Ngày soạn…../……/…….
Ngày dạy :…../…../……..
CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
TIẾT 1 - §1. TẬP HỢP – PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
+ HS được làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
+ HS biết thường có hai cách để viết một tập hợp.
2. Kĩ năng
+ HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
+ HS biết cách viết một tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời của bài toán, biết dùng các kí hiệu (thuộc), (không thuộc).
3. Thái độ
Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
4. Định hướng năng lực được hình thành
+ Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt : Tư duy logic, năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan nêu vấn đề, thực hành, hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên : Giáo án, SGK, đồ dùng học tập, phấn màu, bảng phụ ghi nội dung bài luyện tập.
2. Học sinh : Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định lớp
2 . Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Giới thiệu nội dung của chương I

- Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.
- Giới thiệu nội dung của chương I như SGK:
“ Các kiến thức về số tự nhiên là chìa khóa để mở vào thế giới của các con số. Trong chương I, bên cạnh việc hệ thống hóa các nội dung về STN đã học ở Tiểu học, còn thêm nhiều nội dung mới: phép nâng lên lũy thừa, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung. Những kiến thức nền móng và quan trọng này, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều hiểu biết mới mẻ và thú vị.”
- GV giới thiệu bài mới:
Tiết 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
- Kiểm tra đồ dùng học tập sách vở cần thiết cho bộ môn.
- Lắng nghe và xem qua SGK.
- Ghi đầu bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS được làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ về tập hợp Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…

- GV: Hãy quan sát hình 1 SGK
? Trên bàn có gì?
- GV : Ta nói sách, bút là tập hợp các đồ vật đặt trên bàn.
- GV lấy một số ví dụ về tập hợp ngay trong lớp học.
- Cho HS đọc ví dụ SGK.
- Cho HS tự lấy thêm ví dụ tập hợp ở trong trường, gia đình.
-HS: Trên bàn có
sách bút.
- Lắng nghe GV giới thiệu về tập hợp.

- Xem ví dụ SGK.
- Tự lấy ví dụ tập hợp trong trường và ở gia đình.
1.Các ví dụ
- SGK
- Tập hợp :
+ Những chiếc bàn trong lớp.
+ Các cây trong trường.
+ Các ngón tay trong bàn tay.

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:
+ HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
+ HS biết có hai cách viết một tập hợp, biết dùng các kí hiệu (thuộc), (không thuộc).
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…

- GV nêu qui ước đặt tên tập hợp : Người ta thường đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa.
- GV giới thiệu cách viết tập hợp
? Nêu VD tập hợp A.
- Cho đọc SGK cách viết tâp hợp B các chữ cái a, b,c.
? Hãy viết tập hợp C sách bút ở trên bàn (h.1)?

? Hãy cho biết các phần tử tập hợp C
nguon VI OLET