PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHỞI                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                                      

Số : .........../ QC – THĐK                                                                              Mái Dầm,  ngày      tháng       năm 201

                                                                 

QUY CHẾ

Làm việc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức trong nhà trường

 

 

Căn cứ thông tư số 41/2010/TT- BGD &ĐT ban hành điều lệ Trường tiểu học ngày 30 tháng 12 năm 2010.

Căn cứ TTLT số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Căn cứ TT số 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ vào kế hoạch năm học 2016-2017 của nhà trường.

          Hội nghị Cán bộ giáo viên năm học 2016-2017 họp ngày 30 /9/2016 đã nhất trí ban hành quy chế làm việc của Trường tiểu học Đồng Khởi  với những nội dung dưới đây:

A/ BAN GIÁM HIỆU :

I/ Hiệu trưởng :

1/ Tổ chức bộ máy nhà trường, Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; chịu trách nhiệm trước cơ quan trực tiếp là phòng giáo dục và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

2/ Lập dự thảo kế hoạch năm học, duyệt kế hoạch với phòng giáo dục, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, đối chiếu kết quả thực hiện với chỉ tiêu, kế hoạch, tiến hành sơ kết, tổng kết.

3/ Tiếp thu chỉ đạo của phòng giáo dục lập kế hoạch tổng thể tuần, tháng; duyệt nội dung họp hội đồng nhà trường hàng tháng.

4/ Quản lý giáo viên, CNV, học sinh; phân công công tác kiểm tra,đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, CNV; Tổ chức giáo dục toàn diện học sinh.

5/ Công tác tham mưu đối ngoại với lãnh đạo các cấp...Nhằm tranh thủ mọi nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả giáo dục.

6/ Lãnh đạo hoạt động của các hội đồng : Hội đồng sư phạm, hội đồng thi đua, hội đồng kỉ luật, Hội nghị toàn thể CB,GV,CNV. Chủ trì HĐ nhà trường trong việc đề ra các chủ trương, quyết sách lớn của nhà trường.

1

 


7/ Phối hợp với chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn, TPT đội, trưởng ban ban đại diện cha mẹ học sinh ... để chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường

8/ Chủ tài khoản, quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trư­ờng Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động tài chính, đảm bảo chính sách cho CB, GV, HS.

9/ Phụ trách chỉ đạo công tác ngoại khoá – chuyên đề, giáo dục ngoài giờ lên lớp, kiểm tra nội bộ, cá nhân.

10/ Kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo vệ CSVC, an ninh trật tự, an toàn cơ quan.

11/ Tổ chức thi đua khen thưởng. Thực hiện báo cáo thường kỳ hàng tháng, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.

12/ Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp với phụ huynh hỗ trợ hoạt động của nhà trường. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

13/ Theo dõi  kiểm tra việc thực  hiện định mức lao động, ý thức chấp hành, kỷ luật lao động của CB, GV, CNV trong trường.

14/ Kiểm tra thường xuyên các điều kiện đảm bảo cho dạy và học như : Vệ sinh lớp học, ánh sáng, bàn ghế, nước uống, an toàn, trật tự...

15/ Kiểm tra, chỉ đạo, duy trì nề nếp làm việc của cơ quan : Tác phong, giờ làm việc, trang thiết bị ...

16/ Chỉ đạo việc thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh, tiếp thu và giải quyết các kiến nghị của hội cha mẹ học sinh.

17/ Kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.

18/ Tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đánh giá viên chức.

19/ Dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

II/ Phó hiệu trưởng:

1/ Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc quản lý khi hiệu trưởng đi vắng hay khi được uỷ quyền.

2/ Căn cứ kế hoạch năm học, lập kế hoạch hoạt động chuyên môn hàng tháng, hàng tuần, triển khai thực hiện khi có phê duyệt của hiệu trưởng, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn; chuẩn bị nội dung sinh hoạt chuyên môn.

3/ Lập thời khoá biểu, kế hoạch thăm lớp dự giờ, dạy thay, thao giảng... Kiểm tra hoạt động của các lớp, của giáo viên chủ nhiệm.

4/ Kiểm tra đôn đốc việc thực  hiện các loại hồ sơ chuyên môn : Lịch công tác, kế hoạch cá nhân, kế hoạch của tổ, GVCN, bộ phận thư viện, thiết bị, lịch báo giảng, sổ đầu bài, sổ ghi điểm, giáo án, hồ sơ cá nhân các loại...

5/ Thường xuyên kiểm tra tình hình vệ sinh trường, lớp học. Chỉ đạo và kiểm tra công tác lao động vệ sinh lớp học.

6/ Làm công tác đánh giá chất lượng, kiểm tra chất lượng các kì, chọn học sinh giỏi, theo dõi và đề ra biện pháp để thúc đẩy sự tiến triển chất lượng dạy và học.

1

 


7/ Phối hợp và chỉ đạo các bộ phận trong hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các phong trào thi đua.

8/ Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thư viện thiết bị và công tác báo chí các loại.

9/ Nghiên cứu, phổ biến các chỉ thị, quy định, hướng dẫn về chuyên môn và triển khai thực hiện.

10/ Ghi chép, lưu giữ các hồ sơ về kế hoạch chuyên môn, số liệu kiểm tra đánh giá. Kiểm tra và xác nhận các loại hồ sơ chuyên môn đúng kì hạn và chịu trách nhiệm về phần việc được phân công. Bảo quản hồ sơ các loại như : học bạ, khai sinh, bằng cấp …

11/ Thực hiện báo cáo trước hiệu trưởng hàng tuần, tháng và hàng năm theo kế hoạch; chuẩn bị báo cáo cấp trên về lĩnh vực được hiệu trưởng phân công.

12/ Duyệt sổ điểm hàng tháng. Kiểm tra học bạ cuối năm và kí duyệt. Thu phát sổ điểm cho GVBM trong từng đợt làm điểm.

13/ Chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH – CMC như mở lớp đối chiếu số liệu học sinh, cập nhật sổ phổ cập, báo cáo kết quả công tác phổ cập TH…

14/ Dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

15/ Theo dõi quản lý ngày giờ công lao động, lập bảng chấm công hàng tháng.

16/ Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; lập danh sách  khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

17/ Chỉ đạo việc tập luyện các phong trào, hội thi

18/ Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng chuyên môn nhà trường; Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về nhiệm vụ năm  học.

 

B/ NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN:

1/ Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ trong năm học và từng tháng nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.

2/ Phân công chuyên môn, phân công dạy thay trong tổ. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

3/ Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT.

4/ Kiểm tra việc thực  hiện quy chế chuyên môn và kỉ luật lao động của GV. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, đánh giá chất lượng giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Thường xuyên quan tâm đến chất lượng đại trà, HS mũi nhọn, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của tổ. Tham mưu, đề xuất ý kiến với lãnh đạo nhà trường về công tác này.

5/Thanh tra, kiểm tra đánh giá, xếp loại về chuyên môn cho GV, tham mưu xếp loại GV hàng tháng, kỳ và cả năm học.

1

 


6/ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc. Chủ trì các buổi tổ chức thao giảng, triển khai các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn của tổ.

7/ Chủ trì tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên của tổ theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

8/ Trực tiếp quản lý các loại hồ sơ sổ sách: Kế hoạch tổ; Sổ công tác tổ chuyên môn; Nghị quyết tổ;  Các biên bản của tổ.

9/ Báo cáo cho Hiệu trưởng tình hình công tác trong tháng và kế hoạch tháng tới.

10/ Đề xuất với hiệu trưởng để phân công giáo viên có năng lực tham gia một số hoạt động của nhà trường.

11/ Thực hiện các báo cáo thống kê, sơ kết, tổng kết về công tác chuyên môn của tổ.
12/ Chủ động giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của các thành viên trong tổ, nếu vượt ngoài thẩm quyền thì đề nghị BGH giải quyết.

