I. ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN I.1. Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, hoạt động giáo dục khác

MÔN TIẾNG VIỆT (Lớp 2, Tháng 9)

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần

(bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tập đọc

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lý. Hiểu nội dung bài đọc.

VD 2 : Em đã đọc to hơn. Nhưng các từ quyển, nguệch ngoạc em còn phát âm chưa đúng, em nghe thầy/cô (hoặc bạn) đọc những từ ngữ này rồi em đọc lại.

 

1. Nội dung nhận xét :

- Đọc – hiểu nội dung các bài tập đọc trong tháng.

- Kể lại từng đoạn các câu chuyện đã học ở bài tập đọc.

- Viết đoạn thơ, đoạn văn theo yêu cầu; làm các bài tập phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh và phân biệt l/n, s/x, tr/ch, r/d/gi (hoặc an/ang, ăn/ăng, ân/âng, dấu hỏi/dấu ngã); Viết các chữ cái theo tên chữ, bước đầu sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.

- Viết các chữ cái A, Ă, Â, B, C hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ; Viết các câu ứng dụng theo cỡ nhỏ.

- Tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập, từ chỉ sự vật; đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu; đặt câu đơn giản, đặt câu theo mẫu Ai là gì; đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.

- Nghe và trả lời những câu hỏi về bản thân; nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

* Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có) dành riêng cho từng HS :

- Em đọc to, rõ ràng bài đọc, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý.

- Em viết đúng, đẹp các bài tập viết và chính tả.

- Em kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội dung đoạn truyện, em còn biết sử dụng cả điệu bộ, cử chỉ khi kể.

- Em đọc to, rõ, tuy nhiên em cần phát âm đúng các từ ngữ có âm đầu l/n, em cần đọc lại nhiều lần các từ ngữ này.

- Bài chính tả em đã trình bày sạch sẽ, nhưng tốc độ viết cần nhanh hơn, chú ý phân biệt s/x khi viết.

- Em nên đọc kĩ lại câu chuyện và quan sát tranh minh hoạ để kể cho đúng.

- Em đã viết được chữ B hoa. Nếu khi viết nét cong, em viết nửa cong dưới rộng hơn nửa cong trên một chút nữa thì chữ sẽ cân đối và đẹp hơn.

- Em cần sử dụng chính xác các  từ ngữ chỉ ngày/ tháng/năm để đặt câu cho đúng.

- Khi trả lời các câu hỏi về mình, em nên nói to, rõ hơn để các bạn có thể nghe được.

* Biện pháp chung để hỗ trợ HS chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tháng :

Ví dụ :

- Yêu cầu HS đọc lại các bài đọc để luyện đọc đúng, với những lỗi phát âm HS thường mắc, có thể đọc mẫu để HS đọc theo nhiều lần.

- Yêu cầu HS viết một số đoạn văn, thơ ngắn để tăng dần tốc độ khi viết chính tả; tìm hiểu kĩ nguyên nhân HS mắc lỗi chính tả để biên soạn, sưu tầm một số bài tập, trò chơi phù hợp giúp  HS phân biệt các âm, vần dễ lẫn. 

- Hướng dẫn kĩ HS điểm đặt bút, quy trình viết chữ cái hoa, cách nối nét, khoảng cách giữa các chữ để HS viết cho đúng.

- Giúp HS mở rộng vốn từ, nắm chắc cấu trúc câu để đặt câu đúng.

- Cho HS được nói, kể nhiều hơn trong nhóm, trước lớp để HS mạnh dạn, tự tin khi nói, kể.

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kể chuyện

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Nội dung nhận xét :

    Kể từng đoạn câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đã biết dựa vào tranh và lời gợi ý, tập trung theo dõi bạn kể để kể được đúng, rõ ràng từng đoạn của câu chuyện.

VD 2 : Em chưa kể được từng đoạn của câu chuyện. Em hãy đọc lại câu chuyện, sau đó quan sát tranh vẽ và đọc lời gợi ý dưới tranh để tập kể.

Chính tả

Tập chép

Có công mài sắt, có ngày nên kim

 

1. Nội dung nhận xét :

- Chép đoạn trích trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Làm bài tập phân biệt c/k;

- Viết các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em chép chính xác đoạn trích, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức 2 câu văn xuôi.

VD 2 : Em viết đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhầm lẫn khi viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như: s/x, ch/tr. Sau dấu chấm em chưa viết hoa. Em viết lại những từ ngữ cô đã gạch chân vào vở cho đúng.

Tập đọc

Tự thuật

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Tự thuật”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lý. Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài.

VD 2 : Để trả lời câu hỏi 1 (Em biết những gì về bạn Thanh Hà ?), em đọc lại bài đọc, sau đó nói lại các thông tin về bạn như : họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,…

Luyện từ và câu

Từ và câu

1. Nội dung nhận xét :

- Làm bài tập để làm quen với các khái niệm về từ và câu;

- Tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.

- Đặt câu đơn giản.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đã biết chọn đúng tên gọi cho mỗi sự vật, tìm được nhiều từ ngữ chỉ đồ dùng học tập, hoạt động và tính nết của học sinh. Biết sử dụng từ để đặt câu đơn giản theo tranh.

VD 2 : Để đặt được câu, em hãy quan sát kĩ bức tranh xem bức tranh vẽ gì, rồi đặt câu về nội dung bức tranh..

Tập viết

Chữ hoa A

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa A (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Anh (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Anh em thuận hòa (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Lần đầu học viết chữ hoa nhưng em đã viết đúng mẫu chữ A hoa, biết cách nối chữ A hoa với chữ n để viết tiếng Anh. Chữ viết đều, thẳng hàng, ngay ngắn.

VD 2 : Em đã rất cố gắng để viết được chữ A hoa. Nếu em cố gắng lượn nét 1 (gần giống nét móc ngược trái) trong khi viết tròn hơn thì chữ sẽ đẹp hơn.

Chính tả

Nghe - viết :

Ngày hôm qua đâu rồi ?

 

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết 1 khổ thơ trong bài Ngày hôm qua đâu rồi ?;

- Làm bài tập phân biệt l/n (hoặc an/ang);

- Viết đúng các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em chép chính xác đoạn thơ, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

VD 2 : Em viết đảm bảo tốc độ. Các cái đầu câu em chưa viết hoa, mỗi dòng thơ em nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở thì bài viết sẽ đẹp hơn. Em viết lại đoạn thơ vào vở.

 

Tập làm văn

Tự giới thiệu.

Câu và bài

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe và trả lời những câu hỏi về bản thân.

- Nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em trả lời đúng, tự nhiên những câu hỏi về bản thân mình, nói lại được những điều em biết về bạn.

