PHONG CÁCH HỌC TỐT

 

 

KINH NGHIỆM, PHONG CÁCH HỌC TOÁN

CHO CÁC EM HỌC SINH THAM KHẢO

 

Các bạn học sinh thân mến! Chắc chắn rằng bạn nào cũng mong muốn mình có một kết quả học tập tốt nhất. Tuy nhiên để có được thành tích học tập tốt nhất, hòn toàn phụ thuộc vào phong cách học tập của mỗi chúng ta đó. Phong cách học tập tốt tôi nói ở đây có thể bao gồm ý thức, thái độ, tinh thần, nghị lực quyết tâm học tập cộng với một phưpưng pháp học tập hợp lý, khoa học. Các bạn đừng bao giờ cũng nghĩ rằng môn toán là quá khó hoặc mình không được thông minh mà phải có suy nghĩ thật đúng đắn hơn, thực tế cho thấy các bạn cùng lứa tuổi chỉ số IQ tương đối gần nhau, mặt khác các bạn phải cần cù bởi lẻ cần cù bù thông minh mà.

 

Để có được kết quả học tập tốt nhất, trước hết các bạn hãy học hỏi những gương điển hình học tốt trong các bạn chúng ta, đồng thời phải thấy được, rút ra được những kinh nghiệm từ các nguyên nhân dẫn đến mình học còn yếu kém. Theo thầy trước hết phải khắc phục những nguyên nhân cơ bản nhất đó là :

- Không hoặc ít tập trung trong giờ học, tức thời gian không có ích chiếm quá nhiều trong giờ học

- Ngại khó đối với môn toán, biểu hiện là dành quá ít thời gian cho bộ môn này, không chịu khó làm bài tập và  ngại xem nhiều sách tham khảo

- Phương pháp học tập đối với bộ môn chưa được tốt, chưa phù hợp, chưa khoa học

- Phải xác định được tư tưởng, ý nghĩa đúng đắn của việc học tập, động cơ, mục đích của học tập, biết nghỉ đến công lao của cha mẹ, thầy cô và công sức bỏ ra của chính bản thân của các em.

 

Các em có thể nắm được những việc làm cụ thể như sau :

  1. Về dụng cụ học tập :

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết như : Compa, êke, các loại thước như thước thẳng, thước đo góc, MTCT,... Sử dụng đúng thời điểm, đúng mục đích.

  1. Về sách vở :

Chuẩn bị đầy đủ SGK, sách bài tập, sách tham khảo ( Có lựa chọn, tham khảo ý kiến của cha mẹ, thầy cô giáo khi mua), các đề cương, đề kiểm tra tham khảo,  bảng tóm tắt kiến thức, số tay toán lý ghi chép các công thức, các kiến thức trọng tâm, những điều cần lưu ý, các phương pháp giải các dạng toán, các bài làm mẫu, có đày đủ vở ghi chép lý thuyết, vở bài tập riêng, chuẩn bị nhiều tập nháp để sử dụng thường xuyên...

  1. Học trên lớp:

-Tận dụng tối đa thời gian trên lớp, không để lãng phí thời gian, không để mọi tác động dù nhỏ từ bên ngoài lớp học hoặc tiếng ồn của các bạn lười học chi phối đến việc tập trung tiếp thu kiến thức của mình, rèn luyện thói quen bỏ ngoài tai những tác động không tốt, ảnh hưởng đến giờ học, tránh tuyệt đối sự buồn ngủ và những suy nghĩ mông lung khác mà phải tập trung cao độ vào nồi dung bài học và bài giảng của thầy.

- Vừa nghe vừa liên hệ với kiến thức cũ, kết hợp hài hoà, phù hợ giữa nghe gaỉng, ghi bài và tìm hiểu kiến thức, xác định điều gì là quan trọng hơn như nghe giảng hiểu bài là chính, những nội dung, hoặc hình vẽ đã có sẵn trong SGK nếu cần thì ghi chép ở nhà, trên lớp tranh thủ ghi chép những nội dung vấn đề thầy cô giảng mà không có trong SGK như về phương pháp làm bài, về liên hệ giữa các kiến thức, mở rộng, nâng cao kiên thức...

