực
- Là người học chủ động lĩnh hội kiến thức, thầy cô giáo giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. HS là người làm chủ hoạt động học tập của mình bằng cách tự giác ghi bài theo sự hiểu biết của mình, tự tìm đọc các tài liệu tham khảo và SGK từ đó có thể mạnh dạn đưa ra thắc mắc cùng các bạn để giải quyết.
- Tác dụng của phương pháp học tập tích cực làm cho kiến thức của học sinh được khắc sâu hơn và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một các có hiệu quả.
- Yêu cầu của học tập tích cực:
+ HS tự giác tham gia các hoạt động do giáo viên tở chức.
+ Biết bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể.
+ Có tài liệu và phương tiện học tập đầy đủ.
3. Phương pháp học tập tích cực
( Mỗi HS có cách học khác nhau, nhưng các em đều phải tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong sách vở, trên thực tế và do thầy, cô cung cấp.
Kết thúc: GV đánh giá toàn bộ hoạt động của HS qua thời gian làm việc.
Người dẫn chương trình giới thiệu chủ đề của ngày hôm nay
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của người thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH
Người dẫn chương trình hổi:
- Các bạn hiểu Công nghiệp hóa là gì? Hiện đại hóa là gì?
- Vai trò của CNH – HĐH trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước?
- Các điều kiện để CNH – HĐH?
- Hiện nay chúng ta xây dựng và phát triển đất nước đựa vào nền sản xuất nông nghiệp được không? Con người sống trong thời đại CNH – HĐH như thế nào
* HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
* GV gợi ý học sinh trả lời và gợi ý cho HS hiểu.
Ngoài điều kiện để thực hiện CNH – HĐH đất nước như máy móc hiện đại, KHKT cần phải kể đến nguồn nhân
nguon VI OLET