Tuyển tập những bài văn tả cây cối ( tiểu học )


“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.
( Tả cây phượng vĩ - H/S )




Trước nhà nội có cây mít thật to, nội trồng nó khi nào hay nó tự mọc lên tôi cũng chẳng biết. Nhưng có lẽ nội trồng thì đúng hơn, vì nó nằm ngay hàng thẳng lối với mấy cây còn lại. Dãy mít trước nhà nội non mươi gốc, tôi không nhớ chính xác nữa. Cây mít to ấy nằm ở cuối hàng. Cạnh đó còn có một cây ổi sẻ, cây bình bát với cây lêkima.

Hồi còn nhỏ, mấy anh em tôi hay ra gốc mít chơi. Tôi không biết vì sao mình lại hay chơi dưới gốc cây mít ấy, một gốc cây còn hằng lên những vết đạn chiến tranh. Và cả thảy mấy anh em đều ùa ra cây mít đó mỗi khi chơi trò. Anh hai Tí chuột, con Út và thằng Hải nhà cô Năm, con Linh lùn nhà cô Bảy đều khoái tung tăng dưới cây mít đó. Cây mít già cằn cỗi, gốc nó to đùng, ba bốn đứa ôm không hết. Rễ nổi ngồn ngộn lên trên mặt đất. Thân nó xù xì lốm đốm trắng trông như những đám mây bồng bềnh lơ lững trên bầu trời xanh. Gần dưới gốc có chỗ bị sâu ăn, da nó khô nức nẻ sần sùi. Ấy vậy mà tán lá mỗi mùa đều xum xuê mát rượi. Cành cây thấp đến nỗi con Linh lùn tịt cũng trèo lên được. Chỉ cần nắm một trong những cái cành nhỏ của nó, lấy trớn, nhảy một cái là tót lên được. Ranh giới trên cây mít được chia rạch ròi. Tí chuột là anh lớn, con cậu Hai nên anh ra vẻ là một “đại ca”. Anh chia mỗi đứa một nhánh mít. Lên cây là phải ngồi đúng “nơi quy định”. Anh lớn nên anh tự “chia” cho mình nhánh cây cao nhất. Như sợ chúng tôi phân bì, anh phân bua: -“Tụi bây còn nhỏ, trèo cao té chết queo!”. Mấy đứa còn lại mỗi đứa một nhánh dưới thấp. Đấy là nơi ngồi “hội họp” trước khi chơi trò. Nếu chơi “năm mười” thì khỏi chia đội. Cả bọn chọn cây mít này làm chủ. Đứa nào chăng thì úp mặt vào gốc mít chủ mà đếm năm, mười, mười lăm… cho đến một trăm. Mấy đứa còn lại túa ra chạy trốn, nấp dưới cây rơm gần đó, hoặc gốc mít khác, cây lêkima, hay phía bên kia cây ổi... chờ cho đứa chăng rời khỏi cây chủ đi tìm kiếm mọi người thì mình ùa ra, chạy đến và “binh binh” vào gốc mít để
nguon VI OLET