HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
Chủ đề 1:
TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ
Một con người có ích, có quyền và bổn phận như mọi người.

I . MỤC TIÊU
1 . Kiến thức:
- HS hiểu được trẻ em là một con người, có những quyền : có cha mẹ, có họ tên, quốc tịch, và tiếng nói riêng ; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
- HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2 . Thái độ :
- HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.
3 . Kĩ năng :
- HS có thể nói về mình một cách rõ ràng.
- Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh.
II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
Phiếu bài tập trắc nghiệm.
Bài hát tập thể : Em là bông hồng nhỏ.
Cây hoa dân chủ.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học -chủ đề 1: “Tôi là một đứa trẻ”.
2. HĐ 1: Kể chuyện:“Đứa trẻ không tên”
- GV gọi HS kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe.
- Ai là nhân vật chính trong câu truyện này?
- Tại sao đứa trẻ không tên luôn buồn bã, không thích chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi?
- Vì sao mọi người thay đổi thái độ đối với đứa trẻ không tên sau sự việc em nhảy xuống hồ cứu bé gái bị ngã?
- Em cảm thấy sẽ như thế nào nếu em không có tên gọi ?
- Nếu em phải xa bố mẹ, xa gia đình như Kà Nu em sẽ như thế nào ?
- Em có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ?
KL : Trẻ em tuy còn nhỏ, nhưng là một con người, ai cũng có họ tên, có cha mẹ, gđ, QH, có quốc tịch, có nguyện vọng và sở thích riêng. Trẻ em, tuy còn nhỏ, nhưng cũng là một con người có ích cho xã hội…
3. HĐ 2 : Trả lời trên phiếu học tập.
GV chia nhóm , YC học sinh thảo luận., điền dấu(x) vào các ô trống những quyền nào của trẻ em mà các em cho là đúng.
YC các nhóm trả lời



KL GV nhắc lại các ý đúng và nhấn mạnh : Đó là các quyền cơ bản của trẻ em mà mọi người cần tôn trọng.
4. HĐ 3 : Chuyện kể
* GV gọi HS kể chuyện về bạn Ngân
* GV cho HS thảo luận
- Các bạn trong lớp lúc đầu đã có thái độ như thế nào đối với Ngân ?

- Bạn Ngân có đáng bị các bạn đối xử như thế không ? Tại sao ?
- Bạn Ngân có quyền được giữ giọng quê hương của mình không?
GVKL: Trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, có quyền giữ bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng của dân tộc mình…
5. HĐ 4 – Trò chơi : Hái hoa dân chủ.
* GV chuẩn bị trước mảnh giấy làm “bông hoa” để cài trên cành cây.









Gv nhận xét, khen ngợi HS.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV tóm tắt, nhấn mạnh nội dung của bài học về quyền và bổn phận của trẻ em qua chủ đề 1 : Tôi là một đứa trẻ.
GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Em là bông hồng nhỏ”


HS lắng nghe.


- Cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi thảo luận.
- NV chính là đứa trẻ không tên
- Vì em bị lạc bố mẹ ở một nơi xa lạ không người thân, không hiểu ngôn ngữ của các bạn…
- Vì em là một người tốt, dám sẵn sàng xả thân cứu người khác.

- HS nối tiếp trả lời.





- HS lắng nghe.





- Chia thành 6 nhóm và thảo luận.


- Nhóm trưởng trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại các ý đúng.





- 1 HS kể chuyện.
- HS thảo luận và báo cáo kết quả.
- Một số bạn nhại lại và trêu trọc Ngân. Các bạn còn gọi Ngân là “Người thổ”
- HS nối tiếp trả lời.
nguon VI OLET