NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021
Ngày dạy: 11 - 21/01/2021.
Tiết 91 → 99 – Chủ đề:
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Hướng dẫn HS tự đọc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
Thời lượng: 09 tiết.
I. MỤC TIÊU:
Qua bài học, HS rèn luyện phát triển các năng lực và bồi dưỡng các phẩm chất sau:
1. Phẩm chất:
- Có ý thức trong việc đọc sách..
- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc.
- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn nghị luận xã hội, biết rung cảm và hướng thiện.
2. Năng lực:
a. Đọc - hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản biểu cảm, cụ thể:
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản nghị luận xã hội (không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
b. Kĩ năng viết:
- Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt đã học để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm
- Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được các đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận xã hội.
c. Kĩ năng nói và nghe:
- Trình bày miệng bố cục các văn bản văn nghị luận xã hội đã học có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài văn nghị luận xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Hình thức dạy học: 09 tiết dạy tại lớp.
3. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
- Giáo viên:
* Soạn bài:
- Bàn về đọc sách.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
* Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và sách bài soạn.

- Học sinh:
 Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần đọc-hiểu từng bài học trong chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
B. Bước II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra thông tin bài mở đầu, kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
- Đầu mỗi tiết học, giáo viên kiểm tra nội dung kiến thức trọng tâm ở tiết học trước liền kề, từ 1-2 học sinh.
C. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
1. KHỞI ĐỘNG: Nghị luận xã hội là một kiểu bài có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Việc đưa ra những vấn đề bức thiết của xã hội để các em suy nghĩ, thảo luận, bàn bạc và tự tìm cách giải quyết thấu đáo lại càng quan trọng hơn trong việc định hướng cho các em một tương lai tốt đẹp từ việc tự khám phá và hiểu biết về xã hội. Với mục tiêu thiết thực ấy, hôm nay thầy và trò chúng ta tìm hiểu chue đề này để gúp các em tập làm quen với hàng loạt các vấn đề xung quanh đã và đang xảy ra xung quanh mình như: môi trường, giao thông, tệ nạn xã hội, bệnh vô cảm, tình trạng xuống cấp về đạo đức của thanh – thiếu nhi hiện nay, tiêu cực trong thi cử, trong cuộc sống xã hội, … để các em có cách giải quyết phù hợp nhất.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến

(Tiết 1-2-3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản.
? Giới thiệu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản "Bàn về đọc sách"





Giáo viên hướng dẫn đọc - học sinh đọc
Rõ ràng, mạch lạc , ...
? Xác định thể loại của văn bản .
? Dựa vào những yếu tố nào để xác định ?
- Dựa vào hệ thống luận điểm
nguon VI OLET