- Thường xuyên cập nhật dụng cụ ghọc tập đẻ chủ động việc ghi bài, tranh thủ hiểu nhanh bài trên lớp càng nhiều càng tốt để giảm nhẹ việc học lý thuyết ở nhà mà dành thời gia tăng cường cho việc luyện tập vận dụng.

- Rèn luyện thói quen thu nhận kiến thức trong đièu kiện căn thẳng nhất là khi gặp những bài học khó bài tạp khó, mới.

- Khi nghe giảng chú ý đến phương pháp suy lậun, đường lối trình bày của thầy, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, hỏi thầy cô giáo những vấn đề cần hỏi, giúp cho việc diễn đạt bằng lời ngày càng nhanh, rõ ràng, mạch lạc. Tập viết và dịch từ lời qua kí hiệu toán học và ngược lại, rèn luyện việc sử dụng các kí hiệu toán học thành thạo

- Rèn luyện việc ghi chép cẩn thận theo cách nghĩ, cách hiểu của mình để về nhà học và ôn tập dễ dàng, dần dần nên thoat ly thói quen ghi chép nguyên từng từ mà thầy cô giảng hoặc ghi trên bảng, mà tự mình biết chọn lọc tổng hợp ý, nội dung để ghi bài

- Tranh thủ thời gian trao đổi với các bạn học khá giỏi ngay trong buổi học, ghi chép những điều mà bản thân chưa hiểu, chưa rõ để hỏi thầy, hỏi bạn.

  1. Học ở nhà :

- Bố trí góc học tập phù hợp, ngăn nắp, khoa học

- Sắp xếp thời gian biểu phù hợp với từng bộ môn, những môn khó ưu tiên nhiều thời gian hơn.

- Phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được về nội dung học trong một thời gian nhất định không để lãng phí thời gian. Ví dụ : Buổi sáng từ mấy giờ đến mấy giờ cần đạt được những nội dung yêu cầu gì về kiến thức, vận dụng, của môn nào, phải quyếta tâm đạt được yêu cầu đó, Tương tự buổi chiều, buổi tối...

- Không học vẹt theo kiểu thuộc lòng mà không hiểu, không chỉ đọc qua đọc lại nhiều lần vì như thế sẽ mau quên, mà nên két hợp việc đọc, ghi ra giấy hoặc viết ra bảng những kiến thức cơ bản, nhất là các công thức, tránh viẹc nằm ra giường, trên võng, trên ghế mà dọc như vẹt, mỗi đơn vị kiến thức cơ bản nên tự đưa ra ví dụ minh hoạ.

- Tranh thủ học hợp tác theo nhóm với bạn bè, các bạn gần nhà, nên dùng cách học tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy, thường xuyên học hỏi bạn bè, thầy cô, cha mẹ những kiến thức chưa rõ, không nên để những điều chưa biết, chưa rõ qua ngày mai, ngày kia mà pahỉ hỏi rõ ngay trong ngày hôm nay.

- Thường xuyện tự rút kinh nghiệm những lần thất bại hoặc thành công

- Không công nhận nhũng vấn đề mình chưa rõ, chưa hiểu, còn mơ hồ, mạnh dạn tìm đến những khó khăn để nắm vững, sâu sắc kiến thức, Nắm chắc cái cơ bản rồi nắm cái cụ thể.

- Tranh thủ thời gian học toán mọi lúc mọi nơi như trên truyền hình, trong thực tế sinh hoạt, lao động, trong tình huống vui chơi...

- Chú ý đến những vấn đề, những nội dung kiến thức mang tính chất trái ngược nhau để có cách học một mà nhớ cả 2 từ cách suy luận ngược lại, chẳng hạn như : Đại lượng TLT, đại lượng TLN, Tính chất của hàm số y=ax2 khi a>0 và a<0....

- Xác định mục tiêu cần đạt cho một nội dung đơn vị kiến thức là ở 3 mức độ cơ bản:

+Phải thuộc nội dung đơn vị kiến thức ( Nêu lại được nội dung đơn vị kiến thức )

+Phải hiểu nội dung đơn vị kiến thức ( Biểu hiện là trả lời được các câu hỏi đơn giản của thầy liên quan đến kiến thức đó, hoặc viếp gọn lại kiến thức, hoặc phát biểu kiến thức theo các cách diễn đạt khác nhau...)

