CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do thường trực HĐ ghi):……………………………………………
1. Tên sáng kiến: Giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về kiến thức và kinh nghiệm đạo đức, lối sống để vận dụng vào ứng xử trong giao tiếp hằng ngày; hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi đạo đức, ứng xử phù hợp trong cuộc sống; bồi dưỡng niềm tin, thái độ tích cực, biết đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái tốt; không ủng hộ làm theo cái xấu, cái sai.
  Hiện nay, giáo dục đạo đức, lối sống trong trường tiểu học được lồng ghép tích hợp vào trong các môn tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, … nhưng thời lượng, nội dung chưa đảm bảo thường xuyên liên tục để tạo thành thói quen hình thành các chuẩn mực, hành vi ứng xử đúng mực trong nhà trường, gia đình cũng như ngoài xã hội.
Khi chúng tôi nhận lớp, đa số các em giao tiếp trống rỗng, nói năng chưa lễ phép, chưa đầy đủ thành phần câu. Ứng xử chưa tốt, chưa nói lời cảm ơn, xin lỗi chưa biết giữ trật tự, vệ sinh khi tham gia các hoạt động tập thể. Một số gia đình coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái, nuông chìu con một cách thái quá, sẵn sàng bao che cho những lỗi lầm của con …làm ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình. Phụ huynh chưa thường xuyên nêu gương người tốt - việc tốt, chưa thường xuyên phê phán, lên án, đấu tranh với những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục đạo đức. lối sống trong từng tiết học, trong từng hoạt động hằng ngày của học sinh để uốn nắn, nhắc nhở giúp các em có những thói quen giao tiếp, ứng xử tốt với mọi người và môi trường xung quanh.
3.1.1. Hiện trạng giải pháp đã biết
3.1.2. Những ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã thực hiện:
- Ưu điểm:
Trước đây việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách toàn diện. Đạo đức, lối sống là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội. Cung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, lối sống ở mức đơn giản, cụ thể, gần gũi với cuộc sống của các em. Giúp học sinh hình thành xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn thống nhất với yêu cầu đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức. Học sinh được rèn luyện thói quen hành vi đúng chuẩn mực, biết hành động, sống phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc.
Phụ huynh có quan tâm đến việc chào hỏi, ứng xử hằng ngày chứ chưa quan tâm đến những hành vi, thái độ đạo đức, lối sống diễn ra trong thực tiễn. Các em còn gặp khó khi gặp những tình huống, hoàn cảnh, môi trường mới phát sinh không biết làm thế nào cho đúng chuẩn mực. Chưa đề cao coi trọng các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, làm gương hằng ngày trong gia đình.
Nhà trường chưa coi trọng việc ứng xử văn hóa trong môi trường giáo dục, chưa công khai những việc nên làm và không nên làm khi đến các cơ sở giáo dục. Việc nêu gương, hướng dẫn các em học tập và làm theo những gương tốt, điển hình chưa thường xuyên.
- Hạn chế:
Trong dạy học đạo đức trước đây chưa chú trọng hình thành thái độ hành vi đạo đức, ứng xử, lối sống đúng mực trong cuộc sống hằng ngày, trong các môn học khác, trong các hoạt động giáo dục… mà chủ yếu tập trung khai thác các nội dung truyện kể trong sách đạo đức. Chưa chú trọng lồng ghép trong các môn học liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, … một cách thường xuyên và chưa chú trọng nhiều trong
nguon VI OLET