nguyễn xuân trường - đào hữu hậu










Thiết kế
bài dạy lịch sử
lớp 8












Phần I
Lịch sử thế giới cận đại
( Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917 )

Chương I
Thời kỳ xác lập của chủ nghĩa tư bản
(Từ thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX)

Bài 1
Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
i. mục tiêu bài học
Thông qua tiết dạy, giúp học sinh những vấn đề sau :
1.Kiến thức
- Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội cuối thời trung đại, là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên , là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu (phong kiến).
- Nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Hà Lan, Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ (Hoa Kỳ).
- Các khái niệm "cách mạng tư sản", "chế độ cộng hoà", "chế độ quân chủ lập hiến", "quý tộc mới"...
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giúp các em nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.
- Đồng thời giúp các em nhận thức rõ nét cách mạng tư sản đã làm thay đổi bộ mặt xã hội và có những mặt tiến bộ, song nó chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột đối với người dân lao động.Chứ không thủ tiêu chế độ áp bức, bóc lột
3. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ và tìm hiểu, khám phá các bức tranh được in trong sách giáo khoa cũng như sưu tầm tranh ảnh, giải thích...
- Biết phân tích, so sánh giữa các sự kiện, nắm chắc nội dung các khái niệm...
ii. Phương tiện dạy học
- Bản đồ thế giới để xác định vị trí của các nước Hà lan, Anh, Hợp chủng quốc châu Mỹ. Phóng to các lược đồ trong SGK.
- GV có thể thêm một số tài liệu tham khảo như :
+ Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường ,NXB Giáo dục 1999.
+ Nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá thế giới, NXB Giáo dục,1996
+ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy và học theo SGK lịch sử lớp 8 tập 1, Vụ Trung học phổ thông - Bộ GD&ĐT, 1991

iii. tiến trình tổ chức dạy học
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ
Đây là bài học đầu tiên ở chương trình lớp 8 nên giáo viên có thể dùng thời gian kiểm tra bài cũ để giới thiệu sơ lược chương trình lịch sử lớp 8 mà các em sẽ được học để tạo ra một cách nhìn tổng thể của chương trình cho các em.
2.Giảng bài mới
*Mở bài
Từ thời hậu kỳ trung đại trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển của một nền sản xuất mới ra đời, nền sản xuất mới đó đã làm mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động và chính nó đã dẫn đến những cuộc cách mạng sẽ nổ ra. Cách mạng tư sản , là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu (phong kiến). Đó chính là nội dung tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu .
*Nội dung bài mới
Công việc của thày
Công việc của trò

I.sự biến đổi trong kinh tế, xã hội tây âu thế kỷ xv-xvii. cách mạng hà lan thế kỷ xvi
Mục I. Một nền sản xuất mới ra đời
Hoạt động 1.
* Yêu cầu mức độ kiến thức cần đạt.
HS cần nắm được những biểu hiện mới về kinh tế ở Tây Âu trong thế kỷ XV - XVII.
* Tổ chức thực hiện
+ GV treo bản đồ thế giới lên bảng : Giới thiệu vị trí các nước nằm trong khu vực được gọi là Tây Âu (sau đó thu ngay lại không treo suốt tiết học)
+ GV nêu vấn đề : nền sản xuất mới được ra đời trong điều kiện lịch sử nào? Những hiện tượng, sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa phát triển.
Hướng trả lời : - Trong điều kiện chế độ phong kiến đã bị suy yếu và bị chính quyền phong kiến kìm hãm....
- Vào thế kỷ XV, ở Tây Âu xuất hiện các xưởng
nguon VI OLET