PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ


I. Lý do chọn đề tài
Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v... Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v...
Vì vậy, trong năm học 2006 - 2007, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học trong công tác giáo dục đạo đức học sinh”.






II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THPT.

2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào?
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT.
- Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.

III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Khách thể.
- Thực trạng và giải pháp cho vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS.
2. Đối tượng.
- Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Do tuổi đời, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận dụng ở lớp 12/5 trường THPT Phạm Phú Thứ - Đà Nẵng năm học 2006-2007.
4. Giả thuyết khoa học.
- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường THPT.





5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra:
+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 12/5 trường THPT Phạm Phú Thứ - Đà Nẵng năm học 2006-2007.
6. Thời gian thực hiện.
Bắt đầu : 01/ 08 / 2006
Kết thúc : 31 / 01 / 2007











PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. Vài nét về vai trò của
nguon VI OLET