13/Tham gia đề xuất ý kiến với trường về thực hiện các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật học sinh, viên chức.

14/ Cùng kiểm tra hồ sơ khi được BGH phân công.

15/ Chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả công tác của tổ.

C/ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN:

1/ Đến trường đúng giờ, ra, vào lớp đúng hiệu lệnh, dạy đúng phân phối chương trình, lên lớp phải đầy đủ hồ sơ theo quy định.Giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy định. Vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, kịp thời theo quy định của BGH, không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn của các tổ chức đoàn thể và của nhà trường đầy đủ.

2/ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục ( trình độ tin học, ngoại ngữ ) Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu  cầu đổi mới của ngành. Ứng dụng tốt CNTT trong giảng dạy.

3/ Thực  hiện nghĩa vụ công dân các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; chịu sự kiểm tra và chấp hành quyết định của Hiệu trưởng.

4/ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của HS; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.

5/ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của nhà trường, điều lệ trường tiểu học. Nghỉ việc phải có lý do, có giấy phép trước một ngày, được sự đồng ý của Hiệu trưởng ( hoặc phó hiệu trưởng khi Hiệu trưởng đi vắng. Trừ trường hợp ốm đau đột xuất ).

6/ Kiểm tra chấm bài, trả bài, vào sổ đúng kì hạn. Tổng kết, hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.

1

 


7/ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, chào cờ đầu tuần, họp tổ, họp cơ quan, họp chi bộ (là đảng viên), họp đoàn ( là đoàn viên), họp công đoàn phải tham gia đầy đủ, đúng giờ và phải có sổ ghi chép nội dung cuộc họp.

8/ Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo chưa hoàn thành theo sự phân công của ban giám hiệu. Thực h iện nghiêm túc quy định việc dậy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường chống những tiêu cực trong việc dạy thêm  như : giảng dạy không hết nội dung quy định của PPCT trong giờ chính khoá ( hoặc thờ ơ dạy lướt phần trọng tâm...), nói chuyện phiếm trong giờ học của học sinh, giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trườngphải làm đơn xin phép và thực hiện đúng yêu cầu dạy thêm ngoài nhà trường của ngành.

9/ Có kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cụ thể, xây dựng các biện pháp thiết thực phù hợp với tình hình cụ thể mỗi lớp, chuẩn bị chu đáo nội dung họp phụ huynh định kì. Tìm hiểu nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để bổ sung biện pháp giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp ... Tổng kết, đánh giá tình hình của lớp 1 lần/ tháng (Theo dõi trong sổ chủ nhiệm) và bổ sung biện pháp cho tháng tiếp theo.

10/ Cộng tác chặt chẽ với chi hội trưởng và phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội TN và các tổ chức xã hội có liên quan để giáo dục học sinh.

- Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật học sinh theo thông tư 30 ( theo văn bản hiện hành).

-  GV phải tham gia tốt công tác phổ cập TH do BGH phân công.

 

D/ ĐOÀN THANH NIÊN:

1/ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của tổ chức mình phụ trách.

2/ Lên kế hoạch hoạt động tuần, tháng, kỳ và cả năm. Kế hoạch từng đợt thi đua; sơ, tổng kết từng đợt thi đua; nộp báo cáo và họp giao ban hàng tuần, hàng tháng cùng ban giám hiệu.

3/ Chịu trách nhiệm trước Chi bộ về công tác thanh niên trường học ; nề nếp nhà trường. Có kế hoạch kết nạp đoàn viên mới, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng, phối hợp với ban giám hiệu đảm bảo an ninh trường học : PCCC, PCLB, PCMT, ATGT ...

4/ Phụ trách các tạp chí và tập san nội bộ theo chủ đề trong từng năm học.

5/ Phối hợp với BGH, hội phụ huynh và các tổ chức trong trường làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho HS.

6/ Chuẩn bị các văn bản báo cáo thuộc ngành dọc ( Đoàn phường) và báo cáo cấp uỷ hàng tháng.

7/ Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh hàng năm.

8/ Dự họp giao ban cùng BGH hàng tuần, ghi chép chi tiết, đầy đủ nội dung các cuộc họp của BGH  hoặc lãnh đạo mở rộng.

1

 


 

E/ Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

1/ Chỉ đạo toàn diện hoạt động đội và công tác thi đua của học sinh.

2/ Lập kế hoạch hoạt động của đội TNTP và thực hiện theo chỉ đạo của Hội đồng Đội cấp trên.

3/ Điều hành công tác qua hệ thống các anh chị phụ trách (Giáo viên chủ nhiệm) của các lớp, Ban chỉ huy liên đội , đội cờ đỏ, đội phụ trách sao.

4/ Có trách nhiệm theo dõi và đề xuất ý kiến với hiệu trưởng về công tác quản lí giáo dục học sinh của GVCN.

5/ Phụ trách công tác văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh và các công tác xã hội trong nhà trường: (An toàn giao thông, phòng chống tai nan thương tích, phòng cháy chữa cháy, Phòng chống dịch bệnh …)

6/ Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các mặt công tác sau:

+ Việc thực hiện nền nếp, giờ giấc, phát ngôn, trang phục, và thực hiện nội qui của học sinh.

+ Các hoạt động văn nghệ, TDTT và các phong trào mang tính xã hội của học sinh.
- Quản lí tốt các trang thiết bị, tài sản được giao (Hệ thống tăng âm, loa đài ...)
- Có thẩm quyền đề nghị hiệu trưởng khen thưởng và kỉ luật học sinh.

- Thường trực giải quyết học sinh vi phạm kỉ luật.

- Dự họp giao ban cùng BGH hàng tuần.

7/ Duy trì mọi hoạt động nề nếp, thể dục ( thể dục giữa giờ, sinh hoạt dưới cờ 1lần/ tuần ở mỗi buổi  học, đồng phục học sinh, kiểm tra nội vụ học sinh, các hoạt động tập thể ...); tham mưu với BGH trong việc giáo dục đạo đức – tư cách HS.

8/ Cùng với ban lãnh đạo làm tốt công tác nhân đạo trong trường học, khuyến học, khuyến tài, kế hoạch nhỏ...

9/ Cùng với nhà trường thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

10/ Xây dựng tổ chức Đội đạt danh hiệu “ Liên Đội vững mạnh”

11/ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

 

G/ CÔNG ĐOÀN:

1/ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của tổ chức mình phụ trách.

2/ Lên kế hoạch hoạt động tuần, tháng và năm học. Nộp báo cáo và họp giao ban hàng tuần, tháng cùng BGH.

3/ Xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức trong trường để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

1

 


4/ Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo viên. Động viên mọi người thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

5/ Xây dựng khối đoàn kết nội bộ cơ quan.

6/ Chỉ đạo ban thanh tra nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra trường học. Thanh tra việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của mọi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên...

7/ Chuẩn bị các văn bản báo cáo thuộc ngành dọc ( Công đoàn ngành) và báo cáo cho cấp uỷ việc thực hiện kế hoạch.

8/ Đánh giá, phân loại các công đoàn viên hàng kỳ và hàng năm.

 

K/ TỔ HÀNH CHÍNH:

I/ Phổ cập:

1/ Hoàn thành các loại hồ sơ phổ cập theo quy định, mở điểm chống mù chữ và dạy phổ cập, điều tra cập nhật rà soát các độ tuổi theo quy định, kiểm tra việc duy trì sĩ số hàng tháng.

2/ Kết hợp với chuyên môn viết sổ đăng bộ đúng quy định. Bảo quản sổ ghi tên gọi điểm của các lớp.

4/ Mở điểm chống mù chữ và dạy các lớp phổ cập giáo dục theo qui định.

5/ Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, nắm số liệu trẻ ở từng địa bàn, nắm số liệu học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh nghèo kịp thời đề nghị cấp phát quà cho học sinh ở đầu năm cũng như nhận học bổng của các nhà tại trợ.

6/ Cùng với Phó hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng giải quyết các loại hồ sơ như: Xin cấp học bạ, xác nhận điểm, các loại giấy chứng nhận do trường cấp,

7/Kiểm tra các loại hồ sơ kèm theo HHHHHhhhhhhHHHHkhi chuyển đi, chuyến đến như: bằng cấp, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình, khai sinh... Phối hợp với BGH giải quyết thủ tục hành chính cho các trường hợp nhập học của học sinh đã được Hiệu trưởng tiếp nhận.

8/ Nhận hồ sơ học sinh chuyển trường đến, học sinh lưu ban xin học lại, trình phó Hiệu trưởng kí duyệt rồi mới phân công vào lớp.

9/Bảo quản hồ sơ các loại như : sổ đăng bộ, sổ phổ cập...

10/Lập hồ sơ theo dõi học sinh chuyển đến, chuyển đi, theo dõi sĩ số học sinh, ghi chép cập nhật vào sổ đăng bộ kịp thời.

 

II/ Kế toán  - Văn thư:

*Kế toán

1/ Phụ trách công tác kế toán của đơn vị theo đúng luật tài chính kế toán.
2/Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản và sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của nhà trường và các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng phân công.
3/

1

 


Đảm nhiệm các thủ tục nâng lương. Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho CBGVNV,

4/ Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường qua hệ thống hồ sơ, sổ sách; hàng tháng, hàng quí có quyết toán thu chi rõ ràng công khai trước hội đồng sư phạm.
5/  Lưu trữ, cập nhật, bảo quản sổ quản lý tài sản, tài chính của nhà trường.
6/ Làm công việc lưu trữ tổng hợp các hạng mục sửa chữa, thanh lý CSVC-thiết bị dạy học.

7/ Nhập liệu cơ sở vật chất theo quy định của PGD&ĐT vào sổ tài sản của nhà trường. Bảo quản, theo dõi cơ sở vật chất cho nhà trường.

8/ Soạn thảo các văn bản tài chính, hợp đồng, bảo hiểm học sinh, giáo viên. Làm hồ sơ nâng lương cho CB-GV-CNVC nhà trường theo quy định như sau:

* Nâng bậc lương thường xuyên: (thực hiện 2 lần/ năm, gửi hồ sơ về phòng giáo dục trước ngày 15/12 và 15/5/ của năm)

- Danh sách đề nghị nâng bậc lương thường xuyên (theo mẫu). Số lượng công chức, viên chức được xét có thời điểm nâng bậc lương như sau:

+ Đợt I:  Từ ngày 01- 01 đến ngày 30- 06 của năm.

+ Đợt II: Từ ngày 01- 07 đến ngày 31- 12 của năm.

- Biên bản họp xét nâng bậc lương thường xuyên của đơn vị.

- Đến đợt nâng lương CC, VC nộp quyết định lương hiện hưởng của CC, VC (bản photo), nếu có trường hợp CC, VC chuyển đổi đơn vị công tác thì phải gửi thêm quyết định điều động hoặc thuyên chuyển (bản photo) cho kế toán trước ngày 02/12 và 02/5 của năm

- Trường hợp cá nhân thực hiện nâng bậc lương trễ hạn phải gửi bản giải trình nguyên nhân.

*Nâng bậc lương trước thời hạn: (thực hiện mỗi năm một lần, gửi hồ sơ trước ngày 15 tháng 12 của năm)

- Danh sách đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn (theo mẫu). Số lượng bằng 5% tổng số biên chế hiện có tại thời điểm xét.

- Biên bản họp xét nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị.

- Quyết định lương hiện hưởng của CC, VC (bản photo).

- Bằng khen hoặc giấy khen của mỗi cá nhân (bản photo).

- Tờ trình đề nghị của cơ quan chủ quản (PGDĐT).

7/ Cùng thực hiện những nhiệm vụ khác được giao.

* Văn thư: Công tác văn thư trong nhà trường  bao gồm toàn bộ các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý và sử dụng con dấu, quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của nhà trường.  Trực mạng, in sao (hoặc chuyển mail) thông tin cho người phụ trách.

