CÂU CHUYỆN “CẬU HỌC TRÒ ĐÁNG THƯƠNG”

 

      Là một giáo viên chắc hẳn trong suốt quá trình giảng dạy sẽ có rất nhiều việc làm, rất nhiều kỷ niệm để lại dấu ấn sâu sắc khó quên.Những việc làm,những kỷ niệm ấy có thể sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời.Với bản thân tôi đã hơn 10 năm đứng trên bục giảng và đồng thời làm công tác chủ nhiệm lớp.Khoản thời gian đó chưa phải là nhiều nhưng trong những năm tháng chủ nhiệm ấy tôi đã từng trãi qua rất nhiều cung bậc cảm xúc,có những lúc như vỡ òa trong niềm sung sướng khi chứng kiến lớp chủ nhiệm mình đạt nhiều thành tích,nhưng cũng có những lúc lại phiền lòng vì học sinh của mình chưa ngoan.Trong rất nhiều những kỷ niệm đó,nhưng ấn tượng để lại sâu sắc nhất trong tôi đó là kỷ niệm về một cậu học trò mà tôi đã chủ nhiện và câu chuyện tôi muốn chia sẽ hôm nay có tên là: “Cậu học trò đáng thương”.

       Năm ấy tôi được phân công chủ nhiệm lớp 7a1,có một học sinh nam thường xuyên vi phạm nội quy,vô lễ với giáo viên.Đó là em Nguyễn Gia Bảo,tôi đã nhắc nhở và xử lí nhiều lần nhưng vẩn không thay đổi gì.Tôi có gửi thơ mời về nhà cho phụ huynh,nhưng cũng không thấy đến.Buổi sáng hôm ấy tôi xuống lớp,khi bước vào lớp nhìn quanh lớp một lượt,tôi cho cả lớp ngồi xuống rồi đi về phía em và mời em đứng dậy,em miển cưởng đứng .

Tôi hỏi:Tại sao phụ huynh của em không đến gặp cô?

Em im lặng cúi mặt không trả lời.

Tôi hỏi lại lần nữa:Tại sao phụ huynh của em không đến gặp cô?

Bảo vẵn giữ thái độ im lặng,tôi tiếp tục nói:Điều này làm cô khó chịu vô cùng.Không trả lời tôi, làm tôi không kìm chế cơn nóng giận ,mặt tôi bắt đầu cảm thấy nóng lên,tôi đã không giữ được bình tĩnh,tôi quát em:Em có nghe tôi hỏi gì không?Bảo vẫn giữ thái độ im lặng.Không khí cả lớp trở nên căng thẳng.Còn tôi,tôi thấy mình bị xúc phạm và bị bẻ mặt trước đám học trò.Cơn giận dữ trong tôi dường như đang bóc lên muốn quát thật lớn để bắt em nói.

       Bổng dưng em lớp trưởng đứng lên khẻ nói:Em thưa cô!Bạn ấy ở với bà ngoại đã già nên không đi nổi. Bất ngờ trước câu nói của lớp trưởng,tôi lại gần em,cho em ngồi xuống,rồi tôi nói:Tại sao em không trình bày với cô việc này mà khi cô hỏi thì em không trả lời cô,tôi chỉ cho cả lớp khẩu hiệu “Tiên học lễ,hậu học văn”.Chả lẽ câu này em chưa từng nghe qua.Lễ phép,kính trọng người lớn điều này đã được cha mẹ em dạy hằng ngày kia mà.Tôi vừa nói dứt lời ,bổng dưng em đứng dậy và nói thật nhanh:Em không có cha mẹ nên em không được dạy điều này.Rồi em ngồi xuống thật nhanh,mắt nhìn ra cửa sổ,như đang nghĩ ngợi điều gì đó.

Tôi sửng cả người trước câu nói này của em,thật không tin vào những gì mình nghe,những gì mình thấy.Bất chợt em quay lại nhìn tôi,trong sâu thẳm ánh mắt ấy dường như ẩn chứa nổi niềm không thể tả được.

      Lúc này cổ họng tôi như ứ nghẹn,vẽ oai phong lúc nảy giờ trong tôi như tan biến,chỉ còn lại nổi xót thương.Mặt tôi thấy nóng ran,nhưng đó không phải là cảm giác tức giận mà thay vào đó là cảm giác khác mà chính tôi cũng không thể diễn tả được.Nổi buồn tức trong tôi hầu như biến mất,thấy vô cùng bối rối,tôi quay lại bàn giáo viên ngồi.Để giải quyết vấn đề trong lúc này trước học sinh.Tôi nói:Để không làm mất thời gian của tiết học,chuyện này để giờ sinh hoạt lớp cô giải quyết.


     Sáng hôm sau khi đến lớp hay tin em đã nghỉ học.Tôi hỏi thăm giáo viên chủ nhiệm cũ tìm đến nhà em.Thật bất ngờ khi nhìn thấy em trong một ngôi nhà nhỏ cạnh bờ sông cùng với bà của mình.Thấy tôi em liền khoanh tay chào cô.Tôi thấy Bảo hôm nay khác xa với Bảo của ngày hôm qua.

        Khi nghe tôi hỏi chuyện bà liền nói:Hoàn cảnh nó đáng thương và tội nghiệp lắm cô ơi!Bà kể tiếp:Ba nó đi làm chẳng mai bị tai nạn qua đời,còn mẹ nó lên Thành Phố làm được một thời gian lấy chồng khác,bỏ nó lại cho tôi nuôi đến giờ.

Lúc này tôi thấy vẽ mặt em vừa hiền vừa ngoan,thấy thương vô cùng.

Quay sang vỗ nhẹ vào vai Bảo tôi ân cần nói:Thôi em đừng buồn,bên cạnh em còn có bà ngoại,thầy cô và các bạn mà hãy cố lên để bà ngoại và mọi người xung quanh em đều vui.Em nhìn tôi rồi cúi đầu không nói,thấy thế tôi tiếp tục động viên em trở lại lớp.

       Khi biết rõ hoàn cảnh nhà bảo, tôi quan tâm em nhiều hơn,tôi chia sẽ hoàn cảnh của em với nhà trường,đồng nghiệp để phần nào giúp em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Sau lần đó bảo đã tiến bộ hẳn,không còn vi phạm nữa mà trái lại em ngoan hơn,vui vẻ hơn,đặc biệt trong học tập hăng hái phát biểu.Kết quả cuối năm từ học sinh yếu trở thành học sinh khá,ngoan và lễ phép,được thầy cô và bạn bè thương mến.

      Qua câu chuyện này bản thân tôi rút ra được bài học:Là một giáo viên,đặc biệt là GVCN biết kìm chế,kiên nhẩn,vị tha trong mọi tình huống.Bên cạnh đó còn phải hiểu tâm lí cũng như hoàn cảnh của học sinh(đặc biệt là những học sinh cá biệt) để kịp thời có biện pháp xử lí và giải quyết mọi tình huống xảy ra.

      Ngoài ra tôi còn muốn gửi đến quí đồng nghiệp,bạn bè một thông điệp: “lá lành đùm lá rách” Hãy yêu thương, gần gũi và chia sẽ với các em,đồng thời thấu hiểu các em để kịp thời động viên,an ủi,giúp đỡ các em-những cậu học trò đáng thương của chúng ta.

 

 

                                                             Thuận Hòa,Ngày 10 tháng 11 năm 2018

                                                                                Người thục hiện

 

 

 

 

                                                                     NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET