Quy chế chuyên môn                                                                                             

TRƯỜNG THCS TÂN TRỊNH

CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

     

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

(Áp dụng từ năm học 2013-2014)

 

 Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo ;

Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

Căn cứ thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ thông từ 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

 Căn cứ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của SGD&ĐT Hà Giang và Phòng GD&ĐT huyện Quang Bình. Để thống nhất hoạt động chuyên môn chung trong toàn trường từ năm học 2013-2014 và các năm học tiếp theo, Ban giám hiệu trường THCS Tân Trịnh thống nhất xây dựng quy chế hoạt động chuyên môn chung của nhà trường cụ thể như sau:

 

CHƯƠNG I.  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường.

Điều 2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng Nhà trường, Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi học kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

 Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.

Điều 3. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

- Căn cứ Điều lệ trường Trung học (Ban hành kèm theo Thông tư  số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Căn cứ thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học;

- Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; Quy chế 58 của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá, xếp loại học sinh trung học;

- Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

- Căn cứ công văn hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT Tây Ninh, Phòng GD&ĐT Tân Châu về những nhiệm vụ chuyên môn trung học, quy định mẫu giáo án, hồ sơ giáo viên…

 

CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ

 

 Điều 4. TỔ CHUYÊN MÔN:

 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:

 Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 16 - Điều lệ trường trung học của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

 Toàn trường được bố trí thành 02 tổ chuyên môn: Tự nhiên và xã hội.

2. NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

2.1.  Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn; kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo Phân phối chương trình của Sở; thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  học sinh. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.

2.2. Xây dựng Kế hoạch giảng dạy bộ môn, dạy học tự chọn,  giáo dục hướng nghiệp, kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo học kì và năm học.

2.3. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên. Phân công tổ viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém.

2.4. Thảo luận về các biện pháp chống học sinh lưu ban, bỏ học, lười học, có thái độ học tập không đúng. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng khối lớp, được nhận xét đánh giá hàng tháng, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.

2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy các bài  khó, chương khó, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy theo hướng dẫn 10227 của Bộ GD & ĐT ngày 11/09/2001.

2.6. Việc theo dõi kim tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế hoạch và công khai. Hàng tuần báo cáo Ban giám hiệu  tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, của Tổ CM ( bằng văn bản

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

vào thứ 7 hàng tuần). Nội dung đánh giá gồm: ưu điểm, khuyết điểm, những việc đã làm, đang làm, kết quả, hiệu qủa và kiến nghị.

2.7. Đánh giá, xếp loại CBGV hàng kì và hàng năm. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên.

 3. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA,  HỘI HỌP

3.1. Kiểm tra giáo án, việc thực hiện chương trình của giáo viên: 2 tuần/lần (Vào thứ 7 tuần thứ 2 và thứ 7 tuần thứ 4 trong tháng)

            3.2. Tổ chuyên môn mỗi tháng họp 2 lần sau khi tổ trưởng đã kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên

    Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng nội dung, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệu quả không cao

 4. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:

4.1. Kế hoạch hoạt động năm học của Tổ.

4.2. Sổ ghi biên bản các cuộc họp của Tổ (nhóm) chuyên môn.

4.3. Sổ bàn giao chuyên môn  và phân công dạy thay, dạy bù tiết  của cá nhân trong tổ chuyên môn,

4.4. Sổ biên bản kiểm tra và đánh giá hồ sơ  kiểm tra giáo viên và Biên bản tự kiểm tra của tổ chuyên môn. Biên bản các buổi rút kinh nghiệm dự giờ giáo viên.

4.5. Các loại Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định và hướng dẫn của Bộ và Sở

Hồ sơ tổ chuyên môn do tổ tr­ưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học nộp về lưu tại Hiệu tr­ưởng ít nhất 5 năm.

Điều 5. ĐỐI  VỚI GIÁO VIÊN.