1. Soạn thảo và ban hành văn bản

1

 


. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản
- Soạn thảo văn bản
+ Xác định mục đích, giới hạn của văn bản,
+ Xác định đối tượng giải quyết và thực hiện văn bản;
+ Chọn thể loại văn bản;
+ Thu thập và xử lý thông tin có liên quan;
+ Xây dựng đề cương văn bản và viết bản thảo;
- Duyệt bản thảo, chỉnh sửa bản thảo;
- Đánh máy, nhân bản văn bản;
- Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành;
- Trình ký văn bản.
- Ban hành văn bản.

2. Quản lý văn bản:

2.1. Quản lý văn bản đến
- Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
- Trình, chuyển giao văn bản đến;
- Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

2.2. Quản lý văn bản đi
- Kiểm tra thể thức, thể loại, thẩm quyền ban  hành văn bản và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản;
- Đóng dấu cơ quan; dấu chỉ mức độ khẩn, mật (nếu có);
- Đăng ký văn bản đi;
- Làm thủ tục phát hành và theo dõi việc phát hành văn bản đi;
- Lưu văn bản đi.

- Chuyển tải các thông tin kịp thời đến các bộ phận bằng mọi hình thức, đồng thời báo cáo kịp thời với Hiệu trưởng những vấn đề không giải quyết được theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

III/ Thư viện - Thiết bị trường học:

Điều hành hoạt động của thư viện, thiết bị theo sự phân công của nhà trường.
Thường xuyên lau chùi, quét dọn, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị của thư viện.
Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách của thư viện, thiết bị khoa học sạch sẽ.

Thư viện: Xây dựng kế hoạch thư viện, quản lý sắp xếp ngăn nắp, khoa học để tiện lợi cho việc tìm sách. Có kế hoạc bổ sung sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ (Tham mưu với ban giám hiệu thành lập tổ công tác viên thư viện); thực hiện cho mượn sách, đọc sách, báo hàng ngày và thu hồi mượn sách hàng tuần, hàng kỳ, hàng năm; quản lý tài sản thư viện; hồ sơ sổ sách mượn, trả ghi chép đầy đủ đúng quy định, sổ theo dõi sách báo ...

1

 


 Học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

 

Phụ trách thiết bị: Có hồ sơ sổ sách ghi chép đầy đủ tài sản thiết bị; có sổ ghi chép mượn và trả; vạch kế hoạch hoạt động, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Kết hợp với đồng chí Phó hiệu trưởng để nâng cao chất lượng hoạt động của giáo viên; bảo quản sắp xếp ngăn nắp tiện lợi cho việc sử dụng; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hiện tượng mất mát.

Nộp các báo cáo kịp thời.

 

IV/ Thủ quỹ

- Đảm bảo các hồ sơ giấy tờ, chứng từ rõ ràng, chính xác, giáo viên kí nhận ghi rõ họ tên.

- Thu giữ lập hồ sơ sổ sách các loại, các khoản thu, chi.

- Mua sắm các loại dụng cụ sinh hoạt hàng ngày trong cơ quan.

- Đối chiếu sổ sách hàng tháng với kế toán và trình Hiệu trưởng ký duyệt.

- Báo cáo Hiệu trưởng 1 lần/tháng các khoản thu chi ngân sách và ngoài ngân sách.

- Nghiêm cấm việc cho vay, cho tạm ứng tiền khi chưa có quyết định của chủ tài khoản.
 

V/ Y tế:

1/ Cán bộ y tế chịu sự quản lý trực tiếp của BGH nhà trường, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của y tế địa phương.

2/ Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho học sinh.

3/Giải quyết các trường hợp sơ cứu, Xử lý ban đầu các bệnh thông thường (trong thời gian học sinh đang học và tham gia các hoạt động khác ở nhà trường). Sau khi xử lí ban đầu các trường hợp, cần thông báo cho cha mẹ học sinh biết để gia đình tiếp tục giải  quyết.

