PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
1.Khái niệm
PP quan sát là PP DH, trong đó GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội, mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó.
Tác dụng
Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát mới hình thành ở các em những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh.
Tạo cơ hội phát triển NL quan sát, NL tư duy và ngôn ngữ cho các em.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Tùy theo nội dung học tập, GV sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HS và điều kiện địa phương.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Trong quá trình quan sát không phải lúc nào HS cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy với mỗi đối tượng, GV cần xác định mục đích của việc quan sát.
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát.
Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp. Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và NL quản lý của GV.
Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn HS:
+ Quan sát toàn thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết.
+ Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.
+ So sánh với các đối tượng cùng loại (mà các em đã biết) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.
Một số lưu ý
Đối với môn Tự nhiên và Xã hội, đối tượng quan sát của HS không chỉ là là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học, trường học, cảnh quan địa phương, cây cối, con vật và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội, ... Vì vậy, GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường ...).
GV nên sử dụng đối tượng quan sát như là nguồn tri thức để tổ chức cho HS tiến hành các HĐ học tập, từng bước phát hiện ra kiến thức mới.
Để khắc phục việc HS thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát GV cần hướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát (trong trường hợp có thể). Như vậy HS mới nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác về các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ minh họa
(Mạch nội dung “Bầu trời ban ngày và ban đêm” - lớp 1).
Bước 1: HS quan sát bầu trời ban ngày.
Bước 2: Sau khi quan sát, HS nhận xét bầu trời tại thời điểm quan sát và biết mô tả bầu trời bằng vốn từ của mình.
Bước 3:GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em quan sát bầu trời theo:
PA 1: Các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nhìn lên bầu trời, các em thấy những khoảng trời xanh và Mặt Trời không?
+ Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
+ Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
+ Em có trông thấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi không?
+ Nhìn xung quanh, các em thấy sân trường, cây cối mọi vật lúc này khô ráo hay ướt át?
PA 2: Phiếu quan sát dưới đây:
Họ và tên:
Lớp:
Ngày quan sát:
Bầu trời
Những đám mây
Mặt
Trời
Mưa
Phát
hiện
khác

Trongxanh
Xám xịt
Màutrắng
Màuxám












Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát và mô tả bầu trời.

nguon VI OLET