1. NHIỆM VỤ CHUNG  CỦA GIÁO VIÊN:

1.1. GIÁO VIÊN BỘ MÔN:

- Giảng dạy và giáo dục theo đúng Chương trình, kế hoạch giảng dạy bộ. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo đúng PPCT. Thực hiện đúng theo hướng dẫn chương trình giảm tải của Bộ GD & ĐT.Chuẩn bị và soạn bài theo quy định trước khi lên lớp. Chuẩn bị thí nghiệm (nếu có ). Cuối tuần thực hiện tốt việc báo giảng tuần tới để Hiệu trưởng kiểm tra và kí duyệt.  Kiểm tra và chấm bài theo đúng quy định, đảm bảo đúng và kịp tiến độ. Thực hiện tốt việc ghi, nhận xét và đánh giá giờ dạy. Ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm, Thực hiện việc ghi điểm học bạ. Lên lớp đúng giờ, không tự tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy. Dạy thay khi được phân công. Chủ động đề xuất phương án dạy bù tiết (nếu có). Tham gia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo có đủ hồ sơ giáo án theo yêu cầu. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và nhà trường.

- Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt để nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trường hoặc ngành tổ chức. Tham gia tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, điều lệ trường trung học và Pháp lệnh cán bộ, công chức; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chịu sự điều hành về chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn và các cấp quản lý giáo dục.

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình và Đoàn trường trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công và các hoạt động khác trong Nhà trường. Thực hiện tốt các công việc khác do Hiệu trưởng phân công.

- Riêng đối với giáo viên dạy Tiếng anh thực hiện theo công văn số:  1799 / GD&ĐT – GDTrH của sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh ngày 24  tháng 8 năm 2011.

- Giao cho mỗi giáo viên giảng dạy phải có ít nhất 1 học sinh giỏi. Riêng lớp 9 phải thành lập đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật.

1.2. GIÁO VIÊN CHỦ  NHIỆM:

Ngoài các nhiệm vụ được nêu tại mục 1.1. giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo đúng chuyên đề của trường. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác kết hợp giáo dục học sinh.  Chủ động phối hợp với Đoàn trường, giáo viên bộ môn, các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Tổ chức và điều hành tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ của lớp. Làm tốt công tác của giáo viên trực tuần. Tổ chức điều hành nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp tại buổi chào cờ đầu tuần, cuối tuần phải họp với Đội cờ đỏ để đánh giá, xếp loại thi đua theo tuần, đảm nhận việc nhận xét hoạt động nền nềp của Nhà trường vào Chào cờ thứ 2 ( nếu lớp mình được phân công trực tuần )

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn thành việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.

- Thường kì báo cáo hoặc đột xuất ( nếu có ) tình hình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của học sinh lớp mình với Ban giám hiệu nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp hiệu trưởng đề ra các biện pháp nhằm kết hợp tốt giữa Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ:

Mỗi giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định của ngành gồm có: Kế hoạch bài dạy, Lịch báo giảng, sổ ghi điểm cá nhân, kế hoạch sử dụng thiết bị, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sổ dự giờ, shọp. Đối với giáo viên chủ nhiệm ngoài các loại trên còn thêm các loại sổ gọi tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, sổ học bạ, sổ kế hoạch chống học sinh bỏ học, sổ theo dõi hành vi đạo đức học sinh.

2.1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC (GIÁO ÁN):

2.1.1, Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, chất l­ượng bài soạn cao. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo qui định chung của Huyện . Không ngừng cải tiến ph­ương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

2.1.2, Các phân môn phải có giáo án riêng (riêng phân môn Văn và Tiếng Việt trong môn Ngữ văn soạn trong cùng một cuốn ). Không soạn gộp. Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy.                                           

   2.1.3 Soaïn giaùo aùn theo maãâu cuûa công văn 443/PGD& ĐT ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Phòng GD& ĐT Tân Châu thống nhất trong toàn huyện áp dụng từ tuần  chuyên môn  7.Quy ñònh font ; Times New Roman, côõ chöõ 13.( Maãu cuï theå nieâm yeát taïi vaên phoøng)

- Maãu giaùo aùn HÑNG theo công văn số 1703/SGDÑT-GDTrH ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Sở GD & ĐT Tây Ninh.

- Mẫu giáo án tự chọn , BDHS giỏi, phụ đạo theo mẫu chung của trường.

- Giáo án của tiết kiểm tra định kỳ, học kỳ thực hiện theo công văn số 356/PGDĐT-THCS ngày 03 tháng 10 năm 2011 của PGD & ĐT Tân Châu.

         - Nếu một bài phân phối 2 tiết, thì có thể soạn chung một giáo án nhưng phải thể hiện rõ phần ngắt tiết từ nội dung nào. Nếu một bài phân phối nhiều hơn 2 tiết, thì giáo viên nghiên cứu chia thành nhiều giáo án (không ghép một giáo án nhiều hơn 2 tiết).

      Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của sách giáo khoa.Trong quá trình dạy học, cần hạn chế ghi nhớ máy móc, học thuộc nhưng không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, chú ý hướng dẫn, động viên và kiểm tra việc tự học của học sinh nhằm phát huy năng lực cá nhân;

– Trong mỗi tiết học giáo viên phải tổ chức cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập;

– Đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông;

Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên;

- Việc biên soạn giáo án Thể dục, giáo viên thực hiện như các năm học trước theo mẫu giáo án môn Thể dục.

- Giaùo aùn theå hieän roõ caùc noäi dung loàng gheùp,tích hôïp, kyõ thuaät daïy hoïc.

2.1.4, Giáo án đư­ợc thực hiện soạn trên máy vi tính in trên khổ A4 được kẹp theo từng quyển. Giáo án được soạn trước 3 ngày.

2.1.4, Số lần kiểm tra tối thiểu: 2 tuần/1lần. Có chữ ký của Tổ trưởng chuyên môn. Ngoài ra, ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất giáo án của bất kỳ giáo viên nào.

2.2. LỊCH BÁO GIẢNG

Lên đầy đủ lịch báo giảng theo quy định chung. Ghi đầy đủ  thứ tự của tuần học, thời gian của từng tuần từ ngày …đến ngày…Đầy đủ thông tin các cột trong lịch báo giảng theo mẫu.

Yêu cầu lên lịch báo giảng trước 1 tuần

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 tuần/1lần. Có nhận xét, kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn hoặc BGH.

2.3. SỔ GHI ĐIỂM CÁ NHÂN:

Ghi đầy đủ Lớp, môn, họ và tên của học sinh ở trang học kỳ I và học kỳ II. Nghiêm cấm việc viết tắt họ tên học sinh. Có tổng hợp kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ: Số lượng và tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém vào phần cuối trang.

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

( GV có thể soạn thảo trên vi tính in ra để sử dụng )

Điểm học sinh được cập nhật hàng ngày trên sổ cá nhân: điểm ghi chép sạch sẽ, rõ ràng, dung viết bi một loại mực xanh, không tẩy xóa tùy tiện. Sửa điểm đảm bảo đúng quy chế (dùng mực đỏ gạch ngang ở giữa bỏ điểm cũ, ghi điểm mới bằng mực xanh vào phía trên bên phải).

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của BGH vào trang cuối.

2.4. KẾ  HOẠCH GIẢNG DẠY:

- Thực hiện theo chuyên đề hướng dẫn của trường.

- Ghi đầy đủ nội dung các cột mục theo mẫu chung của trường. Thứ tự số tiết và phân số tiết theo phân phối chương trình. Mục tiêu của chương, bài theo hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Yêu cầu có kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục môi trường và các nội dung tích hợp khác vào các bài, môn thích hợp.

- Phần thực hiện kế hoạch giảng dạy đánh giá phân tích tình hình các lớp phụ trách, đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên càng chi tiết càng tốt, sao cho bản thân giáo viên nắm được những thông tin về đối tượng học sinh, khó khăn, thuận lợi trong việc giảng dạy để từ đó đề ra phương pháp dạy- học; giáo dục phù hợp, theo hướng đổi mới phương pháp, đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu nêu rõ các biện pháp nâng cao chất lượng của giáo viên và học sinh, đưa ra các giải pháp khả thi, giúp giáo viên  áp dụng linh hoạt trong quá trình đứng lớp, trong đó có chú trọng biện pháp giúp đỡ học sinh diện yếu kém

- Đảm bảo ghi chép đầy đủ các mục trong phần 2 của kế hoạch giảng dạy

- Kế hoạch giảng dạy phải hoàn thành sau khi tiến hành vào học 1 tháng.

- Số lần kiểm tra tối thiểu: 1lần/1học kỳ. Có nhận xét, kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn và BGH vào trang cuối.

2.5. KẾ HOẠCH SỬ  DỤNG THIẾT BỊ:

- Kế hoạch sử dụng thiết bị lên theo tuần (Lên trước 1 tuần như lịch báo giảng). Mỗi một trang sử dụng cho từng môn, từng lớp riêng. Không ghi chung các lớp, các môn trên một trang. Mục lớp, tiết theo PPCT phải khớp với lịch báo giảng.

- Yêu cầu giáo viên lên cụ thể, đầy đủ kế hoạch sử dụng thiết bị. Nếu là đồ dùng mượn tại thư viện phải trùng thời gian sử dụng trong kế hoạch với sổ mượn thiết bị của thư viện nhà trường

- Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM và BGH.

2.6. SỔ DỰ GIỜ:

Sử dụng mẫu chung của trường. Ghi chép, chấm điểm và xếp loại đầy đủ, cụ thể phần đánh giá xếp loại và tiến trình giờ dạy trong sổ dự giờ.

Trang cuối có phần đánh giá nhận xét của tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng vào thời điểm cuối kỳ I, cuối kỳ II.

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM và BGH.

2.7. SỔ HỌP:

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

Là sổ tay của giáo viên ghi chép các nội dung cuộc họp của hội đồng, họp chuyên môn trường, tổ chuyên môn và nội dung các buổi hội ý trong nhà trường.

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 học kỳ. Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM và BGH.

2.8. CÁC LOẠI HỒ SƠ LỚP HỌC:

Do giáo viên chủ nhiệm bảo quản lưu giữ, cuối năm nộp cho hiệu trưởng lưu giữ.

Các loại hồ sơ lớp học kiểm tra định kỳ 1 lần/1tháng

2.8.1. SỔ GỌI TÊN GHI ĐIỂM: Yêu cầu giữ gìn sạch sẽ. Trang sơ yếu lí lịch học sinh, ghi đầy đủ các thông tin  các cột mục như trong sổ. Ghi trùng khớp các thông tin với sổ học bạ và giấy khai sinh của học sinh, cột ghi chú giáo viên điền số điện thoại của PHHS.

Họ tên học sinh không được viết tắt. Danh sách học sinh sắp xếp đúng thứ tự từ A đến Z.

Phần kiểm diện học sinh theo từng tháng: phải được ghi chép từng ngày và tổng hợp số ngày nghỉ đầy đủ.

Phần ghi điểm mỗi môn do giáo viên trực tiếp giảng dạy tự ghi. Thống nhất dùng bút bi loại mực xanh ghi sổ gọi tên và ghi điểm. Vào điểm sai phải được sửa chữa đúng quy chế. Cuối kỳ học giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng hợp phần sửa chữa điểm cuối trang và ký xác nhận.

Hạn chế đến mức tối đa các lỗi sai sót, nếu do sai sót nhiều mà hiệu trưởng nhà trường quyết định phải thay mới thì ai làm sai người đó chịu trách nhiệm chép lại sổ.

