D. Gợi ý tổ chức dạy học
Dẫn dắt vào bài theo như trong SGK.
I  Đơn chất
GV đặt vấn đề : Ta đã biết các chất được tạo nên từ nguyên tử mà mỗi loại nguyên tử lại là một nguyên tố hoá học. Vậy ta có thể nói : "Chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học" không ? Tuỳ theo, có chất được tạo nên chỉ từ một nguyên tố, có chất tạo nên từ hai hay ba... nguyên tố (có thể lấy thí dụ như xây tường hay xây nhà, có trường hợp chỉ từ một loại gạch, có trường hợp từ hai hay ba... loại gạch). Dựa vào đây người ta phân loại các chất.
Sau đó, từ những thí dụ trong SGK, diễn giải định nghĩa về đơn chất.
Dùng phương pháp đàm thoại (vấn đáp), kết hợp với việc :
 Huy động kiến thức cũ của HS để phân biệt đơn chất kim loại và phi kim. (Chỉ cho HS biết, tuỳ theo nguyên tố tạo ra đơn chất kim loại hay phi kim mà nguyên tố gọi là nguyên tố kim loại hay phi kim.)
 Sử dụng các hình vẽ trong SGK để chỉ ra sự sắp xếp cũng như liên kết giữa các nguyên tử trong mỗi mẫu chất.
II  Hợp chất
Tiến hành tương tự như ở mục I  Đơn chất. Lưu ý là, chỉ qua thí dụ cho biết đâu là hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ, không giải thích thêm.
III  Phân tử
Hướng dẫn HS quan sát các mô hình, nhận ra được hạt hợp thành của khí hiđro, khí oxi và của nước. Riêng trường hợp muối ăn cần chỉ ra : "Trong mô hình cứ một Na gắn với một Cl, lặp đi lặp lại đều đặn như thế, vậy : 1Na liên kết với 1Cl là hạt hợp thành của chất".
Sau khi cho HS nhận xét thấy được các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau, GV nêu : "Tính chất hoá học của các hạt có như nhau không ? Tính chất đó có phải là tính chất hoá học của chất không ? (Có thể lấy thí dụ tương tự, đường trắng loại thật sạch có vị ngọt, từng hạt đường cũng trắng và có vị ngọt, đại diện cho các loại đường. Đây là sự so sánh thô thiển thôi, chứ phân tử là hạt vô cùng nhỏ bé).
Cuối cùng, GV tổng kết và dẫn đến định nghĩa về phân tử.
Cho HS đọc trong SGK về phân tử khối. Hướng dẫn cách tính phân tử khối của nước.
IV Trạng thái của chất
GV phân tích : Những mô hình trên chỉ là những hình ảnh đơn giản được phóng đại hàng chục triệu lần giúp cho ta tưởng tượng được dễ dàng về thành phần cấu tạo của chất là nguyên tử hay phân tử mà ta gọi chung là hạt. Thực ra thì trong một giọt nước thôi cũng có tới ba trăm tỉ tỉ phân tử (hạt).
Dựa theo hình 1.14 trong SGK, GV hướng dẫn (nêu câu hỏi) để HS nhận xét sự khác nhau giữa ba trạng thái của chất về hai điểm như sau :
 Chuyển động () của hạt.
Khoảng cách giữa các hạt.
Sau đó dẫn thí dụ minh hoạ cho sự khác nhau đó :
Chất rắn có hình dạng cố định, chất lỏng khuôn theo hình dạng của bình đựng, chất khí choán hết thể tích của b
nguon VI OLET