PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG ANH THCS
I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THCS
Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông làm cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học:
1. Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên, tránh tình trạng đọc chép.
2. Thiết kế bài giảng khoa học, xắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải ( nhất là các bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới ); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học.
3. Đối với những phần trò chơI, và củng cố sau khi đã dạy phần chính, giáo viên cần dành thời lượng nhất định( Tùy theo điều kiện cụ thể ) hướng dẫn ngắn gọn, để học sinh đọc và nắm được về nội dung.
4. Nếu có những điểm khác biệt giữa sách giao khoa, sách giáo viên và phân phối chương trình này thì giáo viên thực hiện theo phân phối chương trình.
5. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lí cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm.
6. Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và bồi dưỡng học sinh yếu kém.
7. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học công qua công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, hội thi giáo viên giỏi các cấp.
8. Các thiết kế bài giảng ( giáo án) dạy học phải bám sát các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình.
9. Thực hiện yêu cầu giảm tải, không thêm những nội dung nâng cao ngoài SGK. Tập trung hướng dẫn học sinh đạt kết quả cơ bản ghi ở đầu mỗi bài học
II. Hướng dẫn thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá
Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông cấp THCS làm cơ sở để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo khách qua, công bằng và thống nhất:
1. Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực của mình.
2. Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ GDĐT, đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu người học phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức.Các đề kiểm tra dưới 45 phút không có phần trắc nghiệm khách quan. Các đề kiểm tra 45 phút trở lên có thể có phần trắc nghiệm khách quan. Nếu có, thì phần trắc nghiệm khách quan chỉ chiếm tối đa 20% tổng số điểm, phần tự luận chiếm ít nhất 80% tổng số điểm.
3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng của môn Anh Văn, vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tăng cường ra đề kiểm tra theo hướng “ mở” nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Coi trọng kiểm tra đánh giá kĩ năng diễn đạt và bồi dưỡng tình cảm, hứng thú học tập, hạn chế tối đa tình trạng ra đề kiểm tra yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.
4. Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh hiện hành của Bộ GDĐT, đủ số lần điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành.

III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CẤP THCS
MÔN: TIẾNG ANH
(Áp dụng từ năm học 2011 – 2012)
LỚP 6
Cả năm : 37 tuần, 105 tiết
Học kì I : 19 tuần: 15 tuần đầu x 3 tiết, 4 tuần cuối x 2 tiết = 53 tiết
Học kì II : 18 tuần: 16 tuần đầu x 3 tiết, 2 tuần cuối 2 tiết x 2 tiết = 52 tiết
HỌC KÌ I

Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo PPCT
Nội dung điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện


Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu học tập, phương pháp học tập bộ môn
1


Unit 1
Greetings

Hello
Good morning.
How old are you ?
2-6


Unit 2
At school

Come in
Where do
nguon VI OLET