VD 2 : Em đã trả lời được những câu hỏi về bản thân mình. Để nói lại được những điều em biết về bạn, em cần tập trung, chăm chú lắng nghe khi bạn trả lời câu hỏi về mình.  

2

Tập đọc

Phần thưởng

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Phần thưởng”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

 

Kể chuyện

Phần thưởng

1. Nội dung nhận xét :

    Kể từng đoạn câu chuyện “Phần thưởng”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Chính tả

Tập chép

Phần thưởng

 

1. Nội dung nhận xét :

- Chép đoạn tóm tắt bài Phần thưởng.

- Làm bài tập phân biệt s/x (hoặc ăn/ăng);

- Viết các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập đọc

Làm việc thật là vui

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Làm việc thật là vui”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Luyện từ và câu

Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi

1. Nội dung nhận xét :

- Tìm các từ có tiếng “học”, tiếng “tập”.

- Đặt câu với 1 từ tìm được.

- Sắp xếp các từ trong câu để tạo câu mới.

- Đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập viết

Chữ hoa Ă, Â

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa Ă, Â hoa (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Ăn (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Chính tả

Nghe - viết :

Làm việc thật là vui

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết đoạn cuối bài Làm việc thật là vui;

- Làm bài tập phân biệt g/gh;

- Bước đầu sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Tập làm văn

Chào hỏi. Tự giới thiệu.

1. Nội dung nhận xét :

- Thực hiện nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân;

- Viết 1 bản tự thuật ngắn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

3

Tập đọc

Bạn của Nai Nhỏ

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Bạn của Nai Nhỏ”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

 

Kể chuyện

Bạn của Nai Nhỏ

1. Nội dung nhận xét :

- Nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình.

- Nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Chính tả

Tập chép

Bạn của Nai Nhỏ

 

1. Nội dung nhận xét :

- Chép đoạn tóm tắt nội dung truyện Bạn của Nai Nhỏ;

- Làm bài tập phân biệt ng/ngh và các bài tập phân biệt tr/ch (hoặc dấu hỏi/dấu ngã).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập đọc

Gọi bạn

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Gọi bạn”; Thuộc 2 khổ thơ cuối bài.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Luyện từ và câu

Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?

1. Nội dung nhận xét :

- Tìm các từ chỉ sự vật.

- Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập viết

Chữ hoa B

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa B (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Ăn (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Bạn bè xum họp (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Chính tả

Nghe - viết :

Gọi bạn

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn;

- Làm bài tập phân biệt ng/ngh và các bài tập phân biệt tr/ch (hoặc dấu hỏi/dấu ngã).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Tập làm văn

Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh.

1. Nội dung nhận xét :

- Sắp xếp tranh, kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn;

- Sắp xếp các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy.

- Lập danh sách từ 3 đén 5 HS theo mẫu.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

4

Tập đọc

Bím tóc đuôi sam

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Bím tóc đuôi sam”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

 

Kể chuyện

Bím tóc đuôi sam

1. Nội dung nhận xét :

    Kể đoạn 1, 2 câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”; bước đầu kể đoạn 3 bằng lời của mình.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Chính tả

Tập chép

Bím tóc đuôi sam

1. Nội dung nhận xét :

- Chép 1 đoạn trong bài Bím tóc đuôi sam.

- Làm bài tập phân biệt iê/yê và bài tập phân biệt r/d/gi (hoặc ân/âng).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập đọc

Trên chiếc bè

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Trên chiếc bè”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Luyện từ và câu

Từ ngữ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày tháng năm.

1. Nội dung nhận xét :

- Tìm một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

- Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.

- Ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập viết

Chữ hoa C

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa C (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Chia (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Chính tả

Nghe - viết :

Trên chiếc bè

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết 1 đoạn trong bài Trên chiếc bè;

- Làm bài tập phân biệt iê/yê và bài tập phân biệt r/d/gi (hoặc ân/âng).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Tập làm văn

Cảm ơn, xin lỗi.

1. Nội dung nhận xét :

- Nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.

- Nói 2, 3 câu ngắn trong đó có dùng lời cảm ơn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 


MÔN TOÁN (Lớp 2, tháng 9)

 

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

Ôn tập các số đến 100 (trang 3)

 

1. Nội dung nhận xét:

Đếm, đọc, viết các số đến 100. Số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết đếm, đọc, viết (đúng, thành thạo) các số đến 100. Nhận biết chính xác số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

- Chưa nhận biết được số liền trước; em lấy số đó trừ đi 1 đơn vị thì được kết quả là số liền trước. Hoặc nếu em viết số liền nhau: 22, 23, 24, 25, 26 thì bên trái số 24 là số 23, số 23 số liền trước của số 24 (23 = 24 - 1). 

1. Nội dung nhận xét:

- Đọc, viết, đếm các số đến 100; số liền trước, số liền sau.

- Bảng 8, 9 cộng với một số.

- Cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 9 + 5; 29 + 5; 49 + 25; 8 + 5; 28 + 5.

- Trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Đơn vị đo độ dài đề-xi-mét; cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo đề-xi-mét

- Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

- Giải bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ ở trên.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Hoàn thành (tốt, khá) các nội dung chương trình của từng bài trong tháng: đoc, viết, đếm....

- Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng, trong đó thực hiện thành thạo bảng 9 cộng với một số và vận dụng thực hiện tốt các phép tính cộng có nhớ dạng 29 + 5...

- Chưa nhận biết được số liền trước. Hướng dẫn: Em lấy số đó trừ đi một thì được kết quả là số liền trước.

- Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Hướng dẫn: Em đọc lại bài toán xem bài toán hỏi gì, bài toán cho biết gì, cần thực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.

- Thực hiện chưa thành thạo các phép toán cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét. Cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ đã học.

- Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Lưu ý cho HS khi cộng hàng đơn vị được số có hai chữ số em viết số đơn vị còn số chục được nhớ và cộng vào kết quả cộng hàng chục.

- Còn lúng túng khi giải bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. Cho HS luyện tập thêm.

- Trình bày giải bài toán bẳng phép cộng còn chậm. Động viên HS viết nhanh hơn.

- Chưa biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. Em đặt thước như thế này rồi đặt bút kẻ đoạn thẳng nối hai điểm.

- Chưa nắm chắc mối quan hệ giữa dm và cm. Hướng dẫn lại HS nhớ 1dm = …cm..