2.8.2. SỔ ĐU BÀI: Sổ đầu bài là một trong những hồ sơ quan trọng của lớp ( phản ánh tình hình, đánh giá tiết học, nhật ký thực hiện tiến độ ch­ương trình, phản ánh tinh thần thái độ của GV…); GVCN phải có trách nhiệm cao trong việc bảo quản và giám sát việc ghi chép trong sổ ghi đầu bài hàng ngày. Thống nhất dùng bút bi loại mực xanh ghi các nội dung còn phần tổng kết tuần dùng bút bi loại mực đỏ ghi sổ đầu bài. Phần dạy bù ghi đúng trang quy định.

Cách sử dụng sổ đầu bài theo đúng hướng dẫn của nhà trường.

Hàng tuần GVCN phải ký khoá sổ, đánh giá trong tuần, tổng hợp số tiết nghỉ, nộp sổ về phòng hội đồng để Ban giám hiệu kiểm tra, nhận xét, tổng hợp và khoá cuối tuần.

 2.8.3. SỔ CHỦ NHIM:

- Thực hiện theochuyên đề của trường.

- Hoàn thành các nội dung theo mẫu chung của trường: Nội quy nhà trường, phần tổ chức lớp, sơ đồ lớp học, danh sách cán bộ lớp, đại diện cha mẹ học sinh, tình hình lớp, khảo sát chất lượng đầu năm. Các đặc điểm tình hình lớp, kế hoạch thực hiện, mục đích, chỉ tiêu toàn diện cuối năm và phần theo dõi học sinh từ trang 33 đến trang 58 được ghi chép đầy đủ, chi tiết theo yêu cầu.

Hàng tháng phải lên kế hoạch hoạt động và sơ kết hàng tuần theo biểu mẫu.

2.8.4. SỔ HỌC BẠ:

      - Kiểm tra định kỳ 3 lần/năm học (Sau khi vào học một tháng đối với lớp 6 và sau học kỳ I, sau học kỳ II)

      - Thực hiện việc ghi chép đúng hướng dẫn (trang 16).

      - Chữ số phải rõ như ghi sổ gọi tên, ghi điểm. Thống nhất dùng bút mực xanh vào sổ học bạ.

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               


Quy chế chuyên môn                                                                                             

      - Phần lý lịch học sinh phải ghi đúng và đủ tất cả các thông tin theo khai sinh hợp lệ, chữ viết phải rõ và đẹp ,

      - Ngày tháng ở các trang tương ứng phải đủ  và đúng theo thời gian thực hiện .

      - Việc giao nhận, nộp , hoàn chỉnh các phần   thực hiện theo thông báo của BGH.

* Do đặc thù của tiến trình thực hiện, nên những trường hợp học bạ   sai sót mà đến năm học sau mới phát hiện, thì  các cá nhân liên quan sẽ  phải chịu trách nhiệm và  tính trừ điểm thi đua theo mức  điểm qui định  của năm học mới.

Sổ học bạ phải được giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ. Không được hư hỏng, mất mát, tẩy xóa không đúng quy định. Học bạ được lưu giữ tại hồ sơ nhà trường. Sau mỗi kỳ giáo viên chủ nhiệm sẽ được nhận để vào sổ. Riêng lớp 6 sau khi hoàn thành trang đầu (sau 1 tháng vào học) sẽ giao trả lại cho Ban giám hiệu nhà trường.

2.8.5 SỔ THEO DÕI HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH.

- Là sổ theo dõi hành vi đạo đức được GVCN cho điểm học sinh hàng tháng  căn cứ vào thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; nội quy trường, lớp học ; ý thức tham gia vệ sinh lao động , kết hợp với điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để đánh giá hạnh kiểm của học sinh sau mỗi học kỳ như hướng dẫn của công văn số 1794/SGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Sở GD & ĐT Tây Ninh.

Chuyên môn Trường THCS Bưng Bàng                     Page 1                                               

nguon VI OLET