GV: Trần Phương Thùy

TUẦN 1
KHÁI QUÁTVĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Khái quát văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
1. Vài nét về bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội:
- Nền văn học của chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất về tổ chức và quan niệm về nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, công cuộc xd CNXH ở miền Bắc đã tác động đến văn học nghệ thuật.
- Giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
2.1. Quá trình phát triển:
a. 1945 - 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
* Nội dung:
- Ca ngợi Tổ quốc, quần chúng cách mạng, thể hiện niềm vui khi đất nước giành được độc lập.
- Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp; biểu dương những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân với lòng yêu nước, tự hào dân tộc; niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
* Thể loại:
- Truyện kí: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao…
- Thơ:Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến…:Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Tây Tiến (Quang dũng), Việt Bắc (Tố Hữu)…
- Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Chủ nghĩa Mác và và vấn đề văn hóa Việt Nam (Trường Chinh), Nhận đường (nguyễn Đình Thi)…
b. 1955 - 1964: Văn học trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
* Nội dung:
- Thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong buổi đầu xây dựng CNXH.
- Cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, lạc quan, tin tưởng
- Nói lên nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước
* Thể loại:
- Văn xuôi: mở rộng đề tài
+ Viết về sự đổi đời của con người: Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương), Mùa lạc (Nguyễn Khải)…
+ Khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)…
+ Viết về hiện thực đời sống trước Cách mạng: Vợ nhặt (Kim Lân), Tranh tối tranh sáng (Nguyễn Công Hoan)…
+ Đề tài xây dựng CNXH ở miền Bắc: Sông Đà (Nguyễn Tuân), Mùa lạc (Nguyễn Khải)…
- Thơ:
+ Cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh, công cuộc xd CNXH: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)…
+ Nỗi đau chia cắt hai miền Nam-Bắc: Mồ anh hoa nở (Thanh Hải), Quê hương (Giang Nam)…
- Kịch nói: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ)…
c. 1965 - 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
* Nội dung:
Viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng .
* Thể loại:
- Văn xuôi: phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân anh hùng: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)…
- Thơ: một mặt mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, mặt khác tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, tính chính luận: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu),Mặt đường khát vọng (Nguyễn khoa Điềm)…
- Kịch: có nhiều thành tựu : Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai (Xuân Trình), Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)…
- Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh…
2.2. Những thành tựu và hạn chế:
a. Thành tựu:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Có những thành tựu lớn về thể loại (truyện ngắn, thơ, kí…), về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện của những
nguon VI OLET