Ôn tập các số đến 100 (trang 4)

 

1. Nội dung nhận xét :

- Viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- So sánh các số trong phạm vi 100.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Viết đúng (thành thạo) số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- Chưa so sánh được 45 và 54 (HS cho rằng 45 > 54); em nghĩ lại xem số 45 có số hàng chục là bao nhiêu (4), số 54 có số hàng chục là bao nhiêu (5) và hãy so sánh các số hàng chục đó (4 và 5) để cho kết quả đúng.

Số hạng – Tổng (trang 5)

 

1. Nội dung nhận xét :

- Số hạng, tổng; Phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nhận biết được số hạng, tổng của phép cộng.

- Viết chưa chuẩn câu lời giải trong bài giải bài toán: Trong thư viện có 25 học sinh trai và 32 học sinh gái. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh trong thư viện? (Thư viện có tất cả số học sinh là:)

    Cần có thêm từ Trong”để có “Trong thư viện có tất cả số học sinh là:” hoặc câu lời giải là: “số học sinh có trong thư viện là:”

Luyện tập

(trang 6)

 

1. Nội dung nhận xét:

- Cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số, cộng số có hai chữ số (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Trình bày bài giải rất tốt.

- Đặt tính chưa đúng. Em cần đặt các chữ số thẳng cột với nhau.

Đề-xi-mét  (trang 7)

1. Nội dung nhận xét:

- Đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét; tên gọi, kí hiệu; quan hệ giữa dm và cm.

- So sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Nhận biết được đề-xi-mét và thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các số đo có đơn vị là dm.

- Chưa ước lượng được đơn vị đo dm. Em dùng thước có vạch chia cm nhận biết xem độ lớn cm và 10cm = 1dm.

2

Luyện tập

(trang 8)

1. Nội dung nhận xét :

Quan hệ giữa dm và cm; vẽ đoạn thẳng dài 1dm; ước lượng độ dài.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nắm chắc 1dm = 10cm. Biết vẽ và ước lượng độ dài đơn giản.

- Chưa ước lượng được độ dài trong trường hợp đơn giản. Em nhớ lại 1dm = …cm.

Số bị trừ - Số trừ - Hiệu (trang 9)

1. Nội dung nhận xét :

Số bị trừ, số trừ, hiệu;  Phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100;

- Giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nhớ được số bị trừ, số trừ, hiệu. Giải được bài toán bằng một phép trừ.

- Đặt tính chưa đẹp. Em đặt các chữ số thẳng cột theo hàng nhé.

Luyện tập

(trang 10)

1. Nội dung nhận xét :

- Trừ nhẩm số tròn chục, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100.

- Giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã biết tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

- Trình bày câu lời giải bài toán chưa đúng. Em đọc lại câu hỏi của bài toán rồi viết lại câu lời giải.

Luyện tập chung (trang 10)

1. Nội dung nhận xét :

Các số trong phạm vi 100; số liền trước, số liền sau; cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Giải bài toán bằng một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Viết đúng số liền trước, số liền sau của số. Thực hiện nhanh, đúng cộng trừ các số có hai chữ số trong phạm vi 100. Giải được bài toán bằng một phép cộng.

- Trình bày bài giải chưa sạch, đẹp. Em cần cẩn thận hơn.

  Luyện tập chung

(trang 11)

1. Nội dung nhận xét :

Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị; Số hạng – Tổng; Số bị trừ - Số trừ - Hiệu; Cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Viết được số thành tổng của số chục và số đơn vị; Biết thành phần và kết quả của phép cộng, phép trừ; Thực hiện tốt cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Giải được bài toán bằng một phép trừ.

- Chưa nhớ viết đáp số. Nhớ lại cách trình bày bài giải bài toán.

3

Kiểm tra

1. Nội dung nhận xét :

Đọc, viết số có hai chữ số; số liền trước, số liền sau; Cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Viết số đo độ dài đoạn thẳng; Giải bài toán bằng một phép tính đã học.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết đọc, viết số có hai chữ số; Xác định được số liền trước, số liền sau của một số; Thành thạo cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Viết được số đo độ dài đoạn thẳng; Giải được bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ.

- Viết số đo độ dài chưa chính xác. Nhớ lại 1dm = …cm; 10cm = …dm.

  Phép cộng có tổng bằng 10 (trang 12)

1. Nội dung nhận xét :

- Cộng hai số có tổng bằng 10; 10 cộng với số có một chữ số.

- Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết cộng hai số có tổng bằng 10, tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10, viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước, 10 cộng với số có một chữ số; Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

- Chưa thạo viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước. Học thuộc bảng cộng hai số có tổng bằng 10.

26 + 4; 36 + 24

(trang 13)

1. Nội dung nhận xét :

- Cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.

- Giải bài toán có một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Thực hiện được cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải được bài toán có một phép cộng.

- Còn quên nhớ khi cộng. Em nhớ lại khi cộng được 10, viết không và cần phải nhớ 1 (chục) vào hàng chục.

Luyên tập

(trang 14)

1. Nội dung nhận xét :

Cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5; cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải bài toán có một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + …, Thực hiện được cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải được bài toán có một phép cộng.

- Có thể trình bày câu lời giải gọn hơn. Em đọc kĩ câu hỏi của bài toán.

9 cộng với một số:

9 + 5 (trang 15)

1. Nội dung nhận xét :

Phép cộng dng 9 + 5; Bảng 9 cộng với một số; Tính chất giao hoán của phép cộng (trực giác); Giải bài toán có một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Thuộc bảng 9 cộng với một số; Giải được bài toán có một phép cộng.

- Chưa thuộc bảng 9 cộng với một số. Cùng bạn lập bảng 9 cộng với một số nhé.

4

29 + 5 (trang 16)

1. Nội dung nhận xét :

- Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5, 49 + 25.

- Nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có) :

- Thành thạo cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5, 49 + 25. Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

- Còn lúng túng khi nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. Em nhớ lại đặc điểm của hình vuông theo số cạnh, số góc.

49 + 25 (trang 17)

1. Nội dung nhận xét :

Phép cộng dạng 49 + 25; Giải bài toán bằng một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Thành thạo phép cộng dạng 49 + 25; Giải được bài toán bằng một phép cộng.

- Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Em làm thêm bài tập và lưu ý việc nhớ nhé.

Luyện tập

(trang 18)

1. Nội dung nhận xét :

- Phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20; Cộng có nhớ trong phạm vi 100; Giải bài toán có một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Thành thạo 9 cộng với một số để so sánh được hai số trong phạm vi 20; Biết cộng có nhớ trong phạm vi 100; Giải được bài toán có một phép cộng.

- Chưa thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 20. Em học thuộc bảng 9 cộng với một số, thực hiện cộng rồi so sánh kết quả.

