PTNN
(Văn học)
Thơ: “Chiếc bóng”.
- TCTV: "Chiếc Bóng, tác giả, Phạm Thanh Quang"

- Thông qua bài thơ trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ "Chiếc bóng"
- Thông qua bài thơ trẻ đọc thơ diễn cảm, rõ lời, thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, sắc thái theo lời thơ. Tăng cường tiếng việt cho trẻ qua từ: "Chiếc Bóng, tác giả, Phạm Thanh Quang "
- Thông qua hoạt động trẻ có lòng thương người, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn..
- Chuyên đề: Phòng tránh những nguy cơ không an toàn.

*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Lớp hát bài: “Tay thơm tay ngoan”
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Đôi bàn tay giúp ích gì cho chúng ta?
 + Vậy để bảo vệ đôi tay của mình thì các con phải làm gì?
À các con phải rửa tay thường xuyên bằng xà bông khi tay bị giơ và không nghịch đất các nếu không thì các con sẽ mắc bệnh tay chân miệng đấy, không chỉ vệ sinh đôi tay không. Ngoài ra các con còn phải biết giữ gìn thân thể của mình sạch sẽ nữa nhé!
- Hôm nay cô có biết đến 1 bài thơ nói về một bạn nhỏ muốn dùng chiếc bóng của mình để giúp đỡ người khác đó là bài thơ  “Chiếc Bóng” của Tác giả “ Phạm Thanh Quang” để biết nội dung bài thơ đó như thế nào thì các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé!
* Cô phát âm từ "Chiếc Bóng, tác giả, Phạm Thanh Quang" 3l
* Trẻ phát âm chính xác từ: "Chiếc Bóng, tác giả, Phạm Thanh Quang" 3l
*Hoạt động 2: Bé cùng nghe
* Lần 1: Cô đọc diễn cảm, cử chỉ, điệu bộ
 + Nội dung: nói về 1 bạn nhỏ rất thương đàn kiến vào giữa trưa hè nắng nóng thấy đàn kiến đang xây tổ, bạn nhỏ liền lấy chiếc bóng của mình để che cho đàn kiến nhưng đến lúc bản nhỏ đi thì chiếc bóng cũng đi theo bạn nhỏ đã cho là chiếc bóng rất xấu
* Lần 2: Cô đọc + tranh minh họa.
* Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn, diễn giải
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì của tác giả nào?
- Giữa trưa hè bạn nhỏ đã đi đến đâu?
- Bạn nhỏ đã gặp ai?
- Thấy đàn kiến đang làm gì? Bạn nhỏ đã nói gì?
- Được thể hiện qua câu thơ nào?
“Ơ kia…………..thành hàng”
- Bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm  của mình với đàn kiến này như thế nào?
- Được thể hiện qua câu thơ nào?
“ Bé thương…………âm thầm”
- Cuối cùng bạn nhỏ đã từ biệt đàn kiến đi đâu?
- Trước khi đi về bạn nhỏ có ý định gì?
- Bạn nhỏ đã trách chiếc bóng như thế nào? Được thể hiện qua câu thơ nào?
“Bé đi………mặt nhìn”
- Cô mời lớp cùng đọc bài thơ theo cô (tổ, nhóm ,cá nhân) cô chú ý sửa sai cho trẻ
Giáo dục: Qua bài thơ này các con phải biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn và luôn có lòng yêu thương mọi người các con nhé!
* Hoạt động 4: "Bé cùng chơi"
Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi nhé!
 - Trò chơi: “Đội nào nhanh”
+ Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng chạy lên lấy hình mà có nhắc tới trong bài thơ và chạy về cuối hàng bạn tiếp theo chạy lên và thực hiện như bạn đầu hàng đội nào nhanh và đúng thì đội đó được cô khen
  + Cho trẻ chơi 2-3 lần
  + Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương cả lớp

nguon VI OLET