HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTrH ngày …../9/2021 của Sở GDĐT)
(Chương trình điều chỉnh theo Công văn 4040/BGD ĐT- GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THCS
1. Về nội dung dạy học
Giáo viên lên lớp phải soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của sách giáo khoa. Giáo án cần tập trung vào phần trọng tâm của bài và chú ý hướng dẫn học sinh tự học theo sách giáo khoa.
Hình thức bài soạn không quy định cứng nhắc (tùy theo khả năng của giáo viên và trình độ của học sinh). Nội dung bài soạn phải nêu rõ các bước tiến hành của giáo viên và các hoạt động của học sinh. Kiến thức trong bài soạn và khi lên lớp phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa.
Khi tiến hành bài lên lớp, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo đợc hứng thú học tập của học sinh), tránh sao chép nội dung sách giáo khoa.
Môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các bài lên lớp luôn gắn liền với các thí nghiệm (dùng các thí nghiệm hoá học để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) vì vậy, giáo viên cần thường xuyên liên hệ thực tế.
Tận dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ (máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan…), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài lên lớp.
Khi dạy đơn vị khối lợng nguyên tử ngoài đvC như sách giáo khoa đã trình bày, có thể giới thiệu thêm đơn vị u (đvC còn được gọi là u).
2. Về thực hành, thí nghiệm
Cần khắc phục khó khăn để tiến hành các thí nghiệm trong các bài học.
Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất mà Hiệu trưởng nhà trường cho phép giáo viên tiến hành dựa theo lịch sắp xếp của phòng thực hành thí nghiệm, sao cho đảm bảo đủ số tiết và nội dung.
3. Về kiểm tra đánh giá
Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ và của Sở GD&ĐT. Đề kiểm tra phải bám sát mức độ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra định kì, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì đã quy định trong phân phối chương trình. Điểm kiểm tra thực hành (điểm hệ số 1), giáo viên căn cứ vào tường trình thí nghiệm một bài thực hành theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành vào các tiết dạy sau:
Lớp 8: Tiết thứ 19 của học kì I. và tiết thứ 43 của học kì II
Lớp 9 : Tiết thứ 19 của học kì I và tiết thứ 48 của học kì II.
Bài kiểm tra 15 phút nên tiến hành dưới hình thức 100% trắc nghiệm khách quan. Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%). Bài kiểm tra cuối học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận.
B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH












TRƯỜNG PTDTBT THCS MINH KHƯƠNG
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẤP THCS
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 8, 9
(Theo công văn 4040/BGD ĐT-GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC LỚP 8
Cả năm: 70 tiết (KHCT giảm tải: 60, KHCT bổ sung: 10)

I.KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI: (58 tiết)

Chủ đề
Tiết theo PPCT
Nội dung - Hướng dẫn thực hiện
Ghi chú

HỌC KÌ I


1
- Mở đầu môn Hóa học
- Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn




Chương 1. Chất - Nguyên tử - Phân tử



2, 3
Chất



4
Bài thực hành 1
Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất farafin và lưu huỳnh: Không làm thí nghiệm này, dành thời gian hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm thực hành.



5
Nguyên tử



6, 7
Nguyên tố hoá học
Mục III
nguon VI OLET