+Phải vận dụng được kiến thức đó vào việc giải quyết vấn đề liên quan, giải được bài tập liên quan.

- Học ở nhà phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

+Thuộc, hiểu, vận dụng được kiến thức bài học cũ ( 3 mục tiêu nêu trên)

+Hoàn thành bài tập của bài học cũ ( ít nhất là trong SGK)

+Nắm sơ bộ nội dung cuỉa bài mới sắp học ngày mai, có thể tìm hiểu trước những vấn đề khó để lên lớp tiếp thu bài nhanh hơn.

  1. Làm bài tập:

- Phải phân loại được các dạng bài tập, mỗi dạng bài tập tóm tắt được phương pháp giải, tích cực tìm hiểu bài toán khó, dạng toán đặc biệt, các bài toán không mẫu mực.

-Tận dụng đúng mục đích, phù hợp đối với MTCT, không nên lạm dụng MTCT tính một cách máy móc theo thói quen mà phải thường xuyên rèn luyện óc tính toán.

- Chú ý tốt cách diễn đạt, cách trình bày bài giải của thầy, các bài giải mẫu nhất là cách trình bày một bài chứng minh hình học. Trong bài tập hình học phải đọc kỹ đề, thuộc nội dung cơ bản của đề, nắm bắt được đề cho gì, yêu càu chứng minh gì, tính toán gì, sau đó vẽ hình chính xác theo đề, cần lưu ý rằng không nên trình bày bài giải trong trường hợp hình vẽ đặc biệt vì như thế sẽ dẫn đến nhầm lẫn trong việc sử dụng giả thiết cũng như bài giải không mang tính tổng quát, vẽ hình trong trường hợp đặc biệt chỉ là để phân tích, tìm tòi lời giải, chú ý đến các bài tập được phát biểu như một định lý ( Theo SGK cũ) để vạn dụng kết luận ấy như là một định lý đã CM.

- Thường xuyên rèn luyện các tư duy tích cực như: Phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, đặc biệt hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá, khả năng phát triển vấn đề, bài toán mới, phải luôn hướng đến điều mới mẻ, mở rộng hơn,

- Không nên lạm dụng lời giải từ sách tham khảo để đối phó với thầy cô, mà phải tự giải bài tập, xem lời giải, hướng dẫn, đáp số trong sách chỉ như là hổ trợ khi gặp khó khăn thôi.

- Tăng cường đọc các dạng toán và phương pháp giải ở các sách tham khảo để bổ sung tầm hiểu biết của mình.

- Thường xuyên quan tâm đến viẹc khai thác, mở rộng bài toán từ một bài toán cơ bản, tìm tòi nhiều cách giải cho cùng một bài toán, xem xét hết tất cả các khả năng có thể xãy ra, để đảm bảo lời giải không mất tính tổng quát, phải biết cách biến đổi đưa một bài toán lạ chưa biết cách giải về một bài toán quen thuộc đã có cách giải, biết cách chọn phương pháp giải ngắn gọn, khoa học nhưng đầy đủ.

- Trong bài toán hình chú ý xem xét GT của bài toán phù hợp với cách giải nào, chú ý khai thác hết các GT, lưu ý đến việc vẽ thêm các yếu tố phụ trong hình như là : Đường thẳng song song, vuông góc, đường thẳng tạo với tia, đường thẳng khác một góc cho trước, đường đi qua các trung điểm, điểm đặc biệt ...

- Chú trọng đến chất lượng bài giải chứ không chạy theo số lượng bài giải của mình, không nên giải bài tập mà hôm nay làm được nhưng ngày mai thì quên mất không giải lại được nữa.

- Nghiên cứu kỹ lời phê của thầy trong bài kiểm tra để thấy dược sai sót mà rút kinh nghiệm.

- Trong làm bài kiểm tra hãy tranh thủ những phút cuối quý giá để kiẻm tra lại bài làm và bổ sung sai sót

- Rèn luyện óc suy nghĩ nhanh, nhạy bén trong làm bài tập nhất là khi kiểm tra phải tự tin, bình tỉnh, phải coi trọng kết quả điểm số của bài kiểm tra nói riêng và kết quả học tập bộ môn nói chung để có hướng phấn đấu.

 

                                                                                           Nguyễn Tấn Lộc

 

nguon VI OLET