CHỊ EM THÚY KIỀU
I. Mở bài
- Nhắc đến Nguyễn Du ta không thể không không nhớ Truyện Kiều -> kiệt tác của văn học Việt Nam.
- Truyện là tiếng lòng đầy yêu thương và trân trọng của tác giả đối với Thúy Kiều.
- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là bức chân dung về tài, sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân.
II. Thân bài
1. Bốn câu đều: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
- Xuất thân gia đình bậc trung -> Kiều và Văn có cuộc sống bình thường như bao người khác.
- “Tố nga”: người con đẹp -> Từ ngữ trang trọng, cổ điển -> thái độ yêu quý trân trọng của tác giả.
- Để làm bật nổi vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân -> đưa lời nhận xét mang tính lí tưởng hóa:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
+ Hình ảnh ước lệ, nghệ thuật đối -> vẻ thanh tao, duyên dáng: vóc dáng mảnh mai, tao nhã, tâm hồn trong trắng.
+ Lời nhận định “mười phân vẹn mười” -> khẳng định vẻ đẹp hài hòa, toàn mĩ cả về thể chất lẫn tâm hồn, dung nhan và đức hạnh.
=> Bốn câu thơ ngắm nhưng là những nét vẽ thần tình về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân > cái “nền” để dẫn dắt người đọc đến vẻ đẹp riêng của từng người.
3. Bốn câu kế tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
- Nét nổi bật: đẹp cao sang, quý phái -> “trang trọng khác vời”.
- Hình ảnh ước lệ, nghệ thuật liệt kê, nhân hóa -> cụ thể hóa vẻ đẹp Thúy Vân qua từng đường nét trên khuôn mặt , giọng nói, tiếng cười, mái tóc, làn da:
+ Khuôn mặt sáng như trăng rắm, đầy đặn, phúc hậu, đôi mày sắc nét như ngài.
+ Miệng cười tươi như hoa, lời nói trong và ngọt mềm thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, tóc mượt mà, óng ả hơn mây, da trắng mịn màng hơn màu tuyết -> biểu hiện tính cách đoan trang thùy mị.
=> Thúy Vân tuy đẹp nhưng không sắc sảo -> dự bào tương lai êm đềm, bình lặng, suôn sẻ.
3. Câu 9-20: Bức chân dung Thúy Kiều tài, sắc vẹn toàn
- Số câu thơ tả Kiều nhiều hơn tả Vân, tả Vân trước tả Kiều sau -> nghệ thuật đòn bẩy -> dụng ý: mượn Thúy Vân làm nền nổi bật bức chân dung của Thúy Kiều.
+ Hai câu đầu, tác giả đặt Kiều trong thế đối sánh với Vân:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
+ Câu đầu khái quát đặc điểm nhân vật sắc sảo về trí tuệ có chiều sâu về tâm hồn
+ Từ “càng” đặt trước từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” -> khẳng định sự nổi trội của Kiều: Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn, tài hoa hơn.
- Sắc đẹp của Kiều được miêu tả sinh động qua những hình ảnh tượng trưng, ước lệ:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
+ Đôi mắt long lanh, trong sáng long lanh như làn nước mùa thu, đôi mày thanh tú, đầy sức sống như nét núi mùa xuân -> Vẻ đẹp hội tụ ở đôi mắt -> cửa sổ tâm hồn -> qua đôi mắt, ta cảm nhận được sự tinh anh của tâm hôn, trí tuệ.
+ Cách nói nhân hóa “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” -> vẻ đẹp của Kiều vượt hơn cả thiên nhiên đến nỗi hoa phải ghen ghét, liễu phải đố kị.
+ Điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” -> cực tả vẻ đẹp của Kiều -> giai nhân tuyệt sắc, có sức say dắm lòng người.
- Kiều còn là cô gái tài hoa:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lào bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bãc mệnh lại càng não nhân”
+ Thông minh là điểm trời phú “vốn sẳn tính trời”
+ Tài năng đạt đến mức lí tưởng, thông thạo cầm kỳ, thi họa.
+ Nổi bậc hơn cả: Đánh đàn -> Câu “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” -> khẳng định tài năng đánh đàn xuất chúng của Kiều.
-> Soạn riêng khúc nhạc “Bạc mệnh” làm tê tài lòng
nguon VI OLET