8 cộng với một số:

8 + 5 (trang 19)

1. Nội dung nhận xét :

8 cộng với một số. Bài toán giải bằng một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Thuộc bảng 8 cộng với một số. Giải được bài toán giải bằng một phép cộng.

- Trình bày bài giải bài toán chưa cẩn thận. Em cần cẩn thận hơn.

28 + 5 (trang 20)

1. Nội dung nhận xét :

- Phép cộng dạng 28 + 5. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Bài toán giải bằng một phép cộng

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã hoàn thành chương trình của từng bài. Cộng thành thạo dạng 28 + 5. Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và giải được bài toán bằng một phép cộng.

- Chưa thành thạo công có nhớ trong phạm vi 100. Em nhớ là khi cộng được kết quả hơn 10, cần phải nhớ 1 (chục) sang hàng chục. Em làm thêm bài tập này nhé.

MÔN TỰ NHIÊN & XÃ HỘI (Lớp 2, tháng 9)

 

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

Cơ quan vận động

1. Nội dung nhận xét:

- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ :  chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể trên tranh vẽ hoặc mô hình

- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể: nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp h tr (nếu có):

- VD1: Em đã nói được tên và chỉ được các cơ quan vận động của cơ thể trên tranh vẽ.

- VD2: Em đã nêu được ví dụ về sự phối hợp cử động của cơ và xương. Cố gắng diễn đạt lưu loát hơn

VD: Yêu cầu HS quan sát tranh có chú thích và hướng dẫn cách chỉ trên hình đã học và trao đổi với bạn bên cạnh.

1. Nội dung nhận xét :

Biết tên, vị trí một số vùng cơ, xương của cơ thể và những việc nên làm để cơ xương phát triển tốt:

- Chỉ vị trí và nói tên từ 4-5 vùng cơ, xương hoặc khớp xương trên hình vẽ hoặc cơ thể

- Nêu được từ 2-3 việc nên làm để cơ và xương phát triển tốt

- Ngồi đúng tư thế, mang vác vừa sức

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp h tr (nếu có):

- Em ngồi học chưa đúng tư thế.

- GV quan sát, động viên, nhắc nhở học sinh thường xuyên về cách ngồi học đúng tư thế,…

- Em cố gắng thực hiện những điều đã học để cơ quan vận động phát triển tốt hơn như : ngồi học đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên,…

 

 

2

Bộ xương

 

1. Nội dung nhận xét:

- Nêu được tên và chỉ được các vùng xương chính của bộ xương: xương mặt, xương đầu, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân

- Chỉ và nói tên một số khớp của cơ thể

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã nói được tên và chỉ được các vùng xương chính của bộ xương trên tranh vẽ. Chú ý cách chỉ trên hình vẽ cho chuẩn xác hơn.

- Em đã chỉ và nói tên được một số khớp xương.

- Yêu cầu HS quan sát tranh có chú thích và hướng dẫn cách chỉ trên hình đã học và trao đổi với bạn bên cạnh

3

Hệ cơ

1. Nội dung nhận xét:

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính : cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân

- Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 Em chưa nói được tên và chỉ được một số vùng cơ chính của hệ cơ trên tranh vẽ.

Yêu cầu HS quan sát tranh có chú thích và hướng dẫn cách chỉ trên hình đã học và trao đổi với bạn bên cạnh.

 

4

 

 

Làm gì để cơ và xương phát triển tốt ?

1. Nội dung nhận xét:

- Biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt

- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống

- Giải thích được tại sao không nên mang vác vật quá nặng

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Em đã biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt. Em cố gắng thực hiện theo những điều vừa học được.

 

 

 

 

  MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ  (Lớp 4, tháng 9)

 

Tuần

 

Tên bài

 

               Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

 

 

Nhận xét cuối tháng

    1

 

Nước Văn Lang (phần Lịch sử)

 

 

 

 

 

 

 

Dãy Hoàng Liên Sơn (phần Địa lí)

 

 

1. Nội dung cần nhận xét:

Một số sự kiện tiêu biểu về nước Văn Lang (thời gian ra đời, địa bàn sinh sống, hoạt động sản xuất, các tầng lớp trong xã hội, phong tục…của người Lạc Việt)

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang, các hoạt động sản xuất chính, điều kiện nhà ở và phong tục của người dân Văn Lang.

- Chưa nắm được vị trí của lạc tướng, lạc hầu trong xã hội Văn Lang. Em hãy đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa, đoạn giới thiệu về các tầng lớp trong xã hội, sau đó vẽ lại sơ đồ về các tầng lớp xã hội đó.

 

1. Nội dung cần nhận xét:

- Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.

- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, chỉ bản đồ, lược đồ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu ):

- Đã chỉ được vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu được đặc điểm của dãy núi này.

- Em chưa giải thích được vì sao Sa Pa lại là nơi nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc. Em cần xem lại vị trí của Sa Pa trên lược đồ hình 1 (trang 70) và phân tích bảng số liệu về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.

  1. ̣i dung nhận xét:

*Phần Lịch sử

- Khái quát về những nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc: Văn Lang, Âu Lạc trên các phương diện thời gian ra đời, đời sống vật chất, tinh thần và cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

-  Chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc và cuộc đấu tranh của nhân dân ta mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, chỉ bản đồ, lược đồ, kể lại sự kiện bằng ngôn ngữ của mình.

*Phần Địa lí

- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du:

+ Đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn, của địa hình trung du Bắc Bộ.

+ Những hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ.

+ Một số dân tộc tiêu biểu ở dãy Hoàng Liên Sơn (tên, đặc điểm trang phục, lễ hội...).

- Một số kĩ năng khai thác kênh hình, kĩ năng phân tích bảng số liệu, chỉ bản đồ, lược đồ.

  2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Hoàn thành (tốt, khá) các yêu cầu của nội dung chương trình các bài học trong tháng.

- Đã nêu được những điểm chính về các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc: thời gian ra đời, sản xuất, nhà ở, phong tục.

- Đã sử dụng được lược đồ để kể lại tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng ngôn ngữ của mình.

- Em đã nêu được đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn và trung du Bắc Bộ.

- Em đã hăng hái phát biểu xây dựng bài và tích cực sưu tầm tài liệu phục vụ bài học, cần tiếp tục phát huy.

- Đôi chỗ em còn nhầm lẫn tên các cuộc khởi nghĩa theo trình tự thời gian, em cần lập một bảng danh sách các cuộc khởi nghĩa để nắm bài dễ dàng hơn.

