I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm để chỉ sự:
- Tác động
- ràng buộc
- Qui định
- Chuyễn hóa
Của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Sự liên hệ biểu hiện ở 3 mặt:
- Giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng
- Giữa các sự vật khác với nhau
- Giữa các sự vật với môi trường.

2. Các tinh chất của mối liên hệ
a./ Tính khách quan:
- Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Mối liên hệ tồn tại bên ngoài ý thức con người
b./ Tính phổ biến
- Không có Sự vật hiện tượng nào không có mối liên hệ bởi vì chúng tồn tại trong 1 chỉnh thể thống nhất.
- Mối liên hệ tồn tại trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
c./ Tính đa dạng:
- Xuất phát từ tính đa dạng thế giới vật chất dẫn đến mối liên hệ đa dạng, biểu hiện ở:
* Liên hệ trong không gian ( cùng 1 thời điểm diễn ra nhiều sự kiện)
* Liên hệ trong thời gian ( là sự liên hệ kế tiếp nhau của các sự kiện )
* Liên hệ bên trong ( là mối liên hệ xảy ra bên trong sự vật hiện tượng.)
* Liên hệ bên ngoài (là mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác)
* Liên hệ cơ bản
* Liên hệ không cơ bản.
- Mỗi kiểu mối liên hệ có vị trí vai trò và đặc điểm riêng của nó.
3. Ý nghĩa, phương pháp luận
a. Ý nghĩa:
* Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ và khâu trung gian.
Mác nói: “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.”
* Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét 1 sự vật hiện tượng nào đó, 1 con người nào đó, phải gắn với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
* Chống lại cách xem xét cào bằng, phiến diện ngụy biện.

II. Nguyên lý về sự phát triển:
1. Những quan niệm khác nhau về sự phát triển:
1.1. Quan niệm siêu hình:
+ Phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất.
+ Phát triển như là 1 quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co thăng trầm phức tạp.

1.2 Quan niệm biện chứng:
+ Phát triển là 1 quá trình tiến lên từ thấp đến cao, quá trình đó vừa dần dần, vừa nhảy vọt, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Phát triển là quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến thay đỏi về chất diễn ra theo đường xoáy ốc.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật ( mâu thuẫn bên trong )
+ Phát triển không bao hàm mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát sự vận động đi lên cái mới thay thế cái cũ.
+ Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực.
- Giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố làm nảy sinh các hợp chất phức tạp, xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu.
- Giới hữu cơ thể hiện ở khả năng thích nghi.
- Vấn đề xã hội: sự phát triển của tư duy thể hiện khả năng con người làm chủ thế giới.
2. Tính chất của sự phát triển:
a. Tính khách quan:
Phát triển là thuộc tính vốn có của sự vật.
b. Tính phổ biến:
Phát triển diễn ra ở cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Tính đa dạng:
- Mỗi sự vật hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau .
- Quá trình phát triển chịu sự tác động khác nhau có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải có quan điểm phát triển khi xem xét đánh giá các hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động, sự biến đổi.
+ Phải nhìn thấy cái mới, xu thế tất yếu của sự phát triển có thái độ ủng hộ cái mới tạo điều kiện cho cái mới ra đời.
+ Quan điểm phát triển là cơ sở và niềm tin cho thái độ lạc quan khoa học của người cách mạng.
+ Cần chống lại quan điểm nóng vội duy ý chí muốn xóa bỏ cái cũ khi
nguon VI OLET