TỰ LUYỆN HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
CHỦ ĐỀ 1 : THƠ
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : Viết thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ và nội dung chính bài “Đi đường” (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh .
Câu 2 : Viết thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ và nội dung chính bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt ) của Hồ Chí Minh .
Câu 3 : Nội dung bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên nói lên vấn đề gì ?
Câu 4 : Nêu nội dung bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ ?
Câu 5 : Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ?
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Trong bài thơ “ Khi con tu hú” tác giả thể hiện tâm trạng gì ?
Câu 2 : Bài thơ “Tức cảnh Pác bó” thuộc thể thơ gì ? Kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em biết ?
Câu 3 : Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (trích bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh) dùng nghệ thuật gì ?
Câu 4 : Qua bài thơ “Nhớ rừng”, mượn lời con hổ ở vườn bách thú, Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì ? Đó cùng là tâm sự của ai ?
Câu 5 : Tâm trạng Bác hồ những ngày ở hang Pác bó được thể hiện như thế nào qua bài “Tức cảnh Pác bó” ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” .
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Hãy chép lại 4 câu thơ (trong các bài thơ mới) mà em thích nhất ? Vì sao em thích ?
Câu 2 : Em hiểu gì về bút pháp lãng mạn mà các nhà thơ thường sử dụng ?
Câu 3 : Theo em, bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật và nội dung gì sâu sắc ?
Câu 4 : Theo em bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
Câu 5 : Phân tích tâm trạng người tù cách mạng qua bài thơ “Ngắm trăng”. tại sao nói “ Ngắm trăng là cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác ?
IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Qua bài “Tức cảnh Pác bó” ta thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài “Côn sơn ca”. Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 : Qua bài thơ “Ông đồ”, em hãy phân tích cái hay của câu thơ
- “ Giấy đỏ ………..nghiên sầu”
- “ Lá vàng ………..Mưa bụi bay”
Câu 3 : Em hãy phân tích tâm trạng của người tù ở bốn câu thơ cuối của bài “Khi con tu hú” (chú ý cách ngắt nhịp và cách dùng từ ngữ ) ?
Câu 4 : Viết thuộc lòng phần dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ
CHỦ ĐỀ 2 : VĂN NGHỊ LUẬN
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : “Hịch tướng sĩ” nội dung phản ánh điều gì ?
Câu 2 : Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết theo thể loại nào ? Nhằm mục đích gì ?
Câu 3 : Thế nào là thể chiếu ?
Câu 4 : Thế nào là thể hịch ?
Câu 5 : Em hãy kể tên các phần trong văn bản : “Thuế máu” ?
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Theo Lý Công Uẩn, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm gì ?
Câu 2 : Trong văn bản “ Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đưa ra quan điểm và phương pháp học tập như thế nào ?
Câu 3 : Nêu nghệ thuật lập luận trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
Câu 4 : Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ .
Câu 5 : Khái quát bằng sơ đồ lập luận của đoạn văn “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp ?
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Qua văn bản “ Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi), hãy cho biết vì sao tác phẩm : “Bình Ngô Đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập ?
Câu 2 : Qua văn bản “Hịch tướng sĩ”, em hãy phân tích lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Túân qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng của mình.
Câu 3 : Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào qua văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 4 : Giữa
nguon VI OLET