4/Phối hợp tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ( ưu tiên các lớp đầu cấp và cuối cấp.). Phối hợp với gia đình học sinh trong việc phòng và chữa bệnh cho học sinh.

5/Tổ chức thục hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khỏe của nghành y tế và giáo dục- đào tạo triển khai trong nhà trường hàng năm

6/ Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường ( bệnh cận thị, gù vẹo cột sống, các bệnh thường mắc ở lứa tuổi học sinh).

7/ Tham gia kiểm tra, xây dựng trường học “ xanh – sạch – đẹp”, an toàn vệ sinh thực phẩm.

8/Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khỏe học sinh, lập sổ sức khỏe, phiếu khám sức khỏe đinh kỳ và chuyển theo học sinh khi chuyển trường, chuyển cấp. Thực hiện thống kê, báo cáo về công tác y tế  trường học theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.

1

 


 

VI/ Bảo vệ :

1/ Đảm bảo an ninh an toàn cơ sở vật chất nhà trường 24/24, không để khách, học sinh ra vào tự do, đi lại tự do trong trường; đặc biệt khi đang trong giờ làm việc, học tập.

2/ Khách vào làm việc với Hiệu trưởng phải thông qua bảo vệ và phải biết lý do mới cho vào gặp.

3/ Chăm sóc hệ thống cây xanh, cây cảnh đảm bảo xanh tốt và mỹ quan.

4/ Phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại khi có sự cố xảy ra nếu xác định sự việc là vô trách nhiệm.

5/ Đóng, mở cửa, các phòng học vào đầu buổi học và cuối buổi học.

6/ Cùng thực hiện những nhiệm vụ khác khi được hiệu trưởng giao.

 

H/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

            Cán bộ, GV, CNV, phải đi họp đúng giờ, hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng tiến độ. Nhân viên thư viện, y tế, kế toán trực và làm việc theo giờ hành chánh ( đây là một tiêu chí quan trọng để xếp loại công chức )

I/ Quy định họp:

- Họp hội đồng trường :1 lần/ tháng.

- Họp chuyên môn : 1 lần/tháng.

- Họp tổ chuyên môn 2 lần/tháng.

- Họp giao ban vào 15 giờ thứ 6 hàng tuần.

- Chào cờ thứ hai hàng tuần.

- Họp lãnh đạo mở rộng, HĐTĐ khen thưởng, kỉ luật: theo định kì (2 lần/ năm) và đột xuất theo quyết định của Hiệu trưởng khi có những việc cần làm ngay.

* Lưu ý: Kế hoạch công tác chủ yếu triển khai trên bảng công tác của trường, CB, GV, CNV thường xuyên xem lịch để thực hiện. Tuỳ tình hình cụ thể, Hiệu trưởng có thể điều động các cuộc họp phù hợp.

II/ Các quy định khác:

1/ Quy định tuyển sinh và hoàn thành chương trình (HTCT):

- Ban tuyển sinh được thành lập hàng năm theo đề xuất của Hiệu trưởng và quyết định của lãnh đạo cấp trên.

- Mọi chế độ tuyển sinh và tài chính theo quyết định hiện hành.

2/ Quyết định về ngoại khoá – chuyên đề:  Tất cả các GV, CB, CNV phải có mặt ( trừ trường hợp đặc biệt, xin phép nghỉ được BGH đồng ý)

3/ Quy định chế độ thanh toán:

- Nhằm thực hiện tiết kiệm theo nghị định 68/2006/NĐ – CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của chính phủ về thực hành tiết kiệm; và nghị quyết số 11 ngày 24 tháng 02 năm 2011 của chính phủ Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,  ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Trường quy định như sau:

+ Cán bộ, GV đi công tác phải được Hiệu trưởng cấp công lệnh, hoặc công lệnh của cơ quan trực tiếp thông qua thủ trưởng đơn vị mới được thanh toán công tác phí. Trong trường hợp Hiệu trưởng đi vắng, phó hiệu

1

 

nguon VI OLET