Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Chương III: PHÂN SỐ
§1. §2. MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ. PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được khái niệm về phân số với tử và mẫu số là các số nguyên, biết được thế nào là hai phân số bằng nhau
2. Kỹ năng: Viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên. Viết được số nguyên dưới dạng phân số với mẫu là 1. Nhận biết được các phân số bằng nhau và không bằng nhau
3. Thái độ: Tích cực học tập trong bộ môn.
4. Hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; NL hợp tác, giao tiếp. ngôn ngữ; NL tư duy
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực viết được phân số. tìm các phân số bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)

Khái niệm phân số
Biết khái niệm phân số
Biết cách viết phân số. Tìm được các phân số
Lấy được ví dụ về phân số. Xác định được tử số và mẫu số.
Viết được số nguyên dưới dạng phân số.

Phân số bằng nhau
Biết khái niệm hai phân số bằng nhau
Biết cách kiểm tra hai phân số bằng nhau.
Tìm được các ph.số bằng nhau. Tìm số chưa biết từ hai ph.số bằng nhau.
-Giải thích được vì sao hai phân số bằng nhau mà không cần dùng đ.n

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Bước đầu giới thiệu cho Hs về việc mở rộng khái niệm phân số
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Thước thẳng
(5) Sản phẩm: Phân số có tử và mẫu là những số nguyên
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs

ĐVĐ: Ở bậc tiểu học, các em đã học phân số với tử và mẫu đều là số tự nhiên, mẫu khác 0. Vậy nếu tử và mẫu là số nguyên, ví dụ:  có phải là phân số không ?
Hs nêu dự đoán

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2. Khái niệm phân số
(1) Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm phân số, xác định được phân số
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ
(5) Sản phẩm: Khái niệm phân số, đọc và viết phân số
*NLHT: NL ngôn ngữ; NL tự học; NL tư duy. NL đọc và viết phân số
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG

GV giao nhiệm vụ học tập.
+ Hãy cho biết phân số dùng để biểu thị phép toán nào?
GV: Phân số  là thương của phép chia 3 chia cho 4.
+ Tương tự: (-3) chia cho 4 thì thương là bao nhiêu ?
+  là thương của phép chia nào?
GV: Khẳng định:;; đều là các phân số. Vậy thế nào là một phân số?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1. Khái niệm phân số
a/ Khái niệm:
- Ta có phân số  là thương của phép chia 3 cho 4
Ta gọi  là phân số được coi là kết quả của phép chia -3 cho 4.
Tổng quát:
Phân số có dạng 
Khi đó: a gọi là tử số( tử)
b gọi là mẫu số(mẫu)


GV giao nhiệm vụ học tập.
+ GV lấy vài ví dụ về phân số
+ Làm ? 2
nguon VI OLET