CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm trường MN Hoa Hồng

TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1
 Nguyễn Thị Yến
01/7/1990
Trường MN Hoa Hồng
Giáo viên
Đại học
100%


1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng:
- Một số biện pháp kích thích trẻ 4 tuổi hoạt động tốt trong giờ học vẽ
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển thẩm mĩ
2. Nội dung:
a/ Giải pháp cũ thường làm
- Chi tiết giải pháp cũ: Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. (Hình minh họa 1)
Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, xé dán, cắt, phối màu … ). Đặc biệt trong giờ học vẽ, trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô …nhưng mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút … , những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1. Xuất phát từ đặc điểm trên chúng tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ theo ý của riêng cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy sản phẩm trẻ làm ra mới là một tác phẩm nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình có nhiều nội dung, song hiểu rõ được tầm quan trọng của việc hình thành cho trẻ một số tố chất và thói quen tốt qua giờ học vẽ, chúng tôi đã suy nghĩ tìm ra “Một số biện pháp kích thích trẻ 4 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học vẽ” mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: “ Học bằng chơi, chơi mà học”
- Ưu, nhược điểm:
- Lớp được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng học tập của các cháu. Lớp học rộng rãi, thoáng mát. Giáo viên có trình độ chuyên môn, nắm vững kỹ năng dạy tạo hình. Bản thân chúng tôi được giao nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp. 40% trẻ có khả năng tạo hình. 60% số trẻ yếu về kỹ năng vẽ, nhiều bài vẽ chưa đạt yêu cầu, sự sáng tạo và thể hiện bố cục bức tranh còn yếu,chưa biết phối hợp các mảng mầu,khả năng nhận xét tranh của trẻ kém. Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học vẽ. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ. Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học vẽ của trẻ, song phương pháp dạy trẻ vẽ chưa đúng phương pháp như : Cầm tay trẻ vẽ, vẽ sẵn cho trẻ tô mầu …
b/ Phương pháp mới cải tiến:
Bản chất của giải pháp mới:
Khảo sát kỹ năng vẽ của trẻ: Ngay từ đầu năm học, chúng tôi tiến hành khảo sát phân loại kỹ năng vẽ của trẻ - 70% trẻ không biết cách nhận xét sản phẩm - 45 % trẻ không tập trung chú ý trong giờ học
Qua khảo sát, chúng tôi thấy kỹ năng vẽ của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ kỹ năng còn yếu và trung bình. Vậy để nâng cao kỹ năng vẽ của trẻ, trong giờ học chúng tôi luôn quan tâm đến các cháu vẽ trung bình, yếu nhiều hơn bằng gợi ý từng bước. Động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ.
Để hình thành kỹ năng vẽ cho trẻ yếu, chúng tôi lên kế hoạch rèn trẻ vào một buổi
nguon VI OLET