Tuần 21,22 Ngày soạn:……………
Tiết 21,22. Bài 19: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP THỜI KÌ BẮC THUỘC (Thế kỉ II- Giữa thế kỉ IX )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc : sáp nhập nước ta vào lãnh thổ nhà Hán, tổ chức bộ máy cai trị, thi hành chính sách bóc lột và đồng hoá.
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập.
2. Kĩ năng :
- Biết phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc .
- Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong kiến phương Bắc .
3. Tư tưởng :
Căm thù bọn phong kiến phương Bắc đã bóc lột nhân dân ta thời kì đó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I-III
- Tư liệu tham khảo .
HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
CH: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập ?

3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán tiếp tực thực hiện những chính sách cai trị tàn bạo, hà khắc nhằm thắt chặt hơn ách cai trị của chúng ở trên đất nước ta. Chính vì những chính sách cai trị tàn bạo đó đất nước ta đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với tinh thần quật khởi và truyền thống lao động sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta đã làm cho nền kinh tế của ta tiếp tục phát triển. Vậy những thay đổi lớn lao đó như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Nhận biết nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta:
? Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân ta như thế nào?
GV cho HS làm việc theo nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu các chính sách cai trị của nhà Ngô?
+ Nhóm 2: Nêu các chính sách cai trị của nhà Lương?
+ Nhóm 3: Nêu các chính sách cai trị của nhà Đường?
GV cho các nhóm trình bày, bổ xung
GV chốt.

?Nhận xét về chính sách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?









? Dưới ách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc có tác động như thế nào đến đời sồng nhân dân ta?





Hoạt động 2: HS nắm được các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu
GV hướng dẫn hs lập niên biểu
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sồng của nhân dân Giao Châu.

- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Thế kỉ VI nhà Lương siết chặt ách đô hộ :

+Về hành chính : nhà Luơng chia lại đất nước ta thành các quận, huyện và đặt tên mới : Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ) ; Ái Châu (Thanh Hoá) ; Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị.
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình, các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản.
- Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận huyện, xây thành, đắp luỹ, tăng tiên quân số...
- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và nộp cống nặng nề.
- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ.
-> đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
2. Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu



Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa

248
Khởi nghĩa Bà Triệu
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền Hậu Lộc - Thanh Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu
nguon VI OLET