CHIẾN THẮNG XUÂN KỶ DẬU (1789) VÀ VUA QUANG TRUNG
DƯƠNG HUỆ ANH
Phần I
Suốt hai trăm năm nay, cứ đến mùa Xuân, trong khi hưởng thú vui ngày Tết, người ta không quên nhắc đến chiến thắng lịch sử Kỷ Dậu (1789) với Vua Quang Trung, một trong những anh hùng dân tộc.
Theo tư liệu đã phổ biến, như Việt Nam Sử Lược của Trần trọng Kim.. mùa xuân Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn do Vua Quang Trung cầm đầu đã bất ngờ tiến đánh phá tan 20 vạn quân Thanh của Tôn sĩ Nghị, lúc đó đang trấn giữ miền Bắc để bảo vệ triều đình Lê chiêu Thống. Dù cho số quân Thanh có thể ít hơn, vì không có thống kê rõ ràng, nhưng chiến thắng lẫy lừng này chưa ai dám phủ nhận.
Gần đây, ông Nguyễn gia Kiểng, trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn (?)đã viết một bài, bằng những suy luận riêng,-với dẫn chứng vu vơ- thâm ý có lẽ muốn làm giảm giá trị chiến thắng này cùng vai trò của Vua Quang Trung.
Ðây là luận cứ của ông Nguyễn gia Kiểng, từ trang 155 sách đã dẫn:
“-..Thực ra các tài liệu của nhà Thanh (?)cho thấy một cách rất rõ ràng là vua Càn Long không có ý định đánh chiếm nước ta. Không những thế vua.. còn cấm Tôn sĩ Nghị giao chiến... ý đồ của họ chỉ là dọa để Nguyễn Huệ thần phục nhà Lê..( hay) giúp Lê Chiêu Thống có thanh thế .. để chia đất với Nguyên Huệ mà thôi!
-..Con số hai chục vạn quân Thanh cũng rất sai sự thực. Tôn Sĩ Nghị sang bằng đưồng bộ, mà đường bộ thì bị vách núi dầy đặc ngăn cách không thể di chuyển một số quân khổng lồ như vậy.
-..Thành phố Hà Nội hồi đó có bao nhiêu dân cư? .. hai chục ngàn là cùng... Các tài liệu còn giữ lại (?)chỉ nói quân Thanh đóng đồn ở vài làng nhỏ cạnh Hà Nội.
Về tư liệu, NGK dẫn chứng giáo sư Ðài Loan Tưởng Quân Chương,-đã dựa vào tài liệu của Thanh triều (?)-nói rằng:”Tôn Sĩ Nghị đã đem sáu ngàn kỵ binh sang Việt Nam để phô trương thanh thế và làm lễ thụ (hay tấn?) phong cho Lê Chiêu Thống, nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh bất ngờ, thua chạy..” Con số này theo tôi (NGK) là hợp lý. Tôi chưa thấy sử gia nào bác bỏ sự kiện của ông Tưởng..”
Tư liệu khác mà NGK dẫn ra là:” Hoàng Lê Nhất Thống Chí”- HLNTC-một tiểu thuyết lịch sử?- mà phủ đầu NGK đã gán cho là”một cuốn sách khá thuận cho Tây Sơn”. Theo sách này, (lời NGK) thì tướng Tây Sơn, Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm bàn với nhau rằng đánh quân Thanh không được vì dân chúng Bắc Hà ủng hộ quân Thanh và ghét Tây Sơn..( Ðây cũng là một sự kiện rất quan trọng chứng tỏ dân chúng không ngưỡng mộ Nguyễn Huệ như một số tác giả viết- Lời NGK).
Tư liệu khác nữa mà NGK dựa vào là thư từ của nhóm giáo sĩ ngoại quốc có mặt ở đó (thuộc Mission apostolique en Extrême Orient), theo đấy, họ tỏ ý bênh vực nhà Tây Sơn..( vì) Tây Sơn không để ý đến tôn giáo. Theo một giáo sĩ mô tả lại trận Ngọc Hồi (Ðống Ða), thì không thể(gọi) là lớn được. NGK cũng đưa ra vài sự kiện, trích trong HLNTC.. rồi kết luận:” những dữ kiện này chứng tỏ trận Ðống Ða chỉ là một trận nhỏ.”
Rồi NGK còn suy luận “ trong số quân Thanh kéo nhau qua sông, bị xập cầu chết, có nhiều Hoa kiều.. vì họ chạy bộ- “ có lẽ để phù hợp với số 6 ngàn kỵ binh của ông Tưởng Quân Chương đưa ra.
Về thân thế anh em vua Quang Trung, NGHK dựa vào HLNTC cho rằng ông là con Hồ Phi Phúc, thuộc giới giầu có, không phải xuất thân nông dân áo vải như Việt Nam Sử Lược viết, (mà NGK cho là Trần Trọng Kim cũng dựa theo HLNTC nhưng thêm bớt có lợi cho nhà Tây Sơn).
Theo ý NGK, “ba anh em Nhạc, Lữ, và Huệ lớn lên đi ăn cướp... Ba anh em liên kết với hai đám cướp biển người Trung Hoa là Tập Dinh và Lý Tài và cùng chiêu mộ nhiều người Thượng.” NGK cũng giải thích lý do các tướng Tây Sơn đều được gọi là đô đốc, vì quân họ do đám cướp biển huấn luyện.
Cũng theo NGK, một sự kiện nổi bật mà các sử gia cố tình làm ngơ là quân Tây Sơn thuần túy chỉ là giặc cướp, và từ lúc dấy lên.. cho đến lúc diệt Trịnh và Nguyễn,.. họ không đưa ra bất cứ một chủ trương dựng nước nào (hịch hiệu triệu quốc dân, chẳng hạn).. họ chỉ đánh phá và cướp bóc mà thôi, không nhân danh một chính nghĩa nào!
Ông NGK viết:”.. Lúc đó,
nguon VI OLET