BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2373/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 6 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Văn bản này áp dụng đối với những người là thành viên của hội đồng bộ môn; các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ GDĐT và các đơn vị có liên quan đến giáo dục phổ thông.

Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN
Điều 3. Chức năng của hội đồng bộ môn
Hội đồng bộ môn là một tổ chức của Bộ GDĐT có chức năng tư vấn về chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục phổ thông.
Điều 4. Nhiệm vụ của hội đồng bộ môn
Hội đồng bộ môn có nhiệm vụ:
- Tham gia giới thiệu thành viên hội đồng xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
- Tham gia giới thiệu tác giả biên soạn sách giáo khoa (SGK), giới thiệu thành viên hội đồng thẩm định SGK, thẩm định danh mục thiết bị dạy học;
- Tham gia đánh giá chương trình, SGK, thiết bị dạy học;
- Tham gia biên soạn; thẩm định; nhận xét các công trình, các đề tài nghiên cứu; tài liệu về phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá và các tài liệu khác dùng cho trường phổ thông.
- Đề xuất và kiến nghị với Bộ trưởng các vấn đề liên quan đến chương trình, SGK, các biện pháp đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn học ở trường phổ thông.
- Tư vấn, góp ý cho Bộ GDĐT những cơ sở lí luận, phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề về chuyên môn thuộc các môn học còn vướng mắc, cần tháo gỡ trong thực tiễn nhà trường phổ thông; các vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
- Tư vấn cho Bộ GDĐT trả lời trước công luận một số vấn đề quan trọng về lĩnh vực chuyên môn khi dư luận xã hội quan tâm.
Điều 5. Quyền hạn của hội đồng bộ môn
1. Được các đơn vị trong Bộ GDĐT cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết cho hoạt động của hội đồng;
2. Được thăm lớp, dự giờ môn học ở các trường phổ thông và tham dự các hội nghị, hội thảo về nội dung và PPDH bộ môn khi cần thiết.

Chương III
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN
Điều 6. Cơ cấu của hội đồng bộ môn
Hội đồng bộ môn bao gồm 01 hội đồng chung; các hội đồng môn học và hoạt động giáo dục (gọi tắt là hội đồng môn học); tổ thư kí giúp việc cho hội đồng chung.
1. Hội đồng chung gồm 01 chủ tịch là Lãnh đạo Bộ, 02 phó chủ tịch gồm Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học (thường trực), Viện KHGDVN,… thư kí và các thành viên là lãnh đạo, thành viên của hội đồng các môn học.
2. Hội đồng môn học hoặc liên môn gồm 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch (01 phó chủ tịch thuộc chuyên ngành cơ bản, 01 phó chủ tịch thuộc chuyên ngành PPDH), 01 thư kí là chuyên viên phụ trách môn học của Vụ GDTrH và các thành viên khác.
- Thành phần của hội đồng bộ môn bao gồm những người trong ngành và ngoài ngành, trong đó người ngoài ngành không quá 25% số thành viên.
Người trong ngành là những người thuộc Bộ GDĐT; trường ĐH, CĐ; thuộc sở GDĐT; phòng GDĐT; cán bộ quản lí, giáo viên đang giảng dạy tại các trường phổ thông, trong đó tỉ lệ giáo viên phổ thông không quá 25%.
- Mỗi hội đồng môn học cần bảo đảm có đủ thành viên thuộc các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Bảo đảm tính cân đối về số lượng và thành phần chuyên gia thuộc các lĩnh vực cấu thành môn học để hội đồng có thể tham gia tư vấn được một cách toàn diện các vấn đề môn học đặt ra.
Điều 7. Số lượng thành viên của hội đồng bộ môn
- Số lượng thành viên hội đồng chung, ngoài chủ tịch, các phó chủ tịch và thư kí, phải đảm bảo mỗi hội đồng môn học có ít nhất 01 thành viên tham gia.
- Số lượng thành viên Hội đồng môn học không quá 23 người.
Điều 8. Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng bộ môn
Thành viên
nguon VI OLET