PHẦN I

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Giáo dục Tiểu học là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp cận các bậc học cao hơn. Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó, nền giáo dục còn có những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao.
Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới dạy học ở bậc Tiểu học là học sinh phải tự học. Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật nên cần đưa ra những phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực của học sinh. Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường tiểu học ở trong tình hình hiện nay. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn sáng kiến: “Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh”.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
2.1. Khách thể nghiên cứu: Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Trong năm học này tôi đã giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 35 em lớp 3, trường Tiểu học số 2 Phổ Thạnh


PHẦN II

NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với nhu cầu của một xã hội hóa giáo dục đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người nhận thức sâu sắc, biết tự giác, chủ động sáng tạo trong công việc. Nhìn lại việc học của con em ở địa phương, tôi thấy nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện rất ít. Các em còn ỷ lại, muốn dựa vào những gì có sẵn, thụ động trong học tập.
Các em chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên chưa ham học. Là một giáo viên tôi luôn băn khoăn là làm thế nào để học sinh muốn học, muốn tìm tòi, hứng thú khi biết được một kiến thức mới, …. Đây là một vấn đề nóng bỏng cần phải thực hiện nhanh và đúng cách để những thế hệ do chúng ta đào tạo là những người làm chủ tương lai, đất nước, biết xây dựng quê hương và đưa trình độ hiểu biết của toàn dân đi lên sánh được với các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt là giáo dục ở các vùng miền ven biển. Qua đổi mới các phương pháp dạy học sẽ giúp các em học sinh vùng ven biển mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông, biết cách tự đánh giá việc học của mình cũng như biết đánh giá kết quả học tập của các bạn khác. Từ đó các em có tính chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấu thi đua lẫn nhau để việc học có kết quả cao hơn.
2. THỜI GIAN THỰC HIỆN : Từ năm 2015 đến nay
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA SÁNG KIẾN
3.1. Tình hình địa phương:
Phổ Thạnh là một xã đồng bằng ven biển, nhân dân sống bằng nghề đánh bắt là chủ yếu, mức thu nhập kinh tế gia đình còn thấp, đời sống một số hộ còn khó khăn.
3.2. Tình hình trường, lớp:
Trường Tiểu học số 2 Phổ Thạnh được đóng trên địa bàn xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Dù điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng các bậc cha, mẹ rất quan tâm đến việc học tập của con em. Tuy nhiên vì cuộc sống, một số gia đình phải đi làm ăn xa hay đi biển nhiều ngày nên không có điều kiện để theo dõi việc học hành của con em thường xuyên. Mặc khác, là học sinh vùng ven biển nên các em còn nhút nhát, thụ động chưa có ý thức tự học.
















PHẦN III

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên rất nhiều điều, phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ.
Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Vì vậy việc đổi mới phương
nguon VI OLET