Giáo án dự thi : giáo viên dạy giỏi huyện
(năm học 2010 – 2011)

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ :
Môn Âm :
Dạy hát và vận động : Đường em đi
- Nghe hát : Bạn ơi có biết
- Trò chơi âm nhạc : Ai nhanh nhất

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát thuộc, đúng giai điệu và hiểu nội dung bài hát “ Đường em đi”.
- Trẻ biết vận động theo nhịp bài hát “ Đường em đi”
- Trẻ hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài “ Bạn ơi có biết”
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng hát rõ lời và đúng giai điệu.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng vận động theo nhịp bài hát.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết một số quy định giao thông .
II. Chuẩn bị:
- Chiếu cho trẻ ngồi.
- 5 – 6 cái vòng
- Đàn ghi sẵn bài hát “ Đường em đi” và “ Bạn ơi có biết”
- Xắc xô, phách ...
* Nội dung tích hợp : Bài thơ “ Khi đi ra đường”, MTXQ : Một số luật lệ giao thông.
III. Tiến Hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1 : Dạy hát và vận động bài “ Đường em đi”.
* Gây hứng thú và giới thiệu bài.
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ Khi đi ra đường”
“ Khi đi ra đường
Nhớ lời cô dặn
Không đùa không chạy
Đi ở vỉa hè
Kẻo lỡ gặp xe
Thì không tránh kịp”
Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
Cô giáo đã dạy các con những gì nào?
Các con ạ bài thơ giáo dục chúng mình khi đi ra đường thì đi đúng phần đường của mình luôn luôn đi bên phía tay phải . Khi các con đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, không được nô đùa trên đường. Chú Tường Vân cũng đã sáng tác bài thơ nói về điều này và đã được nhạc sỹ Ngô Quốc Tính phổ nhạc rất hay. Đó là bài hát gì vậy các con?
* Cô hát mẫu:
- Cô hát 1 lần theo đàn và kết hợp làm điệu bộ.
- Cô vừa hát bài hát gì ? Bài hát do ai sáng tác ?
+ Giảng nội dung :
Đường em đi là đường bên nào ?
Đường em đi là đường bên phía tay phải của mình còn đường bên tay trái thì các con không đi kẻo bị xe cộ va vào. Và các con không được chơi ngoài đường sẽ rất nguy hiểm nhớ chưa nào.
* Cô dạy trẻ hát và vận động.
- Cả lớp hát cùng cô1 - 2 lần
- Bài hát sẽ hay và sinh động nếu kết hợp vận động.
- Cô hát và vận động cho trẻ xem.
- Cho cả lớp hát và vận động 2 lần.
- Cho nhóm bạn nam hát và nhóm bạn nữ vận động, sau đó nhóm bạn nữ hát còn nhóm bạn nam vận động.
- Một tổ hát, Một tổ vỗ tay theo nhịp bài hát.
- Cho trẻ há
nguon VI OLET