 Biện pháp chung hỗ trợ HS chưa hoàn thành trong tháng

- Kĩ năng khai thác kênh hình (tranh, ản, lược đồ…) trong các bài học của HS còn hạn chế. Cần sưu tầm thêm thông tin,  tập trung phân tích, hướng dẫn mẫu. Tăng cường hoạt động nhóm khi khai thác thông tin qua kênh hình.

- Kĩ năng trình bày sự kiện bằng ngôn ngữ của bản thân HS chưa được tốt, cần cho học sinh thực hành nhiều hơn (với cá nhân, thực hành trong nhóm, trình bày trước lớp...).

 

2

Nước Âu Lạc (phần Lịch sử)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (phần Địa lí)

 

 

 

1. Nội dung cần nhận xét:

- Hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc.

- Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.

- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã hiểu được hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc, đã biết các thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc (nỏ bắn được nhiều mũi tên, đắp thành Cổ Loa kiên cố).

- Chưa chỉ ra được lí do vì sao năm 179 TCN Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Em hãy đọc kĩ nội dung đoạn viết trong sách giáo khoa về việc Triệu Đà hoãn binh, cho con là Trọng Thủy sang làm con rể của An Dương Vương (sau đó có thể trao đổi với bạn) rồi rút ra lí do Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà.

 

1. Nội dung cần nhận xét:

- Tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn, mật độ cư dân ở Hoàng Liên Sơn.

- Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn qua tranh, ảnh.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã nêu được tên các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn (Thái, Dao, Mông...) và đặc điểm mật độ dân cư ở đây (dân cư thưa thớt).

- Em còn nhầm lẫn khi kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao (Thái, Mông, Dao). Em cần xem kĩ lại bảng số liệu ở trang 73 để có nhận xét chính xác hơn.

3

Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến (phần Lịch sử).

 

 

 

 

Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (phần Địa lí).

1. Nội dung cần nhận xét:

- Chính sách thống trị của phong kiến Trung Quốc ở nước ta.

- Đời sống cực nhục của nhân dân ta.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nắm được những nội dung chính về chính sách thống trị của phong kiến Trung Quốc ở nước ta.

- Em còn nhầm tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách thống trị của phong kiến Trung Quốc. Em nên lập một bảng danh sách các cuộc khởi nghĩa theo trình tự thời gian.

1. Nội dung cần nhận xét:

- Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn (trồng trọt, nghề thủ công, khai khoáng, khai thác lâm sản...).

- Khó khăn của giao thông miền núi

- Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu một số hoạt động sản xuất

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có)

- Đã nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn; kể được tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở đây.

- Em trả lời chưa đúng câu hỏi ruộng bậc thang được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng). Em đọc kĩ lại phần 1. Trồng trọt trên đất dốc và quan sát kĩ hình 1. Ruộng bậc thang ở Hoàng Liên Sơn để tìm câu trả lời chính xác.

4

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phần Lịch sử).

 

 

 

 

 

 

Trung du Bắc Bộ (phần Địa lí)

1. Nội dung cần nhận xét:

- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã sử dụng được lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến của  cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng ngôn ngữ của mình.

- Em chưa biết khai thác nội dung kiến thức trong bức tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận trong sách giáo khoa để thấy được khí thế của cuộc khởi nghĩa. Em hãy quan sát kĩ bức tranh, chú ý các chi tiết: hai Bà tuốt gươm hùng dũng cưỡi trên lưng voi, quân giặc (cả tướng và quân) bỏ chạy toán loạn...

1. Nội dung cần nhận xét:

- Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ.

- Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ.

- Tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ.

2. dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã nêu được đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ: vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.

- Em còn nhầm về quy trình chế biến chè, hãy quan sát kĩ hình 3 trong bài chè rồi kể lại với bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MÔN MĨ THUẬT (Lớp 2, tháng 9)

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

Vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt

 

1. Nội dung nhận xét :

- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.

- Nhận thức của HS về ba sắc độ đậm nhạt của màu.

- Việc sử dụng các sắc độ đậm nhạt của màu sắc trong bài thực hành của HS .

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã phân biệt được ba sắc độ đậm nhạt, thể hiện tốt ba sắc độ đậm nhạt của màu sắc trong bài tập thực hành.

- Chưa phân biệt được ba sắc độ đậm nhạt. Chưa thể hiện được rõ ba sắc độ đậm nhạt trên bài tập thực hành.

- Để giúp HS nhận thức được ba sắc độ đậm nhạt, GV gọi HS đã nhận biết được ba sắc độ của màu nêu đặc điểm trước, gọi HS chưa hiểu bài nêu lại. Chuẩn bị trước các bài vẽ thể hiện tốt các sắc độ đậm nhạt, chia cho các nhóm để HS giúp nhau  tìm hiểu về các độ đậm nhạt của màu trên bài vẽ.

- GV liên tục khuyến khích; có biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ HS hiểu bài và hoàn thành bài trong giờ thực hành.

- Tìm ra ưu điểm (dù nhỏ nhất) trong bài thực hành của HS để khích lệ, động viên HS.

1. Nội dung nhận xét :

mĩ thuật trong tháng:

- Vẽ Trang trí

- Thường thức MT

- Vẽ theo mẫu

- Vẽ tranh đề tài

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.

- Hoàn thành (tốt, khá) các nội dung của từng bài trong tháng: vẽ tranh đề tài, thường thức mĩ thuật, vẽ trang trí...

 

- Thể hiện được sự sáng tạo trong vẽ tranh đề tài.

- Biết cách quan sát mẫu và thể hiện tốt bài vẽ.

- Nắm được cách trang trí và hoàn thành tương đối tốt bài trang trí.

- Nhận xét được bức tranh theo cảm nhận riêng cuả mình.

- Đã vẽ được tranh theo đề tài được giao nhưng cần vẽ sáng tạo hơn và chú ý về bố cục…

- Cần quan sát mẫu kỹ hơn để vẽ được hình dáng chung của mẫu.

- Cần vẽ các hoạ tiết phong phú và vẽ cân đối. Khi vẽ màu nên chọn màu sắc có các sắc độ đậm, nhạt để tô vào bài.

- Cần quan sát kỹ và mạnh dạn nói ra những gì mình nhìn thấy và cảm thấy.

3. Biện pháp chung hỗ trợ HS chưa hoàn thành bài học trong tháng

- GV dựa vào khả năng của mỗi HS rồi đưa ra yêu cầu phù hợp với từng em.

- Tìm ra ưu điểm (dù nhỏ nhất) trong bài thực hành của HS để khích lệ, động viên HS chưa hoàn thành bài trong các giờ thực hành.

- Khuyến khích HS tìm sự hỗ trợ từ bạn bè.

2

Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi

 

1. Nội dung nhận xét :

- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.

- Nhận thức của HS về hình vẽ, nội dung và màu sắc của bức tranh đã được xem.

