CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng.

Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm
sinh
 Nơi công
tác
Chức danh
Trình độ
chuyên
môn
Tỷ lệ(%) đóng góp vào tạo ra sáng kiến

1
Nguyễn Văn Hùng
01/6/1982
Trường
PTDTNT
Bảo Lâm
Giáo Viên
Cao Đẳng
100 %


I. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Phương pháp giải bài tập nhận biết môn Hóa học 9"
II. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Không có)
III. Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng vào giảng dạy bộ môn Hóa học THCS
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Bắt đầu từ học kì 1 năm học 2019 - 2020.
V. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
1.1 Thực trạng ban đầu.
Trong số các môn khoa học tự nhiên mà học sinh được học trong chương trình Trung học cơ sở thì Hoá học là môn khoa học mà học sinh được tiếp cận muộn nhất. Tới năm lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen với Hoá học. Là một môn khoa học thực nghiêm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, nhưng thời gian học ngắn, mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên Hoá học là một trong những môn học được học sinh coi là khó nhất. Với tâm lí học hoá học khó nên nhiều học sinh ngại học, đặc biệt là chưa biết cách phân loại từng dạng toán vì thế chất lượng môn học thường không cao. Toán nhận biết các chất học sinh cần phải được thực hành, phải được quan sát thực tế vận dụng lý thuyết đã học thì mới hiểu được bản chất và khắc ghi được kiến thức, tuy nhiên dụng cụ và hóa chất cho các em học tập chưa nhiều và chưa đảm bảo để các em học tập, đây cũng là cái khó khăn chung của cả thầy và trò huyện Bảo Lâm nói chung và Trường PTDT Nội trú Bảo Lâm nói riêng.
1. 2. Giải pháp đã sử dụng.
Qua thăm dò thực tế tôi thấy rằng để các em hứng thú học tập môn này ngay sẽ rất khó, nên dùng giải pháp "Mưa dầm thấm lâu" kết hợp với dạy lí thuyết trên lớp với bài tập mẫu và giao thêm các bài tập về nhà những bài tập tương tự với mức độ khó hơn cho học sinh rèn luyện.
- Phân tích yêu cầu bài tập.
- Giải các bài mẫu để lắm được trình tự các bước làm bài.
- Giao thêm các bài tương tự ở mức độ khó hơn về nhà làm.
2. Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả.
2.1. Tính mới.
Sáng kiến “Phương pháp giải bài tập nhận biết môn Hóa học 9" chỉ là một dạng trong rất nhiều dạng toán của bộ môn Hóa học, mong muốn các em khi học dạng toán này sẽ hứng thú học tập bộ môn và yêu thích khoa học hơn.
2.2. Tính sáng tạo:
- Để nâng cao hiệu quả chất lượng môn Hóa học giáo viên phải lồng ghép các bài tập viết PTHH vào trong tiết học giúp học sinh khắc sâu ghi nhớ kiến thức. Muốn như vậy thì cả thầy và trò đều phải cố gắng và nỗ lực hết mình đồng thời phải có lòng yêu thích bộ môn.
- Đối với giáo viên: Phải tìm ra cách giải hay và ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ hiểu dễ áp dụng. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, gợi ý giải các dạng bài tập về nhận biết hóa học.
- Đối với hoc sinh: Cần tập chung chú ý nghe giảng, tự giác phát huy tính sáng tạo, chăm chỉ học tập, hình thành nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến. Đặc biệt cần phải nhớ lí thuyết, phân biệt được các chất cần nhận biết là chất rắn, chất lỏng hay chất khí để khi làm bài đưa ra những giải pháp cho phù hợp.
Sau đây là Một số phương pháp giải đối với dạng bài tập này:
* Nhận biết các chất dựa vào tính chất vật lý.
- Loại bài tập này học sinh có thể dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất cần nhận biết như: màu sắc, mùi vị, khối lượng riêng, tính tan trong nước, trong dung dịch ...
- Dựa vào các tính chất đặc trưng của các chất như: O2 làm tàn que đóm bùng cháy, CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, khí NH3 có mùi khai, khí H2S có mùi trứng thối,...
Ví dụ: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 2 chất
nguon VI OLET