 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Kể tên được các hình vẽ chính, phụ trong tranh và nêu được nội dung của bức tranh, gọi được đúng tên các màu sắc  trong tranh, nêu được nhận xét riêng của mình về nội dung và đặc điểm cách sử dụng màu sắc của bức tranh.

- HS chưa nêu được các hình vẽ chính phụ trong tranh; chưa kể hết được tên các màu sắc có trong bức tranh; không đưa ra được nhận xét của mình về nội dung, hình vẽ và màu sắc trong tranh.

- Ghép HS đã hiểu bài với HS chưa hiểu bài vào cùng nhóm để các em hỗ trợ nhau.

3

Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây

 

1. Nội dung nhận xét :

- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.

- Hình dáng, đặc điểm và bố cục của bài vẽ.

- Màu sắc của bài vẽ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết cách vẽ và vẽ được tương đối tốt hình dáng, đặc điểm cuả mẫu. Vẽ được hình cân đối với tờ giấy, vẽ màu đẹp, có sắc độ đậm nhạt.

- Chưa vẽ ra đặc điểm của mẫu, hình vẽ chưa cân đối, vẽ màu chưa cẩn thận, thiếu độ đậm nhạt.

- GV động viên, khuyến khích hỗ trợ những HS chưa hiểu bài ngay trong lúc thực hành bài học.

4

Vẽ tranh: Đề tài vườn cây đơn giản

 

1. Nội dung nhận xét

- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.

- Nội dung đề tài, hình vẽ, bố cục và màu sắc.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Vẽ đúng nội dung đề tài, hình vẽ đẹp, cân đối. Màu sắc tươi vui, có đậm nhạt.

- Bài vẽ đúng nội dung, hình vẽ sinh động , cân đối. Màu sắc hài hoà thể hiện tốt các sắc độ đậm nhạt.

- Vẽ đúng nội dung đề tài nhưng hình vẽ còn quá nhỏ, các  hình vẽ chưa cân đối. Các hình vẽ trong tranh được sắp xếp cân đối nhưng màu sắc thiếu đậm nhạt, cần lựa chọn và kết hợp các màu có sắc độ đậm nhạt khác nhau.

- Tổ chức cho HS vẽ theo nhóm để HS hỗ trợ nhau. Tìm ra ưu điểm (dù nhỏ nhất) trong bài thực hành của HS để khích lệ, động viên HS.

 


MÔN ÂM NHẠC (Lớp 2, tháng 9)

 

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

- Ôn tập các bài hát lớp 1                  

 

 

 

 

 

- Nghe Quốc ca

1. Nội dung nhận xét :

- Ôn một số bài hát đã học ở lớp 1, tập trình diễn trước lớp với hình thức (đơn ca, song ca, tốp ca).

- Nghe Quốc ca

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Em cảm nhận được sự trang nghiêm, hùng tráng khi nghe Quốc ca; Hát và thể hiện bài hát rất hay trước lớp.

-  Biết hát và thể hiện bài hát theo các bạn, nhưng đôi chỗ còn quên lời.

- GV:  Nhắc nhở HS cần cố gắng ôn luyện để thuộc lời ca. 

1. Nội dung nhận xét :

- Hát thuộc 2 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa.

-  Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã hát đúng theo giai điệu lời ca và thể hiện được sắc thái tình cảm của 2 bài hát kết hợp với động tác phụ họa phù hợp, tự tin, manh dạn hát trước lớp.

- Đã hát thuộc giai điệu lời ca 2 bài hát, hát chưa rõ lời, các động tác phụ họa chưa phù hợp với nội dung bài hát, chưa tự tin, mạnh dạn khi hát trước lớp.

GV: Dựa vào khả năng của từng học sinh đưa ra các nhiệm vụ cần giúp đỡ để các em hoàn thành bài học.

 

2

Học hát :

Bài Thật là hay

1. Nội dung nhận xét :

- Học bài hát thật là hay, tập hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã hát đúng giai điệu lời ca bài hát, biết kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Em hát đúng theo giai điệu lời ca nhưng gõ đêm theo bài hát theo nhịp chưa chính xác.

- GV  Hướng dẫn HS tập gõ lại nhịp theo bài hát. 

3

Ôn tập bài hát: Thật là hay

 

1. Nội dung nhận xét :

-  Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã mạnh dạn tự tin thể hiện bài hát rất hay, các động tác phù họa phù hợp với nội dung bài hát.

- Chưa tự tin khi thể hiện bài hát, các động tác phụ họa chưa phù hợp.

4

Học hát : Bài Xòe hoa

1. Nội dung nhận xét :

- Học bài hát  Xòe hoa, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã hát đúng theo giai điệu lời ca thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng, chính xác.

- Hát chưa đúng theo giai điệu lời ca, chưa thể hiện được sắc thái tình cảm của bài, kết hợp gõ đệm chưa chính xác.

GV: Em cần chú ý lắng nghe cô và các bạn để thực hiện chính xác hơn.

 

 

MÔN THỂ DỤC (Lớp , tháng 11)

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần

(bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

9

- Bài thể dục phát triển chung.

- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang.

1. Nội dung nhận xét :

- Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung.

- Biết cách điểm số 1 - 2,1 - 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nhớ và thực hiện được các động tác trọng bài.

- Điểm số còn chưa đúng khi điểm số 1-2,1-2 theo hàng dọc. Em cần chú ý khi bạn đứng trước đếm là 1 thì em điểm số là 2; bạn đứng trước đếm là 2 thì em điểm số là 1( bạn Yến giúp đỡ).

 

 

1. Nội dung nhận xét :

- Bài thể dục phát triển chung.

- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang.

- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.

- Đi thường theo nhịp.

- Trò chơi Bỏ khăn”

- Trò chơi Nhóm  ba, nhóm bảy.

2. Ví dụ về nhận xét Biện pháp hỗ trợ (nếu có) :

- Hoàn thành (tốt, khá) các nội dung của các bài trong tháng

- Bài thể dục phát triển chung động tác tay trong động tác vươn thở còn thực hiện chưa đúng

Biện pháp chung hỗ trợ HS chưa hoàn thành bài học trong tháng

- Hướng dẫn cho học sinh: đưa hai tay sang ngang-lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau (có thể dùng tranh động tác vươn thở để minh họa, hoặc làm mẫu cho học sinh).

- Giao cho bạn hướng dẫn và thường xuyên nhắc nhở trong các giờ thể dục của trường .

- Giáo viên quan sát học sinh trong các tuần tiếp theo và trực tiếp hướng dẫn.

 

10

- Bài thể dục phát triển chung.

- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.

- Trò chơi Bỏ khăn.

1. Nội dung nhận xét :

- Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.

- Biết cách điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.

- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết chuyển đội hình vòng tròn và điểm số đúng hướng tuy còn chậm.

- Tham gia trò chơi chưa tích cực. Em cần tích cực tham gia trò chơi.

11

- Đi thường theo nhịp -Trò chơi Bỏ khăn”.

1. Nội dung nhận xét :

- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).

- Biết cách điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.

- Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 -Tham gia trò chơi đúng luật

  - Đi thường theo nhịp còn chậm, chưa nhớ nhịp chân. Em cần quan sát các bạn khi đi theo nhịp, hô nhịp cho học sinh tập đi. 

12

- Đi thường theo nhịp - Trò chơi Nhóm  ba, nhóm bảy.

1. Nội dung nhận xét :

- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).

 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đi thường theo nhịp, đúng nhịp, thực hiện tương đối tốt khi chia tổ tập.

-Tham gia trò chơi hào hứng , chưa đúng luật. hướng dẫn. Em nhắc lại cách chơi cho học sinh 

 

 

MÔN TIẾNG ANH (Lớp 3, tháng 9)

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

- Unit 1: Hello- Lesson 1, Lesson 2

1. Nội dung nhận xét :

- Việc hiểu và vận dụng về từ vựng, cấu trúc.

- Độ thuần thục các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Độ chính xác giữ nhịp bài chantsong

- Tốc độ hoàn thành các hoạt động.

2. Ví dụ về nhận xét :

- Em hiểu được các từ và mẫu câu về chào hỏi và sức khỏe: Hello, Hi, I’m Mai, The girl is Hoa và biết cách vận dụng vào thực tế.

- Kỹ năng nghe tốt; kỹ năng nói cần chú ý ngữ điệu trong câu; viết đúng chính tả các từ mới, đọc cần chú ý trọng âm.

- Em chưa mạnh dạn tham gia hoạt động “Let’s sing”. Đã đọc đúng nhịp bài chant.

- Hoàn thành các hoạt động luyện tập đúng tiến độ.

3. Biện pháp hỗ trợ:

- Tăng cường hoạt động luyện từ và câu (đọc) để cải thiện trọng âm và ngữ điệu.

- Mở các bài hát cho hs nghe lúc ra chơi hoặc đầu giờ để hs quen dần với các bài hát, sẽ mạnh dạn tham gia hơn.

1. Nội dung nhận xét :

- Việc hiểu và vận dụng từ vựng và cấu trúc theo các bài học trong tuần.

- Phát âm đúng các âm trong phần phonic và phát hiện ra các âm đó trong các tiếng.

- Độ chuẩn xác các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Hứng thú tham gia và sự chính xác về phát âm các bài hát.

- Sự chính xác về nhịp các bài chant.

­- Thái độ và kết quả việc tham gia các dự án – Project.

- Tiến độ hoàn thành các hoạt động.

- Sự tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và tinh thần hợp tác nhóm.

2. Ví dụ về nhận xét :

- Em nắm vững các cấu trúc và lượng từ vựng đã học và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.

- Các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tốt. Riêng kỹ năng Nói cần chú ý luyện tập trọng âm, và ngữ điệu.

- Thích tham gia các hoạt động Chant, Song và Project.

- Tự giác hoàn thành các hoạt động học tập đúng thời hạn.

- Đoàn kết và hợp tác tốt với các bạn. Cần mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.

3. Biện pháp hỗ trợ HS chưa hoàn thành:

- Tăng cường các luyện tập về trọng âm và ngữ điệu.

 

2

- Unit 1: Hello - Lesson 3

- Unit 2: What’s your name? - Lesson 1

 

1. Nội dung nhận xét :

- Việc hiểu và vận dụng về từ vựng, cấu trúc.

- Việc đọc và phát hiện ra những tiếng có chứa âm trong phần phonic

- Độ thuần thục các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Sự tích cực tham gia hoạt động Let’s sing, thực hiện tốt bài chant.

- Thái độ tham gia và thực hiện tốt hoạt động project.

- Tốc độ hoàn thành các hoạt động.

2. Ví dụ về nhận xét:

- Nắm vững phần phonic âm bh và có thể phân biệt được những tiếng có chứa âm b h.

- Hiểu và vận dụng tốt các từ và mẫu câu hỏi và trả lời tên và tạm biệt: What’s your name? Bye.

- Đã tham gia tích cực hoạt động Let’s sing 

- Em giữ nhịp bài chant chưa chính xác.

- Em rất thích tham gia phần Project và thực hiện rất tốt.

- Nghe tốt, Nói đã chú ý ngữ điệu, Viết tốt, Đọc đôi khi hay tự thêm các âm s cuối từ.

3. Biện pháp hỗ trợ:

- Tăng cường hoạt động luyện đọc. Cho em thực hành luyện đọc cùng trong nhóm để các bạn cùng sửa lỗi cho nhau.

3

- Unit 2: What’s your name? Lesson 2

Lesson 3

1. Nội dung nhận xét :

- Ghi nhớ và vận dụng các từ vựng và cấu trúc trong bài.

- Việc đọc và phát hiện ra những tiếng có chứa âm trong phần phonic

- Sự phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Độ chuẩn xác của việc đọc bài chant.

- Thái độ và kết quả hoạt động Project

- Tốc độ hoàn thành các hoạt động.

2. Ví dụ về nhận xét:

- Em đã nhớ và vận dụng tốt mẫu câu How do you spell your name?

- Em đọc tốt và phát hiện ra những tiếng chứa âm m, p

- Em đã đánh vần được tên của mình và tên các bạn tuy còn nhầm lẫn một số chữ cái.

- Kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết tốt. Đã chú ý đến trọng âm từ và ngữ điệu câu.

- Em vỗ tay tạo nhịp chưa chính xác bài chant.

- Em không thích tham gia hoạt động nhóm trong phần Project, em cho là quá dễ.

3. Biện pháp hỗ trợ:

- Trong phần project, đưa thêm nội dung How do you spell your name để em và các bạn thực hành. Em vừa luyện thêm được chữ cái vừa không thấy nhiệm vụ quá dễ dàng.

- Hướng dẫn lại phần tạo nhịp bằng tay, chú ý giữ nhịp đều.

4

- Unit 3: This is Tony

Lesson 1

Lesson 2

1. Nội dung nhận xét :

- Ghi nhớ và vận dụng các từ vựng và cấu trúc trong bài.

- Sự phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Thái độ và chất lượng hoạt động Let’s sing, Let’s play

- Tốc độ hoàn thành các hoạt động.

2. Ví dụ về nhận xét

- Em còn nhầm lẫn phần đuôi câu trả lời  Yes, it is/No, it isn’t cho câu hỏi Is that..?

- Em đã thích tham gia hoạt động Let’s sing nhưng chưa thuộc được bài hát.

3. Biện pháp hỗ trợ:

- Tăng cường các bài tập viết sử dụng cấu trúc Is that…? trước, sau đó luyện nói để học sinh nắm chắc trước khi nói ra sẽ tự tin hơn.

- Bài hát dài nên có thể chia đôi, một nửa học tiếp vào buổi sau.

 


I.2. Đánh giá thường xuyên hình thành, phát triển năng lực học sinh

TT

Năng lực

        Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

Tự phục vụ, tự quản

 

1. Nội dung nhận xét:

Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản: vệ sinh thân thể, ăn, mặc; chuẩn bị đồ dùng học tập; bố trí thời gian theo yêu cầu của giáo viên, nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt; thực hiện nội quy, quy định.  

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em đã bắt nhịp tốt với việc bắt đầu năm học mới: ăn mặc gọn gàng, sách vở, dụng cụ học tập chuẩn bị chu đáo.

- Em vẫn chưa quen với việc phải đi học trở lại nên còn ăn mặc chưa gọn gàng. Em nên nhờ cha mẹ gọi dậy sớm hơn, trước khi đi học đi gương để chỉnh trang lại một chút trước khi đến lớp.

1. Nội dung nhận xét:

  Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực:

- Vệ sinh, ăn mặc; chuẩn bị đồ dùng học tập bố trí thời gian theo yêu cầu của giáo viên, nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt; thực hiện nội quy, quy định.  

- Mạnh dạn hay rụt rè e ngại; diễn đạt, sử dụng ngôn từ khi giao tiếp; cách ứng xử và thể hiện qua nét mặt, cử chỉ lời nói.

- Sự tự lực khi có công việc được giao; có thể tự học hay cần sự giúp đỡ để có thể tự học; có thể tự thực hiện được nhiệm vụ học tập hay không; có tự đánh giá và báo cáo được kết quả khi được yêu cầu; có tự tìm cách được hỗ trợ khi gặp công việc khó; vận dụng những điều đã học trong học tập cuộc sống; phát hiện và giải quyết các tính huống trong học tập, cuộc sống. 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em ham tìm tòi, hòa đồng với các bạn rất tốt, mạnh dạn, tự tin và đúng mực.

- Tuy đã mạnh dạn hơn song em vẫn còn hay xấu hổ trước bạn bè. Cần cho em cơ hội phát biểu xây dựng bài nhiều hơn.

2

Giao tiếp, hợp tác

 

1. Nội dung nhận xét:

   Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn hay rụt rè e ngại; diễn đạt, sử dụng ngôn từ khi giao tiếp; cách ứng xử và thể hiện qua nét mặt, cử chỉ lời nói. 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em rất cởi mở, thân thiện với bạn bè, biết cách giao tiếp và hợp tác với các bạn mới.

- Em còn rụt rè và rất lúng túng khi nói chuyện với cô giáo mới. Em hãy mạnh dạn và bình tĩnh hỏi cô những điều em còn chưa rõ. Cô sẽ rất vui để giúp em.

3

Tự học và giải quyết vấn đề

1. Nội dung nhận xét:

    Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề: sự tự lực khi có công việc được giao; có thể tự học hay cần sự giúp đỡ để có thể tự học; có thể tự thực hiện được nhiệm vụ học tập hay không; có tự đánh giá và báo cáo được kết quả khi được yêu cầu; có tự tìm cách được hỗ trợ khi gặp công việc khó; vận dụng những điều đã học trong học tập cuộc sống; phát hiện và giải quyết các tính huống trong học tập, cuộc sống 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Em rất tự lực trong học tập, cùng một số bạn khác tìm tòi lời giải các toán hay trên Toán Tuổi thơ 1.

- Khi tự học gặp vấn đề chưa biết em không nói ra. Em hãy trao đổi với bạn hoặc cô giáo nhé.

 

I.3. Đánh giá thường xuyên hình thành, phát triển phẩm chất học sinh

TT

Nội dung

        Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục.

 

1. Nội dung nhận xét:

     Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục: Ý thức trong việc đi học; trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục  làm việc nhà; tham gia hoạt động, phong trào học tập, lao động, hoạt động nghệ thuật, thể thao; tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

     - Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Chưa tích cực trao đổi bài với bạn. Em cần trao đổi bài với bạn nhiều hơn.

1. Nội dung nhận xét:

Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển một số phẩm chất:

- Ý thức trong việc đi học; trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục; làm việc nhà; tham gia hoạt động, phong trào học tập, lao động, hoạt động nghệ thuật, thể thao; tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng.

- Việc thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; trách nhiệm về việc làm của mình.

- Sự trung thực, giữ lời hứa; thực hiện quy định về học tập;  bảo vệ của công; giúp đỡ, ý thức đối với bạn, người lao động và người khác.

- Chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; ý thức đối với người lớn, thầy giáo, cô giáo, bạn, người thân trong gia đình, nhà trường và quê hương; tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Tích cực học tập; tự tin khi trình bày ý kiến; trung thực; đoàn kết; biết quan tâm giúp đỡ mọi người.

- Còn vứt rác bừa bãi. Nhắc nhở thường xuyên HS về ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường. lớp.

2

Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.

 

1. Nội dung nhận xét:

     Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển phẩm chất tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; trách nhiệm về việc làm của mình.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; dám nhận lỗi khi làm sai.

- Chưa mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân. Em rất tiến bộ khi trình bày ý kiến của mình rồi đấy. Cố gắng lên em nhé.

3

Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.

1. Nội dung nhận xét:

Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển phẩm chất trung thực, kỉ luật, đoàn kết: Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm trung thực, kỉ luật, đoàn kết: Sự trung thực, giữ lời hứa; thực hiện quy định về học tập;  bảo vệ của công; giúp đỡ, ý thức đối với bạn, người lao động và người khác.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn.

- Chưa giữ được lời hứa với bạn. Lần sau em cố gắng thực hiện lời hứa của mình với bạn nhé.

4         

Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

 

 

1. Nội dung nhận xét:

Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển phẩm chất yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: Chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; ý thức đối với người lớn, thầy giáo, cô giáo, bạn, người thân trong gia đình, nhà trường và quê hương; tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết kính trọng người lớn, yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

- Em giữ gìn bàn ghế sạch hơn, đừng vứt rác ra lớp nữa nhé.

 

 


1

